Bình Dương: Doanh nghiệp bước vào “cuộc đua” mới
Trở lại hoạt động sau thời gian “gồng mình” chống dịch, lao động và người sử dụng lao động đều phấn khởi.
Nhiều chủ doanh nghiệp cho biết, thị trường thời gian tới khá tốt, nhưng cần phải có thời gian khởi động, như “vận động viên” trước khi vào cuộc đua…
Chậm lại, để chuẩn bị tốt hơn
Sau hơn 3 tháng “gồng mình” chống dịch, “gánh” mọi loại chi phí, đến khi trở lại trạng thái “bình thường mới” thì người lao động ồ ạt… rủ nhau về quê khiến nhiều chủ doanh nghiệp phải đối mặt với bài toán khó về nhân lực để phục vụ cho kế hoạch phục hồi sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, là một doanh nhân lão luyện trên thương trường, ông Lý Ngọc Bạch – Tổng Giám đốc Công ty TNHH Gốm sứ Cường Phát (TP Thuận An, Bình Dương), kiêm Chủ tịch Hiệp hội Gốm sứ tỉnh Bình Dương tỏ ra rất “bình tâm”.
Trao đổi với phóng viên báo Kinh tế & Đô thị, ông Bạch chia sẻ, với các ngành hàng khác, việc thiếu nhân lực thực sự là một bài toán nan giải. “Người ta lo lắng nhiều lắm! Nhưng với ngành gốm sứ, thì tôi chia sẻ với anh em hội viên, tinh thần là “phải chấp nhận, chịu đựng thêm tí nữa để đi tới an toàn, vững chắc” – ông Bạch nói.
Chủ tịch Hiệp hội Gốm sứ Bình Dương nêu quan điểm: Nếu trong lúc tình hình dịch bệnh còn chưa hoàn toàn được kiểm soát mà vội vã trở lại sản xuất, nhiều lao động chưa tiêm đủ 2 mũi vaccine. Nếu không may xảy ra ca nhiễm phải dừng hoạt động là ảnh hưởng cả nhà máy, đơn hàng. Việc đó, khác nào “người đã yếu, còn gánh thêm bệnh”?. Chính vì vậy, theo ông Bạch, chủ trương của tỉnh Bình Dương là “An toàn để sản xuất – Sản xuất phải an toàn”, doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm về quản lý, phòng chống dịch tại doanh nghiệp là đúng đắn.
Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc nếu chậm trở lại hoạt động, doanh nghiệp có sợ lao động đi nơi khác không? Ông Bạch cho hay: Chậm ở đây phải hiểu là thời gian ngắn vì chúng ta đã cùng nhau chịu đựng thời gian giãn cách khá dài. Suốt thời gian này, người lao động của chúng tôi vẫn được hưởng đủ lương theo quy định. “Việc chậm trở lại hoạt động là cơ hội để anh chị em suy nghĩ, tìm hiểu và chuẩn bị tâm thế mới tốt hơn, đầy đủ hơn khi trở lại hoạt động sau nhiều ngày nhớ việc, nhớ nhà máy, nhớ đồng nghiệp…” – ông Bạch tự tin.
Chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, nhưng sản lượng cấp nước Bình Dương không giảm so cùng kỳ, thực tế cho thấy tiềm năng, dư địa phát triển của tỉnh còn rất lớn (Ảnh minh hoạ: Duy Chí).
Khởi động để tăng tốc
Không giấu niềm vui khi tiếp xúc với phóng viên báo Kinh tế & Đô thị, ông Vũ Nam Hưng – Tổng Quản lý Công ty TNHH Tung Long, chuyên sản xuất chỉ may các loại tại KCN Việt Hương 1 (TP Thuận An) nói: 83 ngày làm việc “3 tại chỗ” vừa qua là “kỷ niệm lịch sử” của công ty. “Từ “3 tại chỗ” mà anh em chúng tôi biết thế nào là yêu thương, chia sẻ và cũng từ đó, nâng cao hiểu biết, tinh thần đoàn kết, kỷ luật, xem công ty như ngôi nhà lớn của mình” – ông Hưng chia sẻ. Vị Tổng Quản lý của doanh nghiệp cho biết thêm, Công ty Tung Long đã “giữ an toàn đến phút cuối” trước sự bao vây, “tấn công” dồn dập của đại dịch Covid-19. Điều đó chứng minh tinh thần quả cảm vượt khó của ban lãnh đạo cũng như toàn thể người lao động trong doanh nghiệp. “Dù quá trình thực hiện rất khó khăn, nan giải, nhưng qua đây, chúng tôi lớn lên về nhiều mặt, đặc biệt là về phương diện đảm bảo an toàn lao động và tổ chức sản xuất, giữ vững thị trường” – ông Hưng nói.
Video đang HOT
Theo ông Hưng, dịch Covid-19 không dù ảnh hưởng nặng nề đến các nhà máy vùng Đông Nam Bộ, tuy nhiên, thị trường miền Trung, miền Bắc, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long vẫn ổn định sản xuất và có giá trị xuất khẩu là khá lớn. “Quá trình sản xuất “3 tại chỗ” công ty chỉ huy động 30% lực lượng vào sản xuất. Còn lại 70% ở lại nhà, nhưng vẫn được hưởng đủ lương theo quy định. Nay công nhân được trở lại làm việc có thể coi là sự phục hồi. Doanh nghiệp sẽ từng bước bắt nhịp, thích ứng với các biến động về thị trường giai đoạn hậu Covid này” – ông Hưng chia sẻ.
Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi thăm hoạt động
Một doanh nghiệp khác là Công ty TNHH nhựa Chính Hiệp (KCN Việt Hương 1). Mặc dù Bình Dương đã trở lại trạng thái bình thường mới, nhưng trên 30 lao động của công ty vẫn quyết tâm thực hiện “3 tại chỗ” đến hết tháng 10. Theo lãnh đạo doanh nghiệp, đó là nhằm để bảo đảm an toàn sức khỏe người lao động. “Chi phí “3 tại chỗ” rất lớn, nhưng an toàn cho người lao động, mà an toàn cho người lao động thì doanh nghiệp đảm bảo việc duy trì hoạt động liên tục. Và duy trì hoạt động liên tục sẽ giúp chúng tôi khởi động nhanh hơn khi thị trường phục hồi…” – bà Trần Thị Mỹ Tiên – Giám đốc Công ty chia sẻ.
Đại diện CGV: 'Nếu đầu năm 2022 mới mở cửa, rạp phim sẽ phá sản'
Ông Nguyễn Hoàng Hải - giám đốc nội dung của CGV - mong muốn hệ thống rạp chiếu phim được mở cửa sớm, tránh nguy cơ phá sản.
Trong công văn gửi đến Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và UBND TP.HCM, đại diện của 20 nhà sản xuất phim kiến nghị được phục hồi kinh doanh, sản xuất từ ngày 15/10. Họ cam kết thực hiện các nguyên tắc phòng chống dịch để đảm bảo an toàn cho nhân viên.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Hoàng Hải - giám đốc nội dung của CGV - trao đổi với Zing nếu đầu năm 2022, rạp chiếu phim mới được tái hoạt động, nhiều doanh nghiệp điện ảnh dù lớn hay nhỏ đều đứng trước nguy cơ phá sản. Điều tất yếu là kéo theo sự suy thoái của của cả nền điện ảnh nói chung.
Tài chính của rạp phim sắp cạn kiệt
Giám đốc nội dung của CGV chia sẻ trong 4 tháng qua, hệ thống rạp chiếu phim đóng cửa trên toàn quốc. Giống Galaxy, Lotte Cinema... CGV cũng đối mặt với nhiều khó khăn trước sự ảnh hưởng của Covid-19.
Thách thức lớn nhất của CGV là dòng tiền trong kinh doanh. Trong bối cảnh doanh thu phòng vé Việt Nam nói chung và CGV nói riêng ở mức gần như bằng 0, hệ thống rạp chiếu phim phải gồng gánh nhiều chi phí suốt thời gian qua.
Đại diện CGV cho hay nhà rạp đối diện với nhiều khó khăn khi đóng cửa 4 tháng qua. Ảnh: Chí Hùng.
Cùng tình cảnh, đại diện BHD nói với Zing tài chính của nhà rạp gần như cạn kiệt khi không hoạt động trong thời gian dài, lãi vay ngân hàng, lương nhân viên, tiền bảo trì máy móc và nhiều chi phí khác chồng chất.
Bên cạnh đó, nguồn nhân lực của công ty cũng bắt đầu gặp khó khăn, một số nhân viên phải tìm hướng đi khác khi không thể chờ đợi ngày hệ thống rạp chiếu phim mở cửa trở lại.
"Trong năm 2021, các cụm rạp chiếu phim của BHD đã phải đóng cửa hai lần. Lần đầu là vào tháng 2, ngay dịp Tết Nguyên đán - đây là thời điểm thường có doanh thu cao nhất trong năm. Lần thứ hai là từ tháng 5 kéo dài đến nay. Thực tế, rạp đã gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh gần 2 năm qua. Hoạt động nhưng doanh thu rất thấp", đại diện của BHD chia sẻ.
BHD là một trong số 20 nhà sản xuất đã làm công văn "cầu cứu" Thủ tướng Chính phủ và UBND TP.HCM vào ngày 21/9.
"Trong giai đoạn khó khăn vừa qua, BHD đã phải cùng toàn thể nhân viên đồng lòng cắt giảm lương, tiết kiệm mọi chi phí tối đa để cầm cự. Tuy nhiên, nếu việc đóng cửa kéo dài hơn thì các doanh nghiệp kinh doanh điện ảnh, rạp cũng sẽ khó cầm cự lâu hơn và có thể dẫn đến nguy cơ phá sản", người này cho biết.
Đại diện BHD nói hiện các doanh nghiệp kinh doanh rạp phim mới chỉ được hưởng các hỗ trợ chung từ Nhà nước, áp dụng cho tất cả doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh trong giai đoạn ảnh hưởng của Covid-19 như tạm hoãn đóng bảo hiểm xã hội hoặc giãn trả nợ ngân hàng trong 6 tháng.
Nhà rạp mong muốn Chính phủ có những giải pháp hỗ trợ, hướng dẫn cụ thể riêng cho các doanh nghiệp kinh doanh ngành điện ảnh, rạp phim khi được phép tái hoạt động.
Nhà rạp mong mở cửa trở lại vào tháng 11
Về phía CGV, hệ thống rạp chiếu phim đã phải triển khai nhiều biện pháp khi đối diện với loạt khó khăn trong 4 tháng qua.
Ông Nguyễn Hoàng Hải cho biết trong giai đoạn giãn cách xã hội, CGV mở rộng phát triển các nội dung trực tuyến. Tuy nhiên, doanh thu từ các chương trình này không nhiều, chỉ mang tính duy trì kết nối với khán giả.
"Với mong muốn khôi phục lại hoạt động kinh doanh của các rạp chiếu phim tại Việt Nam nói chung và CGV nói riêng, chúng tôi hy vọng chủ trương mới của Chính phủ sẽ cho phép nhà rạp được phép mở cửa hoạt động trở lại vào đầu tháng 11, khi mà các trung tâm thương mại tái hoạt động", giám đốc nội dung của CGV nhấn mạnh.
Nhiều phim Việt chờ ngày ra rạp. Ảnh: ĐPCC.
Theo ông Nguyễn Hoàng Hải, khi dịch bệnh được kiểm soát tốt và rạp phim được mở cửa, CGV sẽ áp dụng triệt để nguyên tắc 5K cùng nhiều biện pháp phòng chống dịch theo quy định của Bộ Y tế.
Cụ thể: Nhà rạp sẽ tiến hành khử khuẩn bề mặt và xịt khử khuẩn cho rạp hàng ngày bằng các thiết bị chuyên dụng, trang bị đầy đủ dụng cụ khử khuẩn cho nhân viên lẫn khách hàng, đo thân nhiệt trước khi vào rạp, khuyến khích khách hàng đặt vé trực tuyến và sử dụng vé xem phim điện tử để hạn chế tiếp xúc...
CGV cũng thực hiện giãn cách trong phòng chiếu theo đúng quy định để đảm bảo an toàn và sức khỏe cho nhân viên, khách hàng.
Đại diện CGV cho biết hiện 100% nhân viên làm việc tại rạp đã được tiêm phòng Covid-19 ít nhất một mũi. Hệ thống rạp chiếu phim cũng thành lập tổ an toàn phòng chống Covid-19 tại các chi nhánh để tập huấn cho nhân viên. Đồng thời, các tổ này có nhiệm vụ phản ứng nhanh khi phát hiện trường hợp nghi nhiễm SARS-CoV-2.
"Chúng tôi cũng thiết lập đường dây liên lạc giữa ban quản lý rạp, trung tâm y tế địa phương để cập nhật các thông tin về phòng chống dịch hoặc thông báo khi cần", giám đốc nội dung của CGV trao đổi thêm.
Về phía BHD, đại diện nhà rạp cho biết nếu hệ thống rạp chiếu phim được mở cửa trở lại vào tháng 11 sẽ đón đầu nhiều thuận lợi: Nhiều phim bom tấn của Hollywood đã được ra mắt ở thị trường nước ngoài, các nhà phát hành tại Việt Nam cũng chuẩn bị sẵn nhiều nguồn phim hay, tốt để trình chiếu.
Để đảm bảo an toàn cho nhân viên và khách hàng khi rạp tái hoạt động, đại diện BHD cho biết đang nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm từ nước ngoài và tuân thủ biện pháp phòng chống dịch theo quy định của Bộ Y tế.
Chứng khoán tuần qua: VN-Index tăng liên tiếp 5 phiên VN-Index tuần từ 26 - 30/7 có 5 phiên tăng điểm liên tiếp, thanh khoản được cải thiện song cũng để lại vài vết gợn khi loạt trường hợp vi phạm bị xử phạt. Thị trường chứng khoán tuần qua khép lại trong sắc xanh khi VN-Index tăng 16,45 điểm lên 1.310,05 điểm; HNX-Index tăng 3,88 điểm lên 314,85 điểm và UPCoM-Index tăng...