Bình Dương: Đặt thành công máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cho bệnh nhân
Lần đầu tiên, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương thực hiện kỹ thuật đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cấy dưới da cho bệnh nhân.
Các bác sĩ phẫu thuật đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cho bệnh nhân. Ảnh: Báo Bình Dương
Ngày 16/7, theo nguồn tin trên PLO, Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương cho biết vừa phối hợp với Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) phẫu thuật thành công một ca đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cho bệnh nhân.
Theo đó, bệnh nhân là bà L.T.C., 69 tuổi nhập viện trong tình trạng ngất xỉu, ngưng tim từng lúc. Bệnh nhân được chẩn đoán rối loạn nhịp tim chậm và chỉ định đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cấy dưới da. Sau thăm khám và hội chẩn, các bác sĩ chỉ định phẫu thuật đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cho bệnh nhân.
Sáng ngày 15/7, các y, bác sĩ khoa Nội tim mạch Bệnh viện Đa khoa Bình Dương phối hợp với khoa Điều trị rối loạn nhịp Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.Hồ Chí Minh) thực hiện đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cấy dưới da cho bệnh nhân bị rối loạn nhịp tim chậm. Ca phẫu thuật diễn ra thành công. Đây là lần đầu tiên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương thực hiện kỹ thuật đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cấy dưới da cho bệnh nhân với sự hỗ trợ của Bệnh viện Chợ Rẫy.
Video đang HOT
Đây là ca đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cho bệnh nhân đầu tiên thực hiện tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương. Ảnh: PLO
Bệnh rối loạn nhịp tim chậm là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây đột tử. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương có kỹ thuật chuyển giao từ Bệnh viện Chợ Rẫy sẽ rút ngắn thời gian chờ điều trị của bệnh nhân, giảm số lượng bệnh nhân đột tử, đột quỵ do rối loạn nhịp tim chậm trên địa bàn tỉnh.
Được biết, đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn là một kỹ thuật trong Đề án Bệnh viện vệ tinh tim mạch can thiệp được Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương thực hiện từ năm 2016 đến nay và đã thực hiện 30 ca đặt máy tim tạo nhịp tạm thời.
Bệnh nhân hưởng lợi nhờ đề án bệnh viện vệ tinh
Nhờ tham gia đề án bệnh viện vệ tinh, nhiều kỹ thuật cao vốn chỉ thực hiện ở tuyến trên nay đã được triển khai ở tuyến bệnh viện huyện.
Các bác sĩ Bệnh viện E về "cầm tay chỉ việc" thăm khám tại Bệnh viện ĐKKV Nghi Sơn, Thanh Hóa
Khi bác sĩ tuyến trên về "cầm tay, chỉ việc"
Chưa đến 7 giờ sáng, tại Khoa khám bệnh, Bệnh viện Đa khoa Khu vực (ĐKKV) Nghi Sơn (tỉnh Thanh Hóa), bệnh nhân chờ khám bệnh rất đông, bởi, người dân ở đây đã nghe tin có các bác sĩ của Bệnh viện E về hỗ trợ khám các bệnh lý tim mạch, cơ xương khớp.
Cụ bà Nguyễn Thị Troát (100 tuổi, ở xã Hải Châu, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa) đi lại khó khăn nhưng được con cháu đưa đến thăm khám từ rất sớm. ThS. BS. Nguyễn Trần Chung, Phó trưởng khoa Cơ xương khớp, BV E cho biết, cụ bà Troát bị loãng xương rất nặng, vì bệnh nhân tuổi cao, sức yếu nên đã tư vấn các chế độ dinh dưỡng bổ sung canxi và các vận động phù hợp với độ tuổi của bệnh nhân. Cùng ngồi thăm khám với BS. Chung còn có BS. Nguyễn Thị Phong Lan, Khoa Nội tổng hợp (chuyên ngành cơ xương khớp) của BV ĐKKV Nghi Sơn để học tập kiến thức từ các ca bệnh thực tế trên.
Ở một bàn khám khác, bệnh nhân Nguyễn Thị Xoan (73 tuổi, ở thị xã Nghi Sơn) được các bác sĩ siêu âm tim mạch với kết quả: Dày thành vách liên thất trái, van hai lá hở nhẹ, van động mạch chủ hở nhẹ. Bệnh nhân Xoan bị đái tháo đường mãn tính, thời gian gần đây thấy tức ngực, khó thở. Sau khi siêu âm, BS. Vũ Văn Bạ, Khoa Nội tim mạch người lớn, Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã tư vấn và kê đơn thuốc điều trị cho bệnh nhân.
Còn bệnh nhân Nguyễn Văn Vũ (70 tuổi, ở thị xã Nghi Sơn) đã đặt stent cách đây hơn 1 năm ở BV tuyến tỉnh. Nhưng với tâm lý ngại đi khám xa, nên bệnh nhân không đi khám lại mà chỉ uống thuốc theo đơn được bác sĩ kê cách đây 1 năm. Nay nghe tin có bác sĩ tim mạch ở Bệnh viện E đến khám chữa bệnh cho người dân ở Tĩnh Gia, ông Vũ cùng rất nhiều người dân ở khu vực này đã đến khám và tư vấn điều trị...
Tại tất cả các bàn khám, ngoài bác sĩ Bệnh viện E còn có các bác sĩ của Bệnh viện ĐKKV Nghi Sơn. BSCKI Trần Văn Dương, Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện ĐKKV Nghi Sơn chia sẻ: "Mỗi trường hợp bệnh nhân để các bác sĩ chẩn đoán ra bệnh, thì khâu thực hiện cận lâm sàng cần thiết cũng rất quan trọng. Trong đó, việc siêu âm tim mạch chính xác, kịp thời sẽ giúp các bác sĩ có những quyết định đúng trong quá trình điều trị cho bệnh nhân. Các bác sĩ tuyến dưới như chúng tôi rất cần sự đào tạo, chuyển giao kỹ thuật như siêu âm tim mạch như thế này. Cuối cùng, bệnh nhân là người được hưởng lợi".
Còn theo ThS. BS. Nguyễn Minh Tuấn, Trưởng phòng Đào tạo chỉ đạo tuyến, Bệnh viện E cho biết: Đợt công tác lần này, ngoài các kỹ thuật được đào tạo, chuyển giao theo đề án Bệnh viện vệ tinh, các bác sĩ Bệnh viện E đã hỗ trợ Bệnh viện ĐKKV Nghi Sơn thực hiện khám một số chuyên khoa theo yêu cầu như tim mạch, cơ xương khớp. Chỉ trong một ngày khám, các bác sĩ đã thực hiện khám được 136 ca cơ xương khớp, thực hiện thủ thuật: Tiêm ngoài màng cứng 2 ca, hút dịch khớp 2 ca, tiêm khớp 5 ca; khám tim mạch người lớn 41 ca, khám tim trẻ em 12 ca, siêu âm tim mạch 70 ca...
Bệnh nhân được hưởng lợi
Bà Nguyễn Thị Đông (59 tuổi, ở thị trấn Nghi Sơn) chia sẻ: "Tôi bị bệnh đái tháo đường mãn tính, cộng thêm mắc các bệnh lý tim mạch nên phải "gắn bó" với bệnh viện suốt đời. Khi trước, để khám và điều trị bệnh lý tim mạch, tôi thường phải lên bệnh viện tỉnh hoặc trung ương vừa vất vả, vừa tốn kém. Nhưng kể từ khi Bệnh viện ĐKKV Nghi Sơn trở thành bệnh viện vệ tinh của Bệnh viện E thì những bệnh nhân nghèo như chúng tôi được khám và tư vấn ngay tại địa phương".
Theo chia sẻ của TS. BS. Nguyễn Công Hựu, Phó giám đốc Bệnh viện E, Bệnh viện ĐKKV Nghi Sơn là một trong nhiều bệnh viện vệ tinh của Bệnh viện E, đã được đào tạo và chuyển giao một số kỹ thuật như: Điều trị tiêu sợi huyết trong nhồi máu não; điều trị một số bệnh lý cơ xương khớp thường gặp và tiêm khớp ngoại vi; phẫu thuật kết hợp xương; chăm sóc bệnh nhân hồi sức cấp cứu và chăm sóc bệnh nhân chấn thương ổ bụng... Qua khảo sát, đoàn công tác nhận thấy, những kỹ thuật được đào tạo, chuyển giao theo đề án bệnh viện vệ tinh trong thời gian qua đã thu được nhiều kết quả tốt. Bệnh viện E sẽ tiếp tục hỗ trợ đào tạo chuyển giao kỹ thuật mà Bệnh viện ĐKKV Nghi Sơn thấy cần thiết, đáp ứng nhu cầu điều trị người dân. Từ kết quả đó, người dân được tiếp cận kỹ thuật cao gần nhà, các bác sĩ tận tình chăm sóc, lại tiết kiệm được chi phí điều trị...
BS. Trần Lê Mơ, Giám đốc BV ĐKKV Nghi Sơn cho biết thêm, để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của người dân, hàng năm, bệnh viện đều cử nhiều lượt cán bộ, bác sĩ đi đào tạo chuyên sâu các chuyên khoa mũi nhọn tại các trường, bệnh viện uy tín của trung ương và tổ chức đào tạo tại chỗ, chuyển giao kỹ thuật cao theo Đề án 1816 và Đề án Bệnh viện vệ tinh của Bệnh viện E. Đến nay, Bệnh viện đã triển khai và làm chủ được nhiều kỹ thuật mới như: Sốc điện điều trị rối loạn nhịp tim, cắt amiđan bằng dao điện, phẫu thuật pha-cô trong điều trị đục thủy tinh thể và nhiều phẫu thuật nội soi về tai - mũi - họng, tiêu hóa, sản phụ khoa...
Biến chứng nguy hiểm khi mắc bạch hầu Viêm cơ tim, thủng tim là một trong những biến chứng phổ biến nhất ở bệnh nhân bạch hầu. Nếu không tiêm chủng đầy đủ, trẻ em và người lớn ở mọi độ tuổi đều có nguy cơ mắc bệnh. Theo báo cáo từ The National Center for Biotechnology Information (NCBI), biến chứng liên quan đến viêm cơ tim chiếm con số đáng...