Bình Dương cần sẵn sàng kịch bản 10.000 ca bệnh
Với số ca F0 COVID-19 đang gia tăng tại Bình Dương, Tổ Thường trực đặc biệt của Bộ Y tế đã đề nghị Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 của tỉnh nhanh chóng thành lập và kích hoạt tháp điều trị “3 tầng”.
Ngày 19/7, Tổ Thường trực đặc biệt của Bộ Y tế đã có buổi làm việc với Tiểu ban Điều trị COVID-19 tỉnh Bình Dương về chiến lược thu dung, điều trị bệnh nhân COVID-19.
Nhanh chóng kích hoạt tháp điều trị “3 tầng”
Bà Đoàn Thị Hồng Thơm – Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Dương cho biết, hiện nay, trên địa bàn tỉnh ghi nhận 3.000 ca mắc COVID-19. Ngành y tế đang trưng dụng các cơ sở giáo dục để triển khai thành các cơ sở thu dung điều trị COVID-19. Tổng số giường điều trị hiện có khoảng 2.500 giường. Mới đây, tỉnh đã khai trương BV Dã chiến với quy mô 1.500 giường, dự kiến ngày mai (20/7) sẽ đi vào hoạt động, nâng công suất giường điều trị COVID-19 lên 4.000 giường. Ngành y tế cũng đang tiếp tục khảo sát và xây dựng các phương án nâng công suất giường điều trị.
BV Dã chiến tại Bình Dương quy mô 1.500 giường đã sẵn sàng đi vào hoạt động
Theo ông Nguyễn Trọng Khoa – Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám Chữa bệnh, Bộ Y tế, với tình hình hiện nay, tỉnh Bình Dương cần dự báo số ca bệnh COVID-19 có thể tăng lên từ 8-10.000 trường hợp. Nếu không có phương án trước rất dễ dẫn đến tình trạng bị động, lúng túng.
Theo kinh nghiệm điều trị tại nhiều tỉnh thành, ông Nguyễn Trọng Khoa đề xuất tỉnh Bình Dương cần nhanh chóng thiết lập mạng lưới điều trị COVID-19 “3 tầng” để phân loại và tập trung nguồn lực đúng trọng tâm.
Video đang HOT
Cụ thể, tầng đầu tiên là các cơ sở điều trị ban đầu. Tỉnh có thể trưng dụng các khu ký túc xá, trường học… Đối với những cơ sở ban đầu này chỉ tiếp nhận những F0 không triệu chứng. Dự kiến chiếm khoảng 40-50% số bệnh nhân. Tại đây, chưa cần thiết trang bị các hệ thống máy thở, ICU; nhân lực được bố trí khoảng 20-30% so với số người bệnh.
Tầng thứ 2 là những cơ sở tiếp nhận điều trị bệnh nhân COVID-19 triệu chứng nhẹ, hoặc vừa trên nền tảng có bệnh nền: Tăng huyết áp, tiểu đường, ung thư,… bệnh nhân COVID-19 là trẻ em, người cao tuổi. Những cơ sở này từ các cơ sở y tế được chuyển đổi thành bệnh viện thu dung điều trị COVID-19 hoặc BV dã chiến. Số bệnh nhân điều trị tại những cơ sở này khoảng 40-45%. Để đảm bảo chăm sóc và điều trị cho người bệnh, tại đây cần trang bị các vật tư y tế, oxy và sơ cấp cứu ban đầu, đảm bảo xử trí các tình huống khẩn cấp hoặc cần chuyển viện cho người bệnh.
Ông Nguyễn Trọng Khoa – Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám Chữa bệnh, Bộ Y tế hỗ trợ Bình Dương sẵn sàng chiến lược thu dung điều trị 10.000 ca bệnh
Còn lại 5-10% là những bệnh nhân COVID-19 nặng, phải được điều trị tại các Trung tâm hồi sức. Đây là tháp cao nhất trong mạng lưới, nơi sẽ dốc nhiều nguồn vật lực và nhân lực nhất nhằm bảo vệ tối đa bệnh nhân. Trung tâm hồi sức này công suất khoảng 500-1.000 giường. Tại đây, 50-100 giường cần thiết lập hệ thống máy thở khí nén trung tâm, đảm bảo bệnh nhân có thể thở máy. Thiết lập hệ thống camera.
Nếu thiếu nhân lực, Bộ Y tế sẽ hỗ trợ
Về nguồn nhân lực, ông Nguyễn Trọng Khoa cho biết, trong chiến lược tháp “3 tầng” cần có đội ngũ nhân lực đảm bảo. Toàn bộ nhân lực tại các tầng này đều phải bám sát tình hình của bệnh nhân để kịp thời chuyển viện đến tầng cao hơn khi bệnh nhân có biểu hiện bệnh nặng.
Đặc biệt, nhân lực ở tầng thứ 3 tại các Trung tâm Hồi sức COVID-19 phải là những nhân sự có kinh nghiệm điều trị, nhân sự tinh nhuệ có thể thiết lập hệ thống thở máy, chạy ECMO… Tại đây, tập trung những bệnh nhân nặng, do đó ngoài lực lượng bác sĩ tinh nhuệ cần đội ngũ điều dưỡng. Trung bình một bệnh nhân COVID-19 nặng cần 1 bác sĩ và 3 điều dưỡng đảm bảo chăm sóc và điều trị 24/24. Đảm bảo bảo vệ tối đa trường hợp bệnh nặng.
Lực lượng sinh viên trường ĐH Y Dược Hải Phòng đang hỗ trợ CDC Bình Dương trong công tác thống kê, điều phối xét nghiệm vào chiều 19/7
Về các khối nhân lực này, hiện nay ngành y tế tỉnh Bình Dương đang nỗ lực đảm trách đồng thời có sự phối hợp từ khối y tế tư nhân. Đặc biệt, tỉnh đang nhận được sự chi viện nhân sự từ nhiều tỉnh thành khác: Hải Phòng, Hải Dương, Hà Nội… Trong điều kiện thiếu nhân lực, Bộ Y tế và Trung ương sẽ tiếp tục có những điều động, chi viện hỗ trợ Bình Dương.
Theo ông Dương Chí Nam – Phó Cục trưởng Cục Quản lý môi trường Y tế, Tổ Thường trực đặc biệt của Bộ Y tế, để vận hành tốt chiến lược tháp “3 tầng” và đạt hiệu quả cao trong chống dịch, Bình Dương cần thiết lập hệ thống điều phối. Theo đó, lực lượng nhân sự đảm trách công tác này sẽ nhận diện mức độ bệnh và chuyển người bệnh đến cơ sở điều trị ban đầu; nắm bắt tình hình tại các cơ sở điều trị và cơ sở tuyến trên để điều phối chuyển tuyến đúng cho bệnh nhân khi cần. Ngoài ra, tỉnh cần nhanh chóng thiết lập đường dây nóng tư vấn cho người bệnh.
Tại đây, ông Võ Văn Minh – Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương đã chỉ đạo ngành y tế tỉnh nhanh chóng rà soát tất cả các khu điều trị F0 trên địa bàn. Cấp bách nhất hiện nay là rà soát và nhanh chóng chuyển tuyến các trường hợp bệnh nặng.
Với kịch bản chuẩn bị cho 10.000 ca bệnh, tỉnh xây dựng mạng lưới cơ sở điều trị theo mô hình tháp “3 tầng”, đáp ứng thu dung điều trị bệnh nhân đúng mức độ và có trọng tâm trọng điểm. Ngoài ra, cần nhanh chóng xúc tiến thành lập Trung tâm điều phối và đường dây nóng thông tin tư vấn cho người dân, đồng thời sẵn sàng các nguồn lực hậu cần.
King Coffee tiến vào thị trường trà hòa tan với thương hiệu Teavory
Công ty TNHH TNI King Coffee chính thức tiến vào thị trường trà hòa tan với thương hiệu Teavory, sản phẩm đầu tiên là trà sữa hòa tan Teavory.
Trà sữa hòa tan Teavory Matcha Latte sẽ được bán tại các hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi, hệ thống chuỗi quán và các kênh thương mại điện tử trên toàn quốc từ tháng 3/2021
Teavory Matcha Latte là sự kết hợp của văn hóa Đông và Tây, tạo nên sự cộng hưởng trong hương lẫn vị. Sản phẩm có màu xanh tươi mát, hương vị nhẹ nhàng quyến rũ đặc trưng từ bột trà xanh thượng hạng, tất cả hòa quyện cùng vị thơm, béo của sữa và lớp bọt nhẹ nhàng của loại thức uống matcha latte.
Trà sữa matcha hòa tan Teavory Matcha Latte được sản xuất tại nhà máy TNI King Coffee (KCN Nam Tân Uyên, Bình Dương). Nhà máy này vận hành theo công nghệ châu Âu, quản lý chất lượng theo ISO 9001:2015, đạt chứng nhận HACCP, BRC, GMP.
Sản phẩm đáp ứng mọi tiêu chí của giới trẻ, đặc biệt là học sinh, sinh viên, giới văn phòng vì sự tiện lợi, nhanh chóng, giá cả phù hợp, phù hợp với trào lưu thưởng thức trà sữa của các bạn trẻ. Teavory Matcha Latte tạo cảm giác thư giãn, vui tươi, mang đến sự tỉnh táo và năng lượng cho ngày dài học tập và làm việc.
TNI King Coffee có tầm nhìn trở thành tập đoàn hàng đầu trong lĩnh vực FMCG, thương hiệu Việt mang tầm vóc toàn cầu. Vì vậy, không chỉ có cà phê, TNI King Coffee còn có các ngành hàng khác như nước uống đóng chai King Water, trà sữa hòa tan Teavory, nước giải khát trái cây King Tropee. TNI King Coffee cho biết sẽ từng bước xây dựng dãy sản phẩm đa dạng, đưa những sản phẩm đặc sắc của Việt Nam ra thế giới.
Thông tin về TNI King Coffee và Teavory
TNI King Coffee là thương hiệu cà phê được bà Lê Hoàng Diệp Thảo tâm huyết xây dựng từ năm 2016. Bà Diệp Thảo được biết đến là đồng sáng lập Tập đoàn Trung Nguyên, thương hiệu cà phê lớn của VN và trên thế giới.
Bà Diệp Thảo từng chia sẻ: "Khát vọng lớn nhất của tôi là đưa thương hiệu Việt ra thế giới, có thể ngang tầm và cạnh tranh với các công ty đa quốc gia trong ngành cà phê".
Bình Dương tìm người đến quán ăn, siêu thị có Covid-19 CDC Bình Dương tối 29/3 thông báo người đến quán mì Tiều Châu, siêu thị AEON trong thời gian có mặt người nhiễm nCoV, khẩn trương liên hệ cơ sở y tế gần nhất. Điều tra dịch tễ ghi nhận khoảng từ 0h30 đến 3h sáng 23/3, trong lúc chờ vợ đến đón, "bệnh nhân 2585" ghé ăn tại quán mì Tiều Châu...