Bình Dương bất ngờ bị ngập sâu 3 m
Rạng sáng 19/10, mưa lớn kéo dài từ đêm trước đã gây ngập lụt trên diện rộng, có nơi đến 3 m, tại Mỹ Phước, Bình Dương khiến hàng trăm hộ dân không kịp trở tay.
Lũ dâng ngập nhiều nơi tại huyện Mỹ Phước. Ảnh: Nguyệt Triều
Khoảng 1h ngày 19/10, sau nhiều giờ diễn ra mưa lớn, khu vực trung tâm thị trấn Mỹ Phước, Bình Dương đã bị ngập chìm trong dòng nước. Đến 7h, nhiều khu vực bị cô lập hoàn toàn dưới độ sâu nhất là cầu Quan lên đến 3 m, những khu vực khác cũng ngập từ 40 cm đến 2 m.
Chị Lê Thị Mến (29 tuổi, ngụ khu phố 1 thị trấn Mỹ Phước) mắt đỏ hoe cho biết, khoảng 0h, nước ở đâu tràn về rất nhanh khiến gia đình chị không kịp di chuyển đồ đạc. “Gia đình tôi chỉ lo chạy ra ngoài thoát thân, còn tất cả tài sản đã trôi hết rồi”, chị Mến nói.
Nước cuồn cuộn giật sập cả bức tường. Ảnh: Nguyệt Triều.
Còn bà Nguyễn Thị Thân (48 tuổi) cho hay, khoảng 23h đêm hôm qua nước bắt đầu dâng lên, mọi người cơi nới để đưa đàn heo 5 con vào nhà tránh ngập. “Nhưng sau đó nước từ đâu ầm ầm kéo đến, chúng tôi chỉ lấy được giấy tờ tùy thân chạy thoát ra ngoài, còn đàn heo thì bị nước cuốn trôi mất rồi”, bà Thân kể.
Video đang HOT
Tương tự, tại nhà ông Trần Văn Trai, nước đổ về cuồn cuộn phá toang mảnh tường lớn ngay nhà vệ sinh. Gần đó, anh Phan Thanh Hải (21 tuổi) đang cố di chuyển chiếc ôtô ra khỏi nhà thì bị dòng nước nhấn chìm. “ Xe chết máy, tôi chỉ kịp kéo cửa bỏ lại trước cửa nhà để chạy thoát thân”, anh Hải kể.
Lực lượng chức năng được huy động 100% quân số ứng cứu người dân. Ảnh: Nguyệt Triều
Theo người dân địa phương, đây là trận ngập lụt lớn nhất từ trước đến nay xảy ra trên địa bàn Bình Dương. Do lượng nước đổ về quá nhanh nên các hộ dân không kịp sơ tán tài sản ra khỏi nhà. Ước tính thiệt hại về tài sản là rất lớn.
Nước ngập cũng làm sạt lở 2 cầu Bến Mây và Bến Tượng thuộc xã Lai Hưng, phần mố cầu bị cuốn trôi khiến các phương tiện không thể lưu thông.
Anh Thành (30 tuổi) cho biết, khuya 18/9, khi nước dâng, anh chạy xe máy để đưa đàn trâu của gia đình lên chỗ cao. Khi đến khu vực cầu Bến Mây và Bến Tượng, dòng nước cuồn cuộn đổ về, cuốn trôi phần sát mố cầu tạo ra “hố đen” sâu khoảng 3m. “Nước cũng đẩy cả tôi và xe máy văng xuống hố. Bỏ lại chiếc xe, tôi cố thoát ra ngoài và may mắn không rơi xuống dòng nước đang chảy xiết”, anh Thành kể.
Nhận được tin, lực lượng Phòng chống lụt bão huyện Mỹ Phước, Cảnh sát PCCC và tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ; lực lượng quân sự địa phương đã huy động 100% quân số dùng xuống, ca nô đến những khu vực bị ngập nặng
Thượng tá Nguyễn Văn Sơn, Phó trưởng Phòng Cảnh sát PCCC tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn huyện Mỹ Phước cho biết, đến 6h sáng, lực lượng tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ tỉnh đã đưa toàn bộ người dân ra khỏi vùng ngập sâu, nguy hiểm. Chính quyền địa phương đã bố trí nơi ở tạm cho người dân chờ nước rút.
Nguyên nhân ban đầu được cho là do mưa lớn kết hợp với triều cường dâng cao và xả đập hồ Từ Dân 1, 2.
Nguyệt Triều
Theo VNE
Miền Trung: 21 người chết và mất tích do bão, lũ
Thống kê sơ bộ đưa ra sáng nay 18-10 cho thấy bão số 11 và lũ lớn tại các tỉnh miền Trung đã làm ít nhất 18 người chết, 3 người mất tích và 92 người bị thương; 87.382 nhà bị ngập, 12.819 nhà bị tốc mái, hư hỏng.
Nước lũ làm cô lập nhiều nơi ở tỉnh Hà Tĩnh. Ảnh: Đức Ngọc
Theo báo cáo nhanh sáng nay 18-10 của Văn phòng Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương, thống kê thiệt hại sơ bộ do bão, mưa lũ gây ra tại các tỉnh, thành phố từ Nghệ An đến Bình Định, tính đến 20 giờ ngày 17-10, số người chết đã tăng lên 18 người (Nghệ An 1 người, Hà Tĩnh 4 người, Quảng Bình 7 người, Quảng Nam 6 người); 3 người mất tích (Hà Tĩnh 1 người, Thừa Thiên Huế 1 người, Bình Định 1 người). 92 người bị thương (Hà Tĩnh 5 người, Quảng Bình 38 người, Quảng Trị 11 người, Thừa Thiên Huế 11 người, Đà Nẵng 11 người, Quảng Nam 7 người, Quảng Ngãi 9 người).
Bão số 11 và lũ lớn tại miền Trung trong những ngày qua cũng đã làm 560 ngôi nhà bị sập, trôi; 12.819 nhà bị tốc mái, hư hỏng; 87.382 nhà bị ngập; 21 trường học với 587 phòng học bị tốc mái, hư hỏng.
Bão, lũ cũng đã khiến 7.801 ha lúa, hoa màu bị ngập, hư hại; 5.060 ha cây công nghiệp, lâm nghiệp bị gãy đổ và hàng trăm ngàn cây ăn quả, cây xanh bị ngã đổ và nhiều gia súc, gia cầm bị lũ cuốn trôi
Do mưa lớn tập trung trong một thời gian ngắn, các tỉnh Nghệ An đến Quảng Bình đã bị ngập, đặc biệt tỉnh Hà Tĩnh đã bị ngập nghiêm trọng.
Tại tỉnh Nghệ An, đường quốc lộ 7 nhiều đoạn ngập sâu 0,5 m, một số điểm thuộc tuyến tỉnh lộ 531 bị ngập sâu 2,5 đến 2,8 m. Tại các vị trí ngập sâu trên 0,25 m, đơn vị quản lý đã tổ chức cắm báo hiệu, cử người trực gác đảm bảo giao thông. Đến sáng ngày 18-10, các điểm bị ách tắc trên đều đã thông xe.
Tại Hà Tĩnh, mưa lớn đã gây ngập lụt 69 xã, trong đó huyện Hương Sơn 29 xã, huyện Hương Khê 10 xã, huyện Vũ Quang 11 xã, huyện Đức Thọ 15 xã và huyện Nghi Xuân có 1 thôn Xuân Giang II.
Quốc lộ 8A có một số vị trí bị ngập cục bộ sâu từ 0,6 - 0,8 m; đoạn K81 800-K82 500 sạt mái ta luy âm gây đứt đường; đoạn K82 500 bị sạt ta luy dương gây ách tắc giao thông từ chiều ngày 16-10 đến nay chưa thông tuyến.
Quốc lộ 1A đoạn từ nam cầu Bến Thủy đến Hồng Lĩnh bị ngập một số đoạn cục bộ từ 0,2 đến 0,3 m và có xu hướng ngập sâu hơn do lũ thượng nguồn đang tiếp tục đổ về.
Tại Quảng Bình, các tuyến giao thông quốc lộ, tỉnh lộ quan trọng đã thông xe trong ngày 17-10, tuy nhiên riêng đường Hồ Chí Minh nhánh Đông đoạn đèo Đá đẻo bị sụt trượt chưa khôi phục xong.
Theo Người lao động
18 người chết, 3 người mất tích vì bão lũ Tính đến sang 18/10, tổng cộng đã có 18 người chết, 3 người mất tích vì bão số 11 và mưa lũ tại cac đia phương từ Nghệ An đến Bình Định và tỉnh Kon Tum. Những căn nhà bị đổ sập do lốc, chìm trong lũ ở xã Quảng Sơn, huyện Quảng Trạch (Quảng Bình) trong cơn bão số 11 vừa qua...