Bình Định: Yêu cầu người dân không ra khỏi nhà sau 22 giờ
UBND tỉnh Bình Định có văn bản yêu cầu người dân không ra khỏi nhà bắt đầu từ 22 giờ ngày 27-10 cho đến khi có tin cơn bão số 9 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.
Cuối giờ chiều ngày 27-10, Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Bình Định cho biết, UBND tỉnh này vừa có văn bản về việc triển khai cấp bách công tác ứng phó cơn bão số 9 trên địa bàn tỉnh; trong đó yêu cầu người dân không ra khỏi nhà bắt đầu từ 22 giờ ngày 27-10 cho đến khi có tin cơn bão số 9 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.
Ngoài ra, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan nhà nước không ra đường khi xảy ra bão, mưa lớn (trừ các lực lượng làm nhiệm vụ và các trường hợp đặc biệt khẩn cấp).
Trong chiều cùng ngày, ảnh hưởng từ cơn bão số 9 khiến hai tàu cá của ngư dân tỉnh Bình Định bị chìm, nhiều người mất tích. Ảnh: Tân Vũ
Video đang HOT
Thông báo người dân chủ động dự trữ lương thực, thực phẩm, nước uống bảo đảm đủ dùng trong thời gian ở nhà.
UBND tỉnh Bình Định cũng ra văn bản Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn về việc đề nghị tàu túc trực tại vùng biển Bình Định để ứng phó với bão số 9.
Thường trực Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh tạm xuất cấp hỗ trợ cho các địa phương, đơn vị 15.000 bao cát, 100 phao áo cứu sinh phục vụ công tác ứng phó với bão số 9.
Trong lúc đó, 16 giờ chiều cùng ngày, vị trí tâm bão ở vào khoảng 13,50 N; 112,60 E, cách Đà Nẵng khoảng 540km, cách Quảng Nam 480km, cách Quảng Ngãi 430km, cách Phú Yên 350km. Sức gió mạnh nhất: cấp 14 (150-165km/h), giật cấp 17.
Dự báo: Trong 3 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ khoảng 22km/h. Vùng nguy hiểm do bão trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh từ cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): Từ vĩ tuyến 11,0 đến 18,0 độ Vĩ Bắc; phía Tây kinh tuyến 117,5 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió giật mạnh.
Thời tiết khu vực Bình Định mây thay đổi, chiều và tối có mưa. Dự báo: Từ đêm 27-10 đến ngày 29-10, ở khu vực tỉnh Bình Định có mưa rất to với tổng lượng mưa khu vực các huyện (Vân Canh, Tây Sơn, Phù Cát, Tuy Phước, Tx. An Nhơn, Tp. Quy Nhơn) phổ biến 150 – 250mm/đợt, có nơi trên 250mm; khu vực các huyện (An Lão, Vĩnh Thạnh, Hoài Ân, Tx. Hoài Nhơn, Phù Mỹ ) phổ biến 200-300mm/đợt, có nơi trên 300mm.
Hàng không "lên dây cót" ứng phó siêu bão số 9
Cục Hàng không VN vừa phát công điện yêu cầu chủ động phòng, chống ứng phó với cơn bão số 9 (MOLAVE).
Hướng đi của cơn bão số 9 Molave
Siêu bão số 9 (MOLAVE) dự kiến đổ bộ vào Việt Nam trong ngày 28/10. Bão được dự báo di chuyển rất nhanh, chủ yếu theo hướng tây, vận tốc di chuyển khoảng 25-30 km/h và tăng cấp, đạt mạnh nhất tới cấp 13, giật cấp 16, 17, giảm cấp nhẹ khi vào khu vực gần bờ biển của Việt Nam. Dự kiến bão đổ bộ vào khu vực tỉnh Quảng Ngãi (hoặc xê dịch Quảng Nam tới Phú Yên) trưa 28/10/2020.
Như vậy trong thời gian từ chiều tối 27 đến hết ngày 28/10/2020 các tỉnh từ Thừa Thiên Huế vào tới Bình Định và khu vực Tây Nguyên có thể có mưa mạnh, dông, gió giật mạnh; Quảng Bình, Quảng Trị, Phú Yên có thể mưa vừa đến mưa to. Trên biển, trong bán kính ảnh hưởng của bão nhiều mây, rải rác lẫn mây đối lưu kèm nhiễu động, dông, lốc xoáy, biển động mạnh.
Để đảm bảo an toàn hoạt động bay, an toàn cho người và tài sản tại các cảng hàng không, sân bay, đồng thời hạn chế tối đa tác động tiêu cực đến khai thác, Cục Hàng không VN yêu cầu các cơ quan, đơn vị tổ chức trực 24/24 giờ.
Tổng công ty Quản lý bay VN chỉ đạo các cơ sở cung cấp dịch vụ khí tượng hàng không tăng cường công tác đảm bảo chất lượng thông tin khí tượng; liên tục theo dõi tình hình thời tiết trong khu vực trách nhiệm, cập nhật các bản tin dự báo, cảnh báo; cung cấp đầy đủ kịp thời thông tin quan trắc, dự báo, cảnh báo tới người dùng.
Các cảng hàng không, các hãng hàng không, các cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay tăng cường công tác phối hợp; cập nhật đầy đủ thông tin khí tượng từ các cơ sở khí tượng hàng không liên quan và căn cứ tình hình thực tế để triển khai các hành động ứng phó cần thiết, giảm thiểu tác động đến khai thác, đảm bảo an toàn hoạt động bay, bảo vệ người và tài sản của đơn vị trước thiên tai.
Cục Hàng không cũng yêu cầu triển khai phương án phòng chống mưa, bão, các biện pháp phòng chống ngập úng, khơi thông dòng chảy trong cảng hàng không, sân bay, bảo vệ cho các công trình, phương tiện, thiết bị tại cảng hàng không, hạn chế thiệt hại do mưa, bão gây ra đến mức thấp nhất và nhanh chóng ổn định mọi hoạt động hàng không phục vụ các nhu cầu của hành khách.
Thủ tướng chỉ đạo khắc phục hậu quả mưa lũ và ứng phó bão số 7 Thủ tướng Chính phủ vừa có công điện chỉ đạo tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ và ứng phó với bão số 7, áp thấp nhiệt đới. Những ngày qua, mưa lũ lớn trên diện rộng đã gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản tại khu vực Trung Bộ. Thủ tướng gửi lời thăm hỏi tới cấp ủy,...