Bình Định trúng mùa ruốc biển
Từ ngày 11.1 cho đến nay, trên vùng biển gần bờ xã Nhơn Lý, TP.Quy Nhơn (Bình Định), ruốc xuất hiện dày và sớm hơn mọi năm.
Ghe chèo ruốc cũng đầy khoang – Ảnh: Lê Minh
Hàng trăm tàu, thuyền ra khơi đánh bắt ruốc, có lãi sau khi trừ chi phí còn hơn 10 triệu đồng/tàu thuyền, cá biệt có thuyền của các anh Nguyễn Công Phương, Lê Văn Tư, Phạm Có… sau khi trừ chi phí còn lãi 15-35 triệu đồng/ngày đêm.
Do sản lượng ruốc đánh bắt nhiều nên giá xuống thấp, hiện chỉ còn 100.000 đồng/két (1 két 12kg) ruốc mua vào ban ngày phơi bán ruốc khô, giảm 100.000 đồng/két; còn ruốc đánh bắt ban đêm trước đây 120.000-150.000 đồng/két chủ yếu dùng làm mắm, nay giảm xuống còn 70.000-80.000 đồng/két.
Đánh bắt ruốc trên biển – Ảnh: Lê Minh
Video đang HOT
Khách hàng đứng trên bờ cho các ghe thuyền đánh bắt ruốc cập bến – Ảnh: Lê Minh
Lê Minh
Theo Thanhnien
Cá Ông Nam Hải trôi dạt vào bờ
Cá voi được phát hiện toàn thân có màu đen, đầu vuông tròn như quả chuông, thân dài 1,6 m, vòng bụng rộng khoảng 0,7 m, vây dài 0,3 m, đuôi nằm ngang dài trên 0,5 m, nặng hơn 1 tạ.
Ông lụy tối 17.1 ở Nhơn Hải toàn thân là màu đen - Ảnh: Đoàn Ngọc Nhuận
Sáng 18.1, ngư dân xã Nhơn Hải (TP.Quy Nhơn, Bình Định) đã tổ chức chôn cất cá Ông (cá voi - PV) vừa lụy, dạt vào vùng biển Nhơn Hải, theo nghi lễ địa phương
Trước đó, khoảng 22 giờ ngày 17.1, vợ chồng anh Huỳnh Văn Viên (37 tuổi, ngụ thôn Hải Giang, xã Nhơn Hải, TP.Quy Nhơn) đang đánh lưới ở Hòn Khô (Nhơn Hải) thì phát hiện một xác cá voi mắc vào lưới.
Vợ chồng anh Viên đã vớt xác cá voi, dùng thuyền chở vào bờ, trình báo với chính quyền địa phương và Ban vạn Lăng ông Nam Hải xã Nhơn Hải.
Cá voi chết được phát hiện toàn thân màu đen, đầu vuông tròn như quả chuông, da trên lưng có gai, thân dài 1,6m, vòng bụng rộng khoảng 0,7m, vây dài 0,3m, đuôi nằm ngang dài trên 0,5m, nặng hơn 1 tạ.
Theo tín ngưỡng của ngư dân, cá voi được ngư dân vùng biển tôn thờ và gọi là cá Ông ( thần Nam Hải). Người phát hiện cá Ông đầu tiên sẽ phải để tang 3 năm.
Đầu cá vuông tròn hình quả chuông - Ảnh: Đoàn Ngọc Nhuận
Theo lời kể của cụ ông Trần Xích (88 tuổi, ở thôn Hải Đông, xã Nhơn Hải): Cá Ông lớn nhất được phát hiện ở địa phương là vào khoảng thập niên 80 (thế kỷ trước), khi đó những ngư dân làm nghề lưới đăng phát hiện một "Ông lụy" dài trên 14 m, nặng gần 10 tấn, dạt vào bờ. Ngư dân tiến hành đưa Ông về bãi biển, chôn cất, chờ 3 năm sau mới hốt cốt quàn trong Lăng Ông."
Cũng theo lời kể của các cụ cao niên ở địa phương, trước đây khi cá Ông lụy bờ, ngư dân vạn chài làm lễ rất trang trọng gồm có đội nhạc lễ, đội nghinh hầu thần, cúng tế tạ lễ tại lăng Ông, khi đưa đi chôn xác Ông có đội âm công, chấp kích theo hộ xác.
Sau khi chôn cất xong, trong lăng Ông sẽ lập bàn thờ riêng trong 3 ngày, hết 3 ngày sẽ cúng tế để thờ chung với bàn thờ chính trong Lăng với các Ông khác.
Rất đông người dân đến xem Ông lụy - Ảnh: Đoàn Ngọc Nhuận
Ngư dân chung tay khiêng xác Ông đi chôn
Đoàn Ngọc Nhuận
Theo Thanhnien
Háo hức chuyến biển đầu tiên ở Hoàng Sa cùng tàu cá vỏ thép Trong khi nhiều người đang chuẩn bị đón Tết thì ngư dân Nguyễn Việt Hằng (ở P.Hải Cảng, TP.Quy Nhơn, Bình Định) lại tất bật chuẩn bị cho chuyến biển đầu tiên của vỏ thép BĐ 99009 TS ở ngư trường Hoàng Sa. Tàu cá vỏ thép của ông Hằng - Ảnh: Hoàng Trọng Ông Hằng là ngư dân đầu tiên của tỉnh...