Bình Định: Tỉnh đề nghị giảm phí, chủ đầu tư BOT nói gì?
Đại diện chủ đầu tư các tuyến đường BOT (tại tỉnh Bình Định) thừa nhận, thời gian qua đường BOT hư hỏng nhưng lại mất phí qua trạm đã khiến cánh tài xế bức xúc. Tuy nhiên, việc giảm phí cần phải chờ ý kiến từ Bộ GTVT.
Làm gì để người dân không mất phí “oan”?
Theo Sở GTVT tỉnh Bình Định, khoảng cách giữa 2 trạm thu phí BOT Bắc Bình Định và BOT Nam Bình Định trên QL1 nhỏ hơn 70km. Sau khi đưa vào hoạt động, có rất nhiều ý kiến trái chiều của người dân về vị trí đặt trạm chưa hợp lý.
Việc đưa các trạm thu phí vào hoạt động dẫn đến các phương tiện cơ giới đang sử dụng đường chỉ đóng phí bảo trì đường bộ nay phải tốn tiền qua các trạm BOT khiến người dân có tâm lý phản đối việc thu phí. Đặc biệt, phương tiện vận chuyển có yếu tố kinh doanh thì phí này sẽ tính vào giá thành vận chuyển hàng hóa, suy cho cùng người dân phải chịu tất cả các phí trên.
Thời gian qua, QL 1 bị hư hỏng nhưng phải mất phí qua trạm khiến cánh tài xế bức xúc. Ảnh: D.T
Để người dân không phải mất phí “oan”, Sở GTVT tỉnh Bình Định cho rằng, đối với đường QL 1 cần có giải pháp mở dải phân cách giữa tại 2 đầu trạm thu phí để người dân không có nhu cầu qua trạm được quay đầu xe trước trạm, để không phải chịu cảnh đóng phí qua trạm 2 lần khi muốn quay đầu trở về phía chiều đường bên kia. Cần có chính sách miễn giảm đối với người dân có nhu cầu đi lại gần trạm thu phí. Sở đề nghị các chủ đầu tư BOT tổ chức sửa triệt để phần công trình hư hỏng, khắc phục bất cập để người dân lưu thông an toàn…
Ngày 4.9, trao đổi với PV Dân Việt, ông Nguyễn Đăng Thuấn- Phó Giám đốc Công ty TNHH BOT 36.71 (Tổng Công ty 36, Bộ Quốc phòng) cho biết: “Đến nay, chúng tôi đã tiếp nhận được đề nghị giảm phí qua trạm, cái này đang chờ Tổng công ty có câu trả lời chính thức”.
Theo ông Thuấn, thời gian qua cánh tài xế đã phàn nàn về việc đường xá bị hư hỏng, gây khó khăn cho việc lưu thông. Tuy nhiên, vẫn phải mất phí qua trạm.
“Thực ra, lượng xe di chuyển trên QL 19 rất ít, trạm rất vắng xe. Tuy nhiên, đường bị hư hỏng có nhiều nguyên nhân, xuất phát từ vật liệu, rồi mưa lũ kéo dài nhưng chúng tôi xử lý chưa triệt để, cái này qua lễ sẽ hoàn thành việc sửa chữa” – ông Thuấn hứa.
Ông Nguyễn Văn Phồn- Trạm trưởng Trạm thu phí BOT Nam Bình Định, cho biết đơn vị này đã tiếp nhận được những kiến nghị trên từ Sở GTVT tỉnh Bình Định. Thế nhưng, chưa thể mở dải phân cách giữa tại 2 đầu trạm thu phí vì liên quan đến vấn đề an toàn giao thông. Còn việc giảm phí qua trạm phải chờ ý kiến từ Bộ GTVT.
“Bộ bảo giảm thì mới giảm”
Như Dân Việt đã đưa tin, 3 trạm BOT trên quốc lộ 1A và 19 đang khiến người dân bức xúc vì giá cao, đường xấu và vị trí không hợp lý. Đó là các trạm đặt tại Km 1148 300 tuyến QL 1, xã Hoài Đức (huyện Hoài Nhơn); Trạm Km 1212 550 tuyến QL 1, phường Nhơn Hòa (TX An Nhơn); Trạm Km 49 550 tuyến QL 19, xã Bình Tường (huyện Tây Sơn).
Trạm thu phí BOT Bắc Bình Định (tại xã Hoài Đức, huyện Hoài Nhơn). Ảnh: D.T
Video đang HOT
Vụ việc khiến dư luân bất bình trong thời gian dài. Trong các cuộc họp Hội đồng nhân dân tại tỉnh Bình Định, rất nhiều cử tri bức xúc vì không đồng tình với mức thu phí và vị trí đặt trạm thu phí trên 2 tuyến quốc lộ nói trên.
Ông Phan Thế Thịnh- Phó tổng giám đốc Công ty BOT Bắc Bình Định, xác nhận khi đường BOT xảy ra sự cố, xuất hiện hư hỏng, ổ gà… công ty phải khắc phục thường xuyên. Tuy nhiên, việc giảm phí phải chờ ý kiến từ Bộ GTVT.
“Nếu Bộ GTVT có ý kiến thì chúng tôi thống nhất thôi. Do trạm BOT nằm giữa đồng nên không ảnh hưởng gì đến dân”- ông Thịnh cho hay.
Trước đó, Dân Việt đã thông tin, Sở GTVT tỉnh Bình Định có văn bản đề nghị Tổng cục Đường bộ về việc giảm mức phí qua 3 trạm BOT đặt trên QL1 và QL19. Cụ thể, vé quý đề nghị giảm 50%, vé tháng giảm 40%, vé lượt trong phạm vi cách trạm 3km giảm 20%.
Theo Danviet
Hàng loạt hạn chế, bất cập ở các dự án BOT
Dù đã giúp thay đổi diện mạo giao thông Việt Nam, các dự án BOT vẫn còn nhiều vấn đề gây bức xúc.
Đoàn giám sát của Uỷ ban thường vụ Quốc hội vừa công bố kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư và khai thác các công trình giao thông theo hình thức hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT).
Theo đó, Đoàn giám sát đánh giá việc thực hiện các dự án BOT giao thông đường bộ trong những năm qua đã tạo sự chuyển biến rõ rệt đối với diện mạo hệ thống giao thông Việt Nam. Cụ thể như đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây, ước tính giảm 50% thời gian đi lại...
Các dự án BOT đã tiêu thụ một lượng lớn nguyên, nhiên vật liệu sản xuất trong nước, tạo ra hàng chục nghìn công ăn việc làm cho người lao động; hàng trăm nghìn tỷ đồng vốn tín dụng ngân hàng đã được đưa vào nền kinh tế.
Trong các dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT đã đi vào khai thác, nhiều nhà đầu tư hài lòng với lợi nhuận đạt được từ dự án. Có dự án cả doanh thu và lợi nhuận đều vượt trội cao so với dự kiến do tốc độ phương tiện tham gia giao thông tăng cao. Cụ thể như, dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1 đoạn Hà Nội - Bắc Giang, dự án đầu tư nâng cấp tuyến đường Pháp Vân - Cầu Giẽ...
Trong bối cảnh nguồn lực ngân sách nhà nước hạn chế và nguồn ODA thu hẹp dần, việc huy động thông qua hình thức hợp đồng BOT được cho là "hướng đi đúng đắn".
Đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng được đầu tư theo hình thức BOT. Ảnh: Giang Huy.
Tuy nhiên, Đoàn giám sát cũng chỉ ra hàng loạt hạn chế, bất cập của mô hình dự án BOT.
Nhiều dự án hạn chế sự lựa chọn của người dân
Trong hơn 100 dự án BOT chỉ có hai dự án hàng không và hai dự án đường thủy nội địa, chưa có dự án đường sắt.
Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông tuy được cải thiện song vận tải Bắc - Nam hiện nay vẫn chủ yếu bằng đường bộ, các phương thức vận tải hiệu quả cao hơn (đường sắt, đường thủy...), chưa được quan tâm một cách đúng mức; chưa thu hút được nhà đầu tư nước ngoài.
Hiện nhiêu dự án giao thông đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT là dự án cải tạo, nâng cấp được lập trên các tuyến đường huyết mạch, độc đạo (các tuyến quốc lộ và đường Hồ Chí Minh), hạn chế sự lựa chọn của người dân.
Việc lập, thẩm định, phê duyệt dự án còn bất cập
Việc lập một số dự án chưa được nghiên cứu kỹ nên phải bổ sung thay đổi ảnh hưởng đến thời gian hoàn thành, ví dụ như dự án Quốc lộ 1 đoạn qua thị trấn Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang...
Theo quy định, tổng mức đầu tư trong hợp đồng BOT trừ chi phí xây dựng bao gồm: chi phí dự phòng, lãi vay, lợi nhuận định mức của nhà đầu tư, chi phí quản lý dự án, chi phí giải phóng mặt bằng. Những yếu tố này chiếm tỷ lệ lên đến 20 - 30% tổng mức đầu tư dân đên tăng thơi gian va phi (gia) sư dung dich vu, gây bức xúc trong dư luận.
Năng lực nhà đầu tư hạn chế
Thực tế hầu hết các dự án BOT đều được chỉ định thầu. Tuy nhiên, một số dự án sau khi được chấp thuận chủ trương chỉ định thầu phải mất một thời gian dài mới lựa chọn được nhà đầu tư, không đáp ứng yêu cầu cấp bách của dự án. Đơn cử, dự án đầu tư xây dựng cầu Cổ Chiên - Quốc lộ 60, Bộ Giao thông đề nghị Thủ tướng chỉ định nhà đầu tư BOT khi chưa có báo cáo thẩm định của Bộ Kế hoạch theo quy định, thực tế sau khi được Thủ tướng đồng ý chỉ định nhà đầu tư thì ba năm sau Bộ Giao thông mới chính thức lựa chọn nhà đầu tư...
Các nhà đầu tư còn thiếu kinh nghiệm, năng lực chưa cao dẫn đến một số dự án phải bổ sung, điều chỉnh va chất lượng công trình không bảo đảm. Có công trình vừa mới đưa vào khai thác đã gặp những vấn đề về chất lượng như lún, nứt...phải sửa chữa, ảnh hưởng đến hiệu quả khai thác.
Tiềm ẩn rủi ro cho ngân hàng
Với đặc thù của các dự án giao thông đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT thường có vòng đời dự án dài tới 15 đến 20 năm, trong khi vốn ngân hàng chủ yếu là vốn ngắn hạn. Sự chênh lệch kỳ hạn này nếu công tác quản trị rủi ro của ngân hàng không tốt hoặc dự án không thu hồi vốn được theo kế hoạch thì rủi ro cho ngân hàng là rất lớn.
Hơn nữa, việc cấp tín dụng cho các dự án BOT cũng tiềm ẩn rủi ro khi các dự án bị chậm tiến độ. Tính đến nay có 17 dự án bị chậm tiến độ với tổng số tiền cam kết cấp tín dụng là hơn 18.260 tỷ đồng, dư nợ đến 31/12/2016 là 8.603 tỷ đồng.
Việc thu phí (gia) sư dung dich vu con nhiều bất cập
Theo quy định, trạm thu phí phải phù hợp với quy hoạch đường gắn với dự án và khoảng cách giữa các trạm bảo đảm tối thiểu 70 km, trường hợp nhỏ hơn 70 km Bộ Giao thông phải thống nhất ý kiến với UBND cấp tỉnh và Bộ Tài chính.
Tuy nhiên trên thực tế xảy ra tình trạng trạm thu phí đặt ngoài phạm vi dự án. Cụ thể, BOT tuyến tránh thành phố Vĩnh Yên lại đặt trạm Bắc Thăng Long - Nội Bài; trạm thu phí tuyến tránh Thanh Hóa đặt tại Bỉm Sơn; trạm thu phí tuyến tránh Hà Tĩnh đặt tài Cầu Rác.
Cấp có thẩm quyền cho phép nhà đầu tư thu phí cả tuyến đường ngoài BOT chạy song song với tuyến đường được đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT, để bảo đảm phương án tài chính của dự án, như: Dự án đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và đường Quốc lộ 5 cũ...
Ngoài ra, khoảng cách giữa nhiều trạm thu phí là dưới 70 km, ví dụ từ trạm thu phí hầm Đèo Ngang đến trạm thu phí BOT gần nhất chỉ khoảng 15 km...
Theo Đoàn giám sát của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, các địa phương trong quá trình góp ý về vị trí trạm thu phí chưa tham vấn, lấy ý kiến người dân gần trạm, tổ chức xã hội nghề nghiệp, các đối tượng thường xuyên sử dụng đường, khiến cho người dân bức xúc, phản đối kéo dài trong thời gian qua (dự án cầu Hạc Trì; dự án Quốc lộ 6 Hòa Lạc - Hòa Bình...). Sau khi ngươi dân bưc xuc, khiêu kiên mơi giai quyêt băng cach miên, giam phi (gia) sư dung dich vu.
Việc kiểm soát doanh thu đối với các dự án chỉ bao gồm: Báo cáo doanh thu hàng tháng, hàng quý, sáu tháng và hàng năm; thanh tra, kiểm tra đột xuất, định kỳ hàng năm... Trong thực tế, kể cả trong trường hợp báo cáo đầy đủ thì đó cũng chỉ là con số của nhà đầu tư báo cáo, khó có thể kiểm soát được toàn bộ.
Qua báo cáo của Bô Giao thông tại các trạm thu phí BOT, kết quả doanh thu thu phí trong thời gian giám sát có dự án tăng hơn so với thời gian tương đương của các tháng trước đó. Bên cạnh đó, quá trình kiểm tra phát hiện một số hoạt động tiêu cực làm thất thoát doanh thu thu phí.. Cụ thể như, trạm thu phí BOT Pháp Vân- Cầu Giẽ, khi các cổ đông kiện nhau, Tổng cục đường bộ đã kiểm tra và phát hiện số thu bình quân là 1,97 tỉ đồng/ngày, nhưng theo báo cáo của nhà đầu tư chỉ là 1,2 tỷ đồng/ngày; Quốc lộ 18 gian lận vé tại trạm thu phí Đại Yên; Quốc lộ 5 phát hiện gian lận vé tại trạm thu phí Km18 100.
Ngoài các nội dung trên, Đoàn giám sát còn chỉ ra một số hạn chế, bất cập khác, trong đó có việc cơ sở dữ liệu và công tác truyền thông, công khai thông tin chưa được quan tâm đúng mức.
Người dân dùng tiền lẻ mua vé qua trạm BOT Cai Lậy. Ảnh: Hoàng Nam
Đoàn giám sát đưa ra 16 kiến nghị, đầu tiên là tiếp tục khẳng định tính đúng đắn và triển khai thực hiện chủ trương huy động nguồn lực xã hội, trong đo chu trong hình thức PPP (đối tác công tư) đê đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng; nghiên cứu trình Quốc hội ban hành Luật đối tác công tư để khắc phục các hạn chế, vướng mắc của hệ thống pháp luật hiện hành.
Trong khi chưa ban hành Luật, Chính phủ cần chủ động nghiên cưu sửa đổi, điều chỉnh quy định hiện hành theo hướng chặt chẽ về trình tự, thủ tục đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư; trách nhiệm, nghĩa vụ của các bên liên quan...
Giai đoạn 2011-2016, Bộ Giao thông đã huy động khoảng hơn 169 nghìn tỷ đồng đầu tư vào 57 dự án BOT giao thông đường bộ. Đến nay, đã hoàn thành đưa vào vận hành khai thác 55 dự án với tổng mức đầu tư hơn 137 nghìn tỷ đồng.
Tại 43 tỉnh, thành đã huy động được hơn 80.000 tỷ đồng cho các dự án BOT. Nhiều công trình trọng điểm, có tính kết nối cao giữa các vùng miền đã được đầu tư bằng nguồn vốn xã hội hóa (mở rộng Quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên...).
Hoàng Thùy
Theo VNE
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch: "Tôi cảnh báo rủi ro BOT nhưng không ai làm theo" "Với PPP và cụ thể là BOT , Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) là đơn vị chủ trì ra chính sách nhưng chúng tôi cần đồng thuận trong Chính phủ, đồng thuận trong xã hội để ủng hộ cho việc quản lý đấu thầu và quản lý PPP phải theo chuẩn mực. Còn bài toán làm thế nào để chuẩn mực...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Thực hư thông tin về "virus lạ" khiến bệnh nhân ho ra máu ở Nga

Bé trai 9 tuổi ngủ quên trên cây xoài, cả làng đổ xô đi tìm

Gần 30 tấn vàng ở Tây Bắc chỉ là một phần kho vàng ngầm tại Việt Nam

Nam tài xế đi giao hàng rồi vào nhà hoang treo cổ tự tử

Ô tô bán tải bốc cháy ngùn ngụt trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây

Hôm nay, lực lượng diễu binh, diễu hành Bộ Quốc phòng vào Nam bằng tàu hỏa

Ninh Thuận thông tin về vụ ngộ độc của đoàn du khách đến từ Tiền Giang

Bé gái bị bỏ rơi, hàng chục gia đình tha thiết xin nuôi, chọn ai?

Cháy nhà lúc nửa đêm ở Hà Nội, 1 người tử vong

2 ngư dân ôm can nhựa lênh đênh trên biển Phú Quý 20 giờ

Bố trí chỗ ở cho gia đình có 3 người tử vong sau vụ cháy ở TPHCM

Triệu tập thanh niên hô "mày biết tao là ai không" rồi đánh bác sĩ
Có thể bạn quan tâm

NSƯT Bùi Thạc Chuyên nói gì về các tình tiết dễ gây tranh cãi ở "Địa đạo"?
Hậu trường phim
2 phút trước
Israel tuyên bố bước vào 'giai đoạn mới' ở Gaza
Thế giới
10 phút trước
Nóng: Phạm Thoại xin lỗi sau khi công bố kết quả kiểm toán hơn 14 tỷ tiền từ thiện
Netizen
35 phút trước
Hang Sơn Đoòng được bình chọn vào top điểm đến siêu thực
Du lịch
37 phút trước
Concert "Mùa xuân" của Phan Mạnh Quỳnh ở Hà Nội dời lịch vì quốc tang
Nhạc việt
43 phút trước
Lý do concert "em gái BLACKPINK" tại TP.HCM ế ẩm, chưa có hạng vé nào sold-out sau 1 tuần mở bán
Nhạc quốc tế
46 phút trước
Ngọc Trinh quay lại đường cũ: Slay thì ít, sốc thì nhiều!
Sao việt
49 phút trước
Haaland lần đầu lên tiếng sau thảm họa của Man City
Sao thể thao
55 phút trước
ĐTCL mùa 14: Thăng hạng thần tốc đầu mùa với 3 đội hình dễ chơi, sức mạnh cực "khủng"
Mọt game
1 giờ trước
Kẻ xấu lợi dụng hình thức "xe ôm công nghệ" để làm vỏ bọc phạm tội
Pháp luật
1 giờ trước