Bình Định: Thanh tra “điểm mặt” loạt sai phạm khu nghỉ dưỡng ven biển Quy Nhơn
Thanh tra Sở Xây dựng Bình Định kiểm tra, phát hiện nhiều sai phạm ở Khu nghỉ dưỡng Ami resort & Spa và Khu du lịch nghỉ dưỡng Quy Nhơn Sea, nằm ven tuyến đường Quy Nhơn – Sông Cầu.
Ngày 22/3, Sở Xây dựng Bình Định cho biết, Thanh tra sở đã kiểm tra thực địa và phát hiện nhiều sai phạm tại Khu nghỉ dưỡng Ami resort & spa và Khu du lịch nghỉ dưỡng Quy Nhơn Sea (phường Ghềnh Ráng, TP.Quy Nhơn).
Theo đó, Sở Xây dựng Bình Định yêu cầu chủ đầu tư Khu nghỉ dưỡng Ami resort & Spa (Công ty TNHH Đầu tư Phát triển kỹ thuật Đông Nam) tạm ngừng thi công các hạng mục công trình sai với giấy phép xây dựng và quy hoạch được duyệt.
Khu du lịch nghỉ dưỡng Quy Nhơn Sea (công trình điểm dịch vụ du lịch số 10 tuyến Quy Nhơn – Sông Cầu, do Công ty TNHH Sài Gòn Max làm chủ đầu tư) bị yêu cầu tạm ngừng thi công các hạng mục công trình không có Giấy phép xây dựng, khẩn trương lập hồ sơ xin phép theo quy định.
Khu nghỉ dưỡng Ami resort & Spa (chủ đầu tư Công ty TNHH Đầu tư Phát triển kỹ thuật Đông Nam). Ảnh: Dũ Tuấn.
Theo kết quả kiểm tra của Đội Thanh tra xây dựng cùng tổ công tác, Khu nghỉ dưỡng Ami resort & Spa đã xây dựng các hạng mục nhà trung tâm, Bungalow đôi và đơn, nhà hàng, bể chứa nước.
Video đang HOT
Đối chiếu thực tế thi công với hồ sơ thiết kế và Giấy phép xây dựng do Sở Xây dựng Bình Định cấp và Quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/500, công trình đã thi công xây dựng sai với Giấy phép xây dựng và quy hoạch được phê duyệt.
Cụ thể, dự án đã dịch chuyển hai Bungalow đơn theo quy hoạch là vị trí dưới bãi biển nhưng thi công trên đồi cạnh Bungalow đôi. Xây dựng bể chứa nước sinh hoạt tại vị trí văn phòng làm việc không có trong hồ sơ thiết kế xin phép. Không thực hiện cắm mốc giới ngoài thực địa các khu đất nên chưa xác định được ranh giới quy hoạch.
Đoàn kiểm tra yêu cầu, chủ đầu tư thực hiện cắm mốc giới ngoài thực địa khu đất và tạm ngừng thi công các hạng mục công trình vi phạm nêu trên. Thực hiện thi công đúng theo hồ sơ thiết kế và Quy hoạch tỉ lệ 1/500 được phê duyệt.
Sở Xây dựng Bình Định yêu cầu chủ đầu tư Khu nghỉ dưỡng Ami resort & Spa (Công ty TNHH Đầu tư Phát triển kỹ thuật Đông Nam) tạm ngừng thi công các hạng mục công trình sai với giấy phép xây dựng và quy hoạch được duyệt. Ảnh: Dũ Tuấn.
Còn tại Khu du lịch nghỉ dưỡng Quy Nhơn Sea, đoàn kiểm tra đề nghị chủ đầu tư ngưng việc thi công xây dựng các hạng mục công trình không có giấy phép, khẩn trương lập hồ sơ xin phép theo quy định, có Giấy phép xây dựng do cơ quan chức năng cấp và đảm bảo điều kiện khởi công xây dựng thì mới được tiếp tục thi công.
UBND phường Ghềnh Ráng tiếp tục theo dõi, nếu chủ đầu tư không chấp hành các yêu cầu của cơ quan chức năng, phải phối hợp với các cơ quan liên quan xử lý theo quy định. Yêu cầu, chủ đầu tư khẩn trương thực hiện việc cắm mốc ranh giới quy hoạch ngoài thực địa.
Các công trình nghỉ dưỡng được xây dựng ven tuyến Quy Nhơn – Sông Cầu. Ảnh: Dũ Tuấn.
Lãnh đạo Sở Xây dựng Bình Định cho biết, tại Khu nghỉ dưỡng Avani Quy Nhơn (Công ty TNHH Du lịch Bãi Dài Quy Nhơn làm chủ đầu tư), Thanh tra Sở đã làm việc và yêu cầu chủ đầu tư cắm mốc để xác định ranh giới.
Cuối 2019, UBND Bình Định đã phê duyệt các điểm du lịch – dịch vụ dọc tuyến đường Quy Nhơn – Sông Cầu để tận dụng lợi thế về cảnh quan biển, du lịch nghỉ dưỡng, góp phần đẩy mạnh phát triển du lịch.
Theo quy hoạch, có 19 điểm du lịch trên tuyến với diện tích khoảng 300 ha. Song nhiều công trình bị người dân phản ánh lấn biển, bít lối đi.
“Sở sẽ kiểm tra tổng thể 19 công trình này, báo cáo UBND và đề xuất xử lý”, lãnh đạo Sở Xây dựng tỉnh Bình Định cho hay.
Chống hạn vụ hè thu: Kiên quyết không trồng lúa ở nơi thiếu nước
Ngày 13/3, Bộ NNPTNT phối hợp UBND tỉnh Bình Định tổ chức hội nghị sơ kết sản xuất trồng trọt vụ đông xuân 2019-2020, kế hoạch sản xuất vụ hè thu 2020 của 13 tỉnh thành duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên tại TP.Quy Nhơn (tỉnh Bình Định).
Theo Bộ NNPTNT, từ năm 2019 đến nay, toàn vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên lượng mưa thấp hơn trung bình nhiều năm, tình hình hạn hán đang diễn ra gay gắt. Dự báo, đến cuối vụ đông xuân 2019-2020, toàn vùng Nam Trung Bộ có khoảng 3.000ha cây trồng bị thiếu nước. Riêng khu vực Tây Nguyên sẽ có khoảng 25.000 - 30.000ha cây trồng bị hạn hán.
Vụ hè thu 2020, tình hình hạn hán gay gắt đang dần lộ diện. Đến đầu tháng 3 này, lượng nước trong các hồ chứa toàn vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên đạt 62%, thấp hơn so cùng kỳ các năm trước.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Trần Châu cho biết, năm 2019 tỉnh này đã bị hạn nặng, khiến gần 4.000ha lúa thiếu nước tưới và bà con nông dân đã chuyển sang cây trồng cạn hơn 3.000ha. Năm nay, tình hình còn gay gắt hơn, do đó tỉnh Bình Định đã chỉ đạo kiên quyết bỏ khoảng 1.200ha đất lúa không có nước và chuyển đổi khoảng 2.000ha sang cây trồng khác.
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Lê Quốc Doanh thăm đồng lúa của nông dân Bình Định. (ảnh Dũ Tuấn)
"Thời gian vừa rồi, UBND tỉnh Bình Định cũng chỉ đạo quyết liệt cho UBND các huyện phải làm sao tập trung giải quyết các vấn đề cấp bách. Thứ nhất là ưu tiên lượng nước sinh hoạt cho người dân, thứ 2 là nước tưới cho nông nghiệp, chỗ nào không có nước thì dứt khoát không sản xuất hoặc chuyển sang trồng cây mè. Càng chống hạn càng tốn kém hơn, do vậy tôi đề nghị không có nước, thiếu nước chừng 2 - 3 đợt nữa thì không mở rộng diện tích nữa và giảm dần diện tích này" - ông Châu cho hay.
Tại hội nghị, đại diện Bộ NNPTNT đã thông tin những thử thách lớn mà ngành nông nghiệp nước nhà đang phải đối mặt. Dịch bệnh tả lợn châu Phi trên đàn lợn vừa tạm lắng thì ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, hàng nông sản, thủy sản không xuất khẩu được khiến nông dân gặp nhiều khó khăn. Đến thời điểm hiện tại lại phải đối mặt với hạn hán nghiêm trọng hơn nhiều năm, đến sớm và rõ nhất là ở các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận.
Bộ NNPTNT đã lên 2 kịch bản đối phó với hạn hán, lấy mốc so sánh là đợt hạn nặng năm 2015-2016, theo đó sẽ giảm diện tích trồng lúa.
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Lê Quốc Doanh yêu cầu các địa phương tích cực tập trung sử dụng giống lúa ngắn ngày năng suất cao, đẩy lịch thời vụ lên sớm hơn khoảng 15 ngày để tận dụng nguồn nước.
"Ở những nơi có nguy cơ không đủ nước tưới cho lúa chúng ta kiên quyết không trồng lúa và nghiên cứu chuyển sang cây màu cần ít nước, kể cả những nơi nước quá khó khăn chúng ta cắt vụ không gieo trồng. Đây là quan điểm chỉ đạo, đề nghị các địa phương phải tập trung để thực hiện các giải pháp ứng phó" - ông Doanh yêu cầu.
Theo Danviet
Vì sao nước đen ngòm, bốc mùi hôi thối nồng nặc xả ra biển Quy Nhơn? Cơ quan chức năng ở tỉnh Bình Định đã vào cuộc kiểm tra và xác định 2 nguyên nhân ban đầu khiến cống nước đen ngòm, bốc mùi hôi thối nồng nặc xả ra biển Quy Nhơn. Nước thải màu đen, hôi thối Ngày 3/1, liên quan vụ việc cống nước đen ngòm, bốc mùi hôi thối nồng nặc xả ra biển Quy...