Bình Định tập trung khắc phục thiệt hại do bão số 9
Cơn bão số 9 đã gây thiệt hại cho Bình Định khá nặng nề. Bão tan, lãnh đạo tỉnh Bình Định chỉ đạo các địa phương tập trung khắc phục thiệt hại.
Theo báo cáo nhanh của Ban chỉ huy PCTT – TKCN tỉnh Bình Định, đến chiều 28/10, bão số 9 đã làm 5 người ở TP Quy Nhơn, TX An Nhơn, TX Hoài Nhơn và huyện Phù Mỹ bị thương.
Bão đã làm 24 ngôi nhà dân tại TP Quy Nhơn, TX An Nhơn, huyện Phù Mỹ, huyện Tuy Phước bị sập đổ; 2.820 ngôi nhà bị tốc mái, 741 nhà ngập nước. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh này còn có 2.867ha hoa màu bị hư hỏng; 2 tàu cá bị chìm; cầu cảng Đề Gi (huyện Phù Cát) bị tàu vỏ thép bức neo va đập làm cong trụ cầu. Tổng thiệt hại ước tính gần 211 tỷ đồng.
Bão số 9 đã làm 24 nhà dân ở Bình Định bị sập. Ảnh: Vũ Đình Thung.
Sau khi bão tan, chiều 28/10, ông Lê Kim Toàn, Phó Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bình Định đã đi kiểm tra, chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả bão số 9 tại các huyện Tuy Phước, Phù Cát, Phù Mỹ và TX An Nhơn.
Ông Toàn lưu ý, sau khi bão tan thì ảnh hưởng của hoàn lưu bão còn diễn biến phức tạp, có thể gây ra các đợt mưa lũ lớn. Do vậy, chính quyền các địa phương phải tập trung chủ động ứng phó và dồn mọi nỗ lực để khắc phục hậu quả, nhanh chóng ổn định đời sống nhân dân.
“Trước mắt, UBND các huyện xuất kinh phí dự phòng để mua lương thực, mì tôm, nước uống, thuốc men, nhu yếu phẩm… hỗ trợ cho các hộ gia đình có người bị thương, nhà bị sập, tốc mái; tuyệt đối không để hộ gia đình nào bị đói, rét. Bên cạnh đó, kịp thời huy động lực lượng bộ đội, công an, thanh niên xung kích, dân quân tự vệ hỗ trợ người dân sớm khắc phục hậu quả, ổn định đời sông”, ông Toàn yêu cầu.
Dọn dẹp cây xanh bị ngã đổ trong TP Quy Nhơn. Ảnh: Vũ Đình Thung.
Tại xã đảo Nhơn Châu (TP Quy Nhơn), do ảnh hưởng của bão số 9 nên địa phương này đã bị cô lập với đất liền. Nhận định tình hình cô lập sẽ kéo dài nhiều ngày, chính quyền xã Nhơn Châu đã vận động người dân trên đảo tích trữ lương thực đảm bảo sử dụng trong thời gian từ 40 – 50 ngày. Chính quyền xã cũng tích trữ số lượng gạo để cấp phát cho người dân địa phương khi cần thiết.
Bão số 9 rất nguy hiểm, thời gian lưu gió mạnh đến 6 - 7 tiếng 'là chưa từng có'
Đó là nhận định của Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường khi trả lời báo chí về tính chất nguy hiểm của cơn bão số 9 khi đã đổ bộ vào đất liền vào chiều 28.10.
Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường trả lời báo chí về tính chất nguy hiểm của cơn bão số 9 . ẢNH: HOÀNG SƠN
Theo Bộ trưởng Bộ NN-PTNT, cơn bão số 9 đã chính thức hoành hành ở Trung Trung bộ và Nam Trung bộ, suốt từ Thừa Thiên - Huế kéo dài vào Phú Yên ở phía nam. Đặc biệt là các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đà Nẵng và phía bắc Bình Định.
"Chưa có cơn bão nào mà thời gian lưu gió mạnh suốt 6 - 7 tiếng đồng hồ, bắt đầu từ 10 giờ sáng hôm nay (28.10). Tốc độ gió như chúng ta đứng ở đây là cấp 10, giật cấp 11 - 12 (tại Đà Nẵng lúc 16 giờ - PV), cho thấy sức tàn phá của cơn bão này. Đặc biệt, cơn bão này đi cùng với gió lớn trên mô lớn thì mưa lớn kéo dài suốt từ tối hôm qua cho đến hôm nay. Có những điểm mưa trên 200 mm liên tục. Thậm chí Quảng Ngãi cả vệt đều mưa to", ông Cường nói.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường nói về sự khốc liệt của cơn bão số 9 - Thực hiện: Hoàng Sơn
Theo Bộ trưởng Bộ NN-PTNT, trong 2 ngày qua, các địa phương đã triển khai công tác ứng phó bão số 9 với khối lượng công việc khổng lồ. Một là, tổ chức di dời dân ở vùng nguy hiểm tới 400.000 người ở 6 tỉnh trọng điểm.
"Chúng ta phải huy động tàu thuyền của ngư dân với 45.000 tàu với tổng số 300.000 lao động trên biển. Chúng ta phải tổ chức di dời ở 188.000 lồng bè và cả những thiết chế hạ tầng trên bờ, các hoạt động kinh tế của 6 tỉnh trọng điểm tạm thời đóng cửa vào tối hôm qua và ngày hôm kia", ông Cường đánh giá.
"Như vậy một khối lượng công việc khổng lồ. Đến giờ sau 6 tiếng đồng hồ hoành hành bởi cơn bão vô cùng nguy hiểm, số liệu thiệt hại về người chưa có ghi nhận thương vong. Trừ 1 trường hợp ở Tây Nguyên. Tuy nhiên, có 2 tàu của Bình Định với 26 người hiện nay mất tích đang trên đường tránh bão".
Thiệt hại do bão số 9 gây ra là vô cùng lớn
Theo đánh giá của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường "với cơn bão này thiệt hại vô cùng lớn". Cho đến chiều 28.10, khoảng 10 vạn ngôi nhà dân, hạ tầng đã bị tốc mái hỏng hóc...
Các thiết chế kinh tế, kể cả điện mặt trời kể cả các công trình khác bị hư hại. "Trong thời gian ngắn với khối lượng công việc khổng lồ với một cơn bão đặc biệt nguy hiểm trong 20 năm nay, vào đúng vùng lũ chồng lũ, với sự ý thức, trách nhiệm, cả hệ thống chính trị, toàn bộ người dân vào cuộc, thực hiện nghiêm túc từ ban chỉ đạo từ T.Ư đến ban chỉ huy cấp địa phương, do đó chúng ta có được kết quả ban đầu thấp tỷ lệ thiệt hại con người", ông Cường nói.
Theo ông Cường, mạng sống người dân "là vốn quý nhất, còn lại của cải vật chất tới đây chúng ta sẽ có đánh giá sát hơn". "Cơn bão số 9 này chúng ta đã ứng phó đồng bộ và đã có những kết quả bước đầu", Bộ trưởng Bộ NN-PTNT đánh giá.
Nhiều bệnh viện vỡ kính, tốc mái do cuồng phong Nhiều bệnh viện ở Quảng Ngãi, Bình Định bị tốc mái, vỡ cửa kính, ngã đổ cây cối do bão, một số trung tâm y tế bị sập nhà xe. Sau một buổi bão Molave hoành hành, nhiều bệnh viện trong vùng chịu thiệt hại nặng về tài sản. Ở Quảng Ngãi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh bị sập trần nhà, tốc hầu...