Bình Định, Quảng Ngãi chìm trong lũ
Trong ngày 2.12, lượng mưa trên địa bàn tỉnh Bình Định đã giảm nhưng nhiều khu dân cư vẫn bị lũ chia cắt. Mưa lũ cũng gây ngập nhiều địa phương ở Quảng Ngãi.
Nhiều làng quê ở Quảng Ngãi bị lũ chia cắt
* Mưa lũ gây ngập nhiều địa phương ở Quảng Ngãi
Ngày 2.12, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Định cho biết đã có 4 người chết do mưa lũ gây ra, tăng thêm 1 trường hợp so với ngày 1.12.
Nạn nhân mới được xác nhận bị chết do mưa lũ là bà Nguyễn Thị Hoa (43 tuổi, ở thôn Vĩnh Thành, xã Cát Tài, H.Phù Cát).
Ngoài ra, tỉnh này còn có 3 người bị thương, gồm: ông Nguyễn Long (32 tuổi, ở thôn Thiện Chánh 2, xã Tam Quan Bắc, H.Hoài Nhơn), bà Hồ Thị Yến (60 tuổi) và bà Trần Thị Chanh (58 tuổi, cùng ở thôn Vạn Khánh, xã An Hòa, H.An Lão).
Nhiều tuyến đường ở ngoại thành TP.Quy Nhơn vẫn chìm trong lũ ẢNH: HOÀNG TRỌNG
Thống kê đến trưa 2.12, tỉnh Bình Định đã có 3.822 ngôi nhà bị ngập nước. Về nông nghiệp có gần 8.200 ha lúa bị ngập, 730 ha hoa màu bị thiệt hại, 206 ha ruộng bị sa bồi… Nhiều công trình thủy lợi, đường giao thông cũng bị sạt lở, hư hỏng nặng.
Video đang HOT
Đường vào một khu dân cư P.Nhơn Hòa, TX.An Nhơn sáng 2.12 ẢNH: HOÀNG TRỌNG
Việc đi lại của người dân H.Tuy Phước vẫn còn khó khăn và nguy hiểm ẢNH: HOÀNG TRỌNG
Trong ngày 2.12, lượng mưa trên địa bàn tỉnh Bình Định đã giảm nhưng nhiều khu dân cư ở phía đông các huyện Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Tuy Phước vã TX.An Nhơn vẫn bị lũ chia cắt.
Mưa lũ gây ngập nhiều địa phương ở Quảng Ngãi
Sau 4 ngày mưa liên tiếp kèm lũ các sông dâng cao đã làm nhiều làng quê ở Quảng Ngãi bị sâu từ 0,5-1,5 m, gây chia cắt và cô lập hoàn toàn.
Đến chiều tối 2.12, trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi vẫn còn nhiều vùng bị nước lũ chia cắt gây cô lập hàng trăm hộ dân ở các huyện Mộ Đức, Đức Phổ, Tư Nghĩa, Nghĩa Hành, Bình Sơn.
Nhiều địa phương ở H.Đức Phổ ngập nặng
Theo Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai – Tìm kiếm cứu nạn H.Đức Phổ, từ chiều tối 1.12, hồ chứa nước Núi Ngang bắt đầu xả lũ với lưu lượng 200 m3/giây kết hợp nước sông Trà Câu dâng cao khiến nhiều làng quê nằm ven sông bị nước lũ tấn công. Trong đó, thôn An Trường (xã Phổ Ninh) bị ngập nặng nhất.
Chính quyền xã Phổ Ninh đã huy động lực lượng công an, xã đội, thanh niên xung kích tiến hành di dời 100 hộ dân trong thôn. Sóng lớn đánh sạt lở hàng trăm mét kè chắn sóng Thạnh Đức và Thạch By (xã Phổ Thạnh).
Nhà dân và đường giao thông ở thôn An Trường, xã Phổ Ninh (H.Đức Phổ) bị ngập sâu
Chính quyền xã Phổ Ninh huy động lực lượng di dời các hộ dân trong thôn An Trường
Trong khi đó, tại huyện miền núi Sơn Tây, do mưa lớn kéo dài nên chiều 2.12, tuyến đường từ trung tâm xã Sơn Long về khu dân cư Anh Nhoi 2 (xã Sơn Long) bị sạt lở nghiêm trọng với gần 1.000 m3 đất đã sạt lở xuống đường khiến giao thông bị ách tắc hoàn toàn.
Sóng lớn đánh hư hỏng nặng kè chắn sóng Thạch By, xã Phổ Thạnh (H.Đức Phổ)
(Theo Tuổi Trẻ)
Đề xuất 35 tỷ đồng chống ngập đường Hồ Chí Minh
Để xử lý đoạn đường Hồ Chí Minh qua Quảng Bình thường xuyên úng ngập, Tổng cục Đường bộ đề xuất chi 35 tỷ đồng từ Quỹ bảo trì đường bộ để sửa chữa.
Theo Tổng cục Đường bộ, đoạn từ km909 đến km912 đường Hồ Chí Minh thuộc xã Thượng Hóa (Minh Hóa, Quảng Bình) được đưa vào khai thác từ năm 2003 với quy mô đường cấp 3 miền núi, mặt đường rộng 7 m.
Đây là đoạn đường đắp, hướng tuyến tương đối thẳng đi giữa thung lũng với 2 bên là núi cao bao quanh, phía phải tuyến có một khe nước rộng khoảng 15-20 m, sâu khoảng 8-10 m. Hàng năm vào mùa mưa lũ, lượng nước chảy qua khe thoát không kịp gây ngập nền, mặt đường sâu trung bình 0,4-1 m làm giao thông bị tắc nghẽn, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cho người và phương tiện.
Mưa to khiến đường Hồ Chí Minh nhánh đông qua Quảng Bình ngập đến 3 mét. Ảnh: Chi cục quản lý đường bộ 2.3
Do vậy để khắc phục tình trạng ngập đường, Tổng cục Đường bộ đã đề nghị Bộ Giao thông Vận tải cho phép đầu tư xử lý chống ngập đoạn đường Hồ Chí Minh, tỉnh Quảng Bình với giải pháp tôn cao nền, cải tạo hệ thống thoát nước, mở rộng lòng khe phía phải tuyến. Kinh phí dự kiến khoảng 35 tỷ đồng từ nguồn vốn Quỹ bảo trì đường bộ trung ương năm 2017.
Hiện tại, Tổng cục Đường bộ đã chỉ đạo Cục quản lý đường bộ II thường xuyên tuần tra, có biện pháp phân luồng cho người và phương tiện qua khu vực trên khi xảy ra tình trạng ngập nền, mặt đường.
Sau cơn mưa lũ lớn miền Trung ngày 13-16/10, Thứ trưởng Giao thông Vận tải Lê Đình Thọ đã khảo sát và đánh giá nhiều đoạn tuyến thường xảy ra ngập gây chia cắt cần được nâng cấp như đoạn km909-912 đường Hồ Chí Minh nhánh Đông; một số vị trí trên quốc lộ 1A, dải phân cách trở thành vật cản ngăn nước. Sắp tới Bộ Giao thông sẽ yêu cầu các đơn vị liên quan lên phương án thay thế bằng hệ thống dải phân cách mềm, dễ tiêu thoát nước.
Đoàn Loan
Theo VNE
Nghệ An: Nước sông dâng cao, nhiều khu vực đang bị cô lập Mặc dù mực nước trên sông Lam đã xuống mức 5,2m, dưới mức báo động I gần 0,2m nhưng một số khu vực hạ nguồn sông Lam vẫn đang bị chia cắt. Do đã được chuẩn bị từ trước, cuộc sống của người dân vùng rốn lũ Hưng Nguyên không có nhiều biến động so với ngày thường. Theo thống kê của UBND...