Bình Định: Nông dân “từ chối” tiền đền bù, hiến 2,3 triệu m2 đất
Sau 10 năm thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), nông dân tỉnh Bình Định đã “từ chối” tiền đền bù, tự nguyện hiến hơn 2,3 triệu m2 đất, xây mới và sửa chữa hàng trăm nhà tình nghĩa…
Ngày 4/12, Hội Nông dân tỉnh Bình Định đã tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020 và Phong trào thi đua “Tỉnh Bình Định chung sức xây dựng nông thôn mới”.
Đến nay, toàn tỉnh Bình Định có 77 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (Chính phủ giao Bình Định đến năm 2020 có 61 xã công nhận đạt chuẩn nông thôn mới), 2 đơn vị cấp huyện đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn là huyện Hoài Nhơn và công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới là Thị xã An Nhơn. Trong kết quả chung đó, có vai trò quan trọng của Hội Nông dân các cấp và hội viên nông dân trong tỉnh.
Chủ tịch BCH T.Ư Hội NDVN Thào Xuân Sùng thăm mô hình nuôi cá Koi, cá diêu hồng của anh Nguyễn Bá Luyện. (ảnh: Dũ Tuấn).
10 năm qua cán bộ, hội viên nông dân trong tỉnh đã hiến 2.348.387m2 đất, đóng góp 453.495 triệu đồng, 945.687 ngày công, làm mới và sửa chữa 7.351 km đường giao thông nông thôn, bê tông hóa, sửa chữa 6.156 km kênh mương nội đồng, cải tạo, kiên cố hóa 861 chiếc cầu, cống.
Đặc biệt, vận động cán bộ, hội viên nông dân đóng góp xây dựng và sửa chữa được 274 nhà đại đoàn kết, nhà tình nghĩa; trao tặng trên 43.000 suất quà cho hội viên nông dân nghèo, gia đình chính sách trị giá trên 13,56 tỷ đồng, góp phần thực hiện thắng lợi tiêu chí nhà ở trong xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
Phối hợp vận động hội viên, nông dân đóng góp hàng chục tỷ đồng để xây lắp hệ thống điện thắp sáng trên các trục đường giao thông thôn, xóm của 126 xã giúp bộ mặt nông thôn khởi sắc, góp phần ổn định tình hình an ninh trật tự, giảm thiểu tai nạn giao thông. Điển hình như: mô hình “6 không, 9 có”, “Điện sáng đường quê”.
Video đang HOT
Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020 và Phong trào thi đua “Tỉnh Bình Định chung sức xây dựng nông thôn mới”.
Hàng năm, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh đều tập trung tổ chức phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững. Trung bình có từ 100.000 – 130.000 nông dân/ năm đăng ký phân đâu đat danh hiêu hô SXKDG cac câp, kết quả bình xét, có trên 69.000 nông dân/năm đạt tiêu chuân SXKDG các cấp.
Mặc dù đạt nhiều kết quả khả quan nhưng ông Đỗ Thiện Chế, Phó Chủ tịch Hội nông dân tỉnh Bình Định thừa nhận, một bộ phận cán bộ, hội viên, nông dân chưa có nhận thức đúng về Chương trình Mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, chưa phát huy được ý thức tự giác, vai trò chủ thể của nông dân trong tham gia xây dựng nông thôn mới.
Vườn nuôi cá Koi, cá diêu hồng của nông dân Nguyễn Bá Luyện (ở thôn Tân Lập, xã Nhơn Lộc) giúp nhiều nông dân học hỏi kinh nghiệm làm giàu.
Cán bộ cơ sở Hội một số nơi còn lúng túng khi thưc hiên chương trinh, đội ngu can bô Hôi cơ sơ thương xuyên co sư biên đông, nhât la sau Đai hôi Đang câp xa nên cung han chê trong công tac triên khai thưc hiên.
“Tài liệu, kinh phí và các nguồn lực hỗ trợ cho công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức tham gia xây dựng nông thôn mới tại các địa phương còn hạn chế. Một số địa phương còn nôn nóng, thành tích, hình thức, chưa chú trọng đến nâng cao chất lượng môi trương, cuộc sống người dân, hiệu quả đầu tư chưa cao”, ông Chế nhìn nhận.
Theo Danviet
Quảng Ngãi: Những mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, dân giàu
Để hướng đến một nền nông nghiệp sạch, an toàn và bền vững, các cấp Hội Nông dân (ND) trong tỉnh Quảng Ngãi đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động đổi mới tư duy để trở thành "Người nông dân thông thái" trên chính mảnh vườn, thửa ruộng của mình.
Nhằm tạo sức lan tỏa trong nếp sản xuất nông nghiệp an toàn của nông dân, trong thời gia qua, các cấp Hội ND trong tỉnh Quảng Ngãi đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nông dân nâng cao ý thức trong sản xuất kinh doanh, kết hợp với việc cung cấp các dịch vụ hỗ trợ, tạo điều kiện cho người nông dân thay đổi thói quen sản xuất nông nghiệp truyền thống sang sản xuất nông nghiệp hiện đại, an toàn.
Làm ra sản phẩm được tin tưởng
Mô hình trồng nấm ăn và nấm dược liệu của HTX nấm Đức Nhuận (Mộ Đức) cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Ảnh: Hà Hoàng
Trung tâm Hỗ trợ và Giáo dục nghề nhiệp nông dân - phụ nữ thuộc Hội ND tỉnh Quảng Ngãi (gọi tắt là Trung tâm) là đầu mối trong việc hướng dẫn, hỗ trợ kỹ thuật và cung ứng các loại cây, con giống đảm bảo chất lượng cho nông dân phát triển sản xuất mang lại hiệu quả cao. Thời gian qua, với sự hỗ trợ, vào cuộc của trung tâm, nhiều mô hình sản xuất an toàn đã ra đời như: trồng măng tây xanh hữu cơ ở xã Tịnh Giang (Sơn Tịnh), Đức Chánh, Đức Thắng (Mộ Đức) và thị trấn Đức Phổ (Đức Phổ); trồng rau sạch của Tổ hợp tác nông dân ở xã Bình Thới (Bình Sơn); trồng nấm ăn và nấm dược liệu ở xã Đức Nhuận (Mộ Đức),... Tại các mô hình nay, từ khâu sản xuất đến thu hoạch, bảo quản và phân phối ra thị trường đều tuân thủ theo quy trình chặt chẽ, nên sản phẩm nông nghiệp an toàn được người tiêu dùng tin tưởng, lựa chọn.
Mô hình nuôi lợn bằng thức ăn thảo dược ở Hợp tác xã Tân Hòa Phú, xã Hành Tín Tây, huyện Nghĩa Hành được Hội ND tỉnh Quảng Ngãi hỗ trợ giống, thức ăn và hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng. Mô hình này có lợi thế là các hộ nuôi tận dụng được các loại thức ăn từ nguyên liệu có sẵn tại nhà như: Cám gạo, bột bắp, bột mì phối trộn với thức ăn sinh học được chế biến từ thảo dược (sản phẩm đã được cấp bản quyền sở hữu trí tuệ). Trong suốt quá trình thực hiện mô hình, Hội ND tỉnh Quảng Ngãi đã thuê chuyên gia hướng dẫn, tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, tổ chức kiểm tra, giám sát chặt chẽ quy trình tại các các hộ tham gia mô hình.
Thời gian qua, Hội ND tỉnh Quảng Ngãi cũng đã tăng cường công tác đào tạo, dạy nghề cho nông dân kết hợp với việc chuyển giao các tiến bộ KHKT và công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp để hướng đến nền nông nghiệp sạch trong tương lai. Nhờ đó mà nhiều nông dân ở các địa phương trong tỉnh dần dần thay đổi tư duy sản xuất để trở thành "người nông dân thông thái" trên cánh đồng.
Nhiều nơi, nông dân còn năng động, sáng tạo nhiều quy trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch theo phương thức "quản lý dịch hại tổng hợp" như: "ruộng lúa, bờ hoa", "vườn rau, bờ hoa",... hoặc sử dụng các chất dẫn dụ côn trùng nhằm hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc BVTV để không ảnh hưởng đến chất lượng nông sản, không gây ô nhiễm môi trường xung quanh.
Đẩy mạnh quảng bá sản phẩm
Bên cạnh các mô hình được hướng dẫn, nông dân nhiều địa phương còn sáng tạo ra các mô hình sản xuất nông nghiệp an toàn tùy vào điều kiện. Nông dân ở xã Đức Hiệp, huyện Mộ Đức đã sáng tạo quy trình sản xuất rau sạch bằng cách trồng luân phiên các loại rau và hoa màu xen canh.
Bên cạnh đó, nhiều nông dân trong xã Đức Hiệp còn tăng cường sử dụng phân hữu cơ và phân vi sinh cho cánh đồng rau màu của mình và hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học để nâng cao chất lượng nông sản, an toàn cho người tiêu dùng.
Tuy nhiên, việc ứng dụng các chế phẩm sinh học vào sản xuất nông nghiệp ở Quảng Ngãi chưa nhiều vì đa số các mô hình sản xuất vẫn còn nhỏ lẻ, manh mún; việc sử dụng phân hữu cơ, vi sinh vào trồng trọt cũng rất ít vì nhiều nông dân vẫn chưa được tiếp cận các thông tin từ các sản phẩm vật tư uy tín, chất lượng...
Thêm vào đó, nếu áp dụng đúng quy trình sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn đòi hỏi giá thành đầu ra ít nhất phải cao hơn 1,5 lần so với giá thị trường thì người nông dân mới có lãi.
Theo lãnh đạo Hội ND tỉnh Quảng Ngãi, để nông dân yên tâm sản xuất sạch, sản xuất an toàn, nhân rộng mô, trong thời gian tới các cấp Hội cần đẩy mạnh công tác hướng dẫn, hỗ trợ thành lập các câu lạc bộ, tổ hợp tác và hợp tác xã để giúp nông dân liên kết, hỗ trợ nhau về vốn, kiến thức và tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Hội ND các cấp cũng cần chủ động tăng cường Đồng phối hợp các ban, ngành liên quan để tổ chức hệ thống phân phối, quảng bá sản phẩm nông sản sạch, an toàn của nông dân, mô hình sản xuất do Hội ND hướng dẫn, giám sát đến với người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh...
Theo Danviet
Cô giáo Bình Phước hiến căn nhà hơn 100m2 để xây bờ kè nghìn tỷ Sau nhiều ngày suy nghĩ, bà Hoa (Bình Phước) thuyết phục các con đồng ý hiến căn nhà đang ở để xây dựng cảnh quan đô thị. 3 hôm nay, bà Nguyễn Thị Hoa, ở khu phố Tân Đồng 1, phường Tân Thiện, thành phố Đồng Xoài, Bình Phước được ra Hà Nội để tham dự chương trình Giao lưu toàn quốc các...