Bình Định: “Liều” đưa giống bơ ngon từ Đắk Lắk về trồng ở huyện nghèo, cái kết không thể bất ngờ hơn
Nhận thấy tiềm năng lớn từ cây bơ cao sản 034, ông Nguyễn Trọng Đào, ở thôn Hiệp Vinh 2, xã Canh Vinh, huyện Vân Canh (tỉnh Bình Định) tìm tòi, học hỏi để đưa giống bơ 034-loại cây ăn trái này từ Đắk Lắk về trồng ở Vân Canh.
Chỉ sau 4 năm vừa làm, vừa học hỏi, đúc kết kinh nghiệm vườn bơ của ông Đào đã cho thu hoạch với năng suất, chất lượng thơm ngon tương đương như ở Tây Nguyên.
Ông Nguyễn Trọng Đào, xã Canh Vĩnh, huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định (bìa phải) giới thiệu vườn bơ 034 của gia đình.
Thật ra khu vườn chuyên canh cây ăn trái của ông Đào có rộng tới 10 ha với đủ các loại cây trái. Nhưng chiếm nhiều tâm huyết của ông là 1 ha trồng 700 gốc bơ, trong đó những cây bơ giống 034 đầu tiên nay đang xum xuê trái.
Ông Đào kể, năm 2016, tôi cầm mẫu đất vườn nhà lên đến tận nhà “vua bơ” Đắk Lắk – Trịnh Xuân Mười để nhờ thẩm định. Cảm mến tinh thần ham học của ông Đào, ông Trịnh Xuân Mười chỉ bày để ông Đào làm chủ kỹ thuật ghép mắt chồi nhằm cải tạo vườn bơ.
Video đang HOT
Biết chắc chân đất Vân Canh phù hợp với bơ cao sản 034, về đến nhà, ông Đào cho phá bỏ vườn điều để trồng bơ 034. Nói thì đơn giản vậy nhưng trước khi đúc kết được kỹ thuật chăm sóc cây bơ sao phù hợp thổ nhưỡng, thời tiết địa phương không hề đơn giản.
Đưa tôi đi thăm những cây bơ 034 quý giá của mình, ông Đào cho biết, giống bơ 034 có sức sinh trưởng khỏe, cho quả sớm và đặc biệt năng suất ổn định. 2 cây bơ trưởng thành, tầm vóc tương đương nhau thì năng suất bơ 034 gấp 3 lần bơ thường.
Đã vậy chất lượng bơ 034 lại vượt trội về mọi mặt. Quả bơ 034 dài, dẻo, béo, bảo quản được lâu hơn so với bơ thường từ 4 – 5 ngày. Hiện, bơ 034 trên thị trường có giá khoảng 80.000 đồng/kg, trong khi bơ thường cao lắm chỉ đến mức 15.000 đồng/kg.
Tuy vậy, điểm khiến nhiều người ngần ngại trồng bơ 034 là bởi mấy điểm: mối rất hay xông từ gốc lên thân những cây bơ 034 khiến cây bơ chết rất nhanh, giống bơ này cây thiếu nước thì chết ngay nhưng thừa nước cây cũng chết nhanh không kém, từ khi cây ra hoa đến khi kết trái rất khó canh nước tưới.
Để dễ dàng kiểm soát nước tưới, đảm bảo vườn bơ đạt năng suất, chất lượng cao, từ năm 2018, ông Đào lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt, nhờ đó vừa tiết kiệm nước, phân bón, thời gian, tăng hiệu quả kinh tế.
Tính luôn cả những đợt trái chín bói, đến nay ông Đào đã thu hoạch được 3 mùa bơ. Tuy cây bơ cũng chưa đạt năng suất tối đa nhưng mỗi vụ, gia đình ông đã thu được hơn 150 triệu đồng.
Ông Đào hy vọng tới đây, khi cây bơ trưởng thành hoàn chỉnh, năng suất và chất lượng sẽ cao hơn, đặc biệt trái bơ sẽ đạt độ to đến tối đa, lúc ấy thu nhập từ vườn bơ sẽ tốt hơn.
Ông Đinh Văn Quảng, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Vân Canh cho biết, giống bơ sáp 034 đang được đánh giá cao ở thời điểm hiện nay với nhiều ưu điểm vượt trội, đặc biệt cho năng suất cao. Xã đang có kế hoạch tổ chức tập huấn để ông Đào có thể chuyển giao kỹ thuật trồng và ghép mắt giống bơ 034 cho những bà con có nhu cầu nhằm nhân rộng mô hình.
Chị ruột làm Phó Giám đốc nửa năm, mới phát hiện em trai làm kế toán trưởng
Chị ruột được bầu làm Phó giám đốc Trung tâm Y tế huyện nửa năm thì mới phát hiện em trai làm kế toán trưởng, điều này là trái quy định.
Ngày 10/6, ông Lê Quang Hùng, Giám đốc Sở Y tế Bình Định cho biết, đã nắm được sự việc bổ nhiệm không đúng quy định xảy ra ở Trung tâm Y tế huyện Vân Canh. Đồng thời, đã yêu cầu đơn vị này xử lý vụ việc.
Theo báo cáo của Trung tâm Y tế huyện Vân Canh, ông Ngô Quốc Việt được bổ nhiệm làm kế toán trưởng của trung tâm theo quyết định số 209/QĐ-SYT ngày 22/1/2019 của Sở Y tế Bình Định. Còn bà Ngô Thị Hồng Liên được bổ nhiệm làm Phó Giám đốc trung tâm theo quyết định số 1662/QĐ-SYT ngày 1/11/2019 của Sở Y tế Bình Định. Bà Liên và ông Việt là chị em ruột.
Khoản 3, Điều 20 Luật số 36/2018/QH14 Luật phòng chống tham nhũng ngày 20/11/2018 của Quốc hội khóa 14 có nêu rõ: "Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị không được bố trí vợ hoặc chồng, bố mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán, làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc giao dịch, mua bán hàng hóa, dịch vụ, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị đó".
Đối chiếu với quy định trên, việc bà Ngô Thị Hồng Liên làm Phó giám đốc Trung tâm Y tế huyện Vân Canh, trong khi em ruột của bà là ông Ngô Quốc Việt giữ vị trí kế toán trưởng, là không đúng với quy định. Ông Lê Quang Hùng cho biết, để xảy việc này cũng là sơ suất, chủ quan của Trung tâm Y tế huyện Vân Canh.
"Trước khi bà Liên được bổ nhiệm giữ chức Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Vân Canh, thì ông Việt đã làm kế toán trưởng ở đơn vị này. Giờ theo quy định, bà Liên lên chức Phó Giám đốc Trung tâm Y tế, thì ông Việt không được làm kế toán trưởng đơn vị này nữa. Chúng tôi chờ tờ trình của Ban giám đốc Trung tâm Y tế huyện Vân Canh, rồi Sở sẽ điều chuyển ông Việt sang phòng khác", ông Hùng cho hay.
Ông Lê Quang Hùng cho biết thêm, sự việc bà Liên và ông Việt là chị em ruột, thời điểm ký Quyết định bổ nhiệm chức vụ Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Vân Canh đối với bà Liên, Sở Y tế tỉnh Bình Định không hề hay biết.
Sau đó, Trung tâm Y tế huyện Vân Canh mới phát hiện vụ việc và có báo cáo bằng văn bản gửi đến Sở Y tế tỉnh Bình Định xin ý kiến. Vì vậy, Sở Y tế tỉnh Bình Định đã yêu cầu Trung tâm Y tế huyện Vân Canh thực hiện theo đúng quy định và xem xét xử lý trách nhiệm của cá nhân, đơn vị liên quan khi để xảy ra sự việc trên.
Được biết, trước khi được bổ nhiệm giữ chức Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Vân Canh, bà bà Ngô Thị Hồng Liên (SN 1975) làm đội trưởng đội y tế dự phòng của huyện này.
Nuôi hươu, nai thả đi như trong rừng, lão nông có cơ ngơi tiền tỷ Với 50 ha rừng trồng keo lai, 2 vườn ươm cây giống, kết hợp chăn nuôi 19 con hươu và nai, ông nông dân Nguyễn Bá Đào (50 tuổi, ở thôn Bình Long, xã Canh Vinh, huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định) mỗi năm bỏ túi vài trăm triệu đồng. "Vua trồng rừng" Ông nông dân Nguyễn Bá Đào vốn sinh ra trong...