Bình Định: “Lạnh gáy” người dân ghép cây làm cầu tạm vượt sông
Dòng lũ chảy xiết đã đánh sập 2 nhịp cầu An Liên bắc qua sông Dinh, gây cô lập 1.200 hộ dân xã An Dũng, An Vinh ( huyện An Lão, tỉnh Bình Định). Để đi lại người dân phải dùng thân cây ghép thành cầu tạm, “đánh đu” qua sông.
Ngày 3/11, Chủ tịch UBND huyện An Lão (tỉnh Bình Định) Phạm Văn Nam cho hay, sau bão số 5, từ sáng 31/10 trên sông Dinh xuất hiện trận lũ lớn đánh sập 2 nhịp cầu An Liên (xã An Dũng).
Theo ông Nam, cầu An Liên xây dựng đã lâu, hiện xuống cấp nặng. Tuy nhiên, cầu nằm trong dự án hồ Đồng Mít và cũng đã có kế hoạch di dời 499 hộ dân của xã An Dũng trong năm tới nên không làm cầu kiên cố. Trong khi đó, cầu bị dòng lũ đánh hỏng đã khiến 1.200 hộ dân 2 xã An Dũng và An Vinh bị cô lập nên người dân đã ghép cây bắc qua các nhịp cầu gãy để vượt qua sông.
Người dân ghép cây để làm cầu tạm vượt sông rất nguy hiểm.
“Biết là nguy hiểm nhưng nhu cầu đi lại của bà con rất lớn nên không còn cách nào khác. Hiện giờ nước lũ đang xuống chậm, người dân có thể qua lại bằng cầu tạm nhưng xe máy thì chưa qua được. Địa phương cũng đã cử lực lượng xuống để trực tại cầu hướng dẫn bà con đi lại”, ông Nam nói.
Video đang HOT
Cầu An Liên được xem là tuyến giao thông “độc đạo” nối xã An Dũng và An Vinh về trung tâm huyện An Lão.
Cầu bị đánh sập gây cô lập hàng ngàn hộ dân ở huyện miền núi An Lão.
Ngoài ra, theo UBND huyện An Lão, bão số 5 cũng làm cho khoảng 30ha cau tại huyện này bị thiệt hại, chủ yếu là cau nguyên liệu giấy bị đổ gãy (khoảng 20ha). Theo thống kê, bão số 5 cũng gây thiệt hại cho An Lão khoảng 6,7 tỷ đồng.
Trong khi nước lũ đang dâng cao nhiều người dân ở huyện An Lão đã liều mình ra đánh bắt cá và vớt gỗ củi ở các sông suối có lũ chảy xiết, khá nguy hiểm. Hiện, UBND huyện An Lão đã cảnh báo đến người dân, mưa lũ đang diễn biến phức tạp, cần đề phòng cảnh giác sạt lở núi, lũ lớn bất ngờ ở thượng nguồn.
Theo danviet.vn
Lũ đánh sập cầu, dân dùng cây cau làm cầu đi tạm
Sáng 31-10, sông Dinh xuất hiện lũ lớn đã đánh sập cầu An Liên, gây cô lập hàng ngàn hộ dân ở 2 xã An Dũng, An Vinh (huyện An Lão, Bình Định), người dân vẫn đang dùng cây cau để làm đường đi tạm rất nguy hiểm...
Chiều 2-11, trao đổi với PV Báo SGGP, ông Phạm Văn Nam, Chủ tịch UBND huyện An Lão (tỉnh Bình Định) cho biết, địa phương đã huy động lực lượng dựng lại cầu tạm bắt qua sông Dinh, đoạn cầu An Liên (xã An Dũng, huyện An Lão) để đáp ứng nhu cầu đi lại tạm thời của người dân các xã An Dũng, An Vinh.
Người dân huyện An Lão dùng cây cau làm cầu tạm đi qua sông Dinh
Trước đó, do ảnh hưởng của bão số 5, từ rạng sáng 31-10, lũ thượng nguồn đổ về sông Ding với lưu lượng rất lớn đã đánh sập cầu An Liên - gây cô lập hoàn toàn tuyến đường huyết mạch nối các xã An Dũng, An Vinh về trung tâm huyện. Ước tính, có 1.200 hộ dân 2 xã này bị cô lập với bên ngoài.
Lãnh đạo huyện An Lão thông tin thêm, trong năm 2020, địa phương sẽ tiến hành di dời nguyên cả xã An Dũng xuống trung tâm huyện. Dự kiến, sẽ di dời 450 hộ, bố trí tái định cư ở vùng khác theo dự án công trình hồ chứa nước Đồng Mít.
Ngoài ra, theo UBND huyện An Lão, bão số 5 cũng làm cho khoảng 30ha cau tại huyện này bị thiệt hại, chủ yếu là cau nguyên liệu giấy bị đổ gãy (khoảng 20ha). Theo thống kê, bão số 5 cũng gây thiệt hại cho An Lão khoảng 6,7 tỷ đồng.
Trong khi nước lũ đang dâng cao nhiều người dân ở huyện An Lão đã liều mình ra đánh bắt cá và vớt gỗ củi ở các sông suối có lũ chảy xiết, khá nguy hiểm. Hiện, UBND huyện An Lão đã cảnh báo đến người dân, mưa lũ đang diễn biến phức tạp, cần đề phòng cảnh giác sạt lở núi, lũ lớn bất ngờ ở thượng nguồn.
NGỌC OAI
Theo SGGP
Bão số 5 và hoàn lưu sau bão gây nhiều thiệt hại nghiêm trọng tại các địa phương Tổng hợp từ Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai và theo phóng viên TTXVN tại các địa phương, bão số 5 và hoàn lưu bão gây nhiều thiệt hại tại các địa phương. Tổng Công ty Điện lực miền Trung đã huy động lực lượng từ các tỉnh lân cận hỗ trợ Điện lực Bình...