Bình Định: Dân bắt cá tôm tươi rói trên đập nước bao la kiếm vài trăm ngàn mỗi ngày
Đập dâng Văn Phong là công trinh thuy lơi lớn; từ ngày có đập, người dân ở xung quanh hai bờ đập từ thôn Phú Lạc (xã Bình Thành), thôn Hòa Sơn (xã Bình Tường), đến các thôn Tả Giang, Hữu Giang (xã Tây Giang), kể cả thôn Phú Mỹ (xã Tây Phú), huyện Tây Sơn (Bình Định) có thêm chốn đánh bắt thủy sản, mưu sinh hàng ngày.
Đập dâng Văn Phong dồn nước sông Côn nên thủy sản ở đây ngon và rất phong phú. Những người mưu sinh ở đập dâng thường dùng sõng nhôm gắn máy, đánh lưới, đặt lờ, hoạt động cả ngày lẫn đêm.
Những người dân một số xã trên địa bàn huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định mưu sinh ở đập nước Văn Phong thường dùng sõng nhôm gắn máy, đánh lưới, đặt lờ bắt cá tôm…
Cá tôm đánh bắt được ở đập nước Văn Phòng thường được bán ở chợ Đồng Phó, bình quân mỗi ngày một người cũng có thể kiếm được vài trăm nghìn đồng.
Anh Huỳnh Luật Pháp, ở xóm 1B, thôn Tả Giang 1, xã Tây Giang, huyện Tây Sơn (tỉnh Bình Định) chia sẻ: Trước kia tôi vẫn đánh bắt tôm cá trên sông Côn. Từ ngày có đập dâng, tôm cá đánh bắt ở đây có vẻ ngon hơn, bán cũng được giá hơn.
Video đang HOT
Thường thường sau mỗi ngày đánh bắt cá tôm trên đập nước Văn Phong, anh Huỳnh Luật Pháp kiếm cũng được 200 – 300 nghìn đồng.
Ông Văn Thành Hải, Bí thư chi bộ thôn Tả Giang 1, xã Tây Giang, huyện Tây Sơn (tỉnh Bình Định) cho biết: “Đánh bắt thủy sản là nghề mới bên cạnh trồng trọt, chăn nuôi. Chính quyền địa phương cũng như đơn vị quản lý đập dâng thường xuyên khuyến cáo người dân không xâm hại đập,,,”.
Chính quyền xã Tây Giang, ngành chức năng huyện Tây Sơn (tỉnh Bình Định) cũng yêu cầu người dân tuân thủ đúng quy định về phạm vi đánh bắt tôm cá (cách thân đập tối thiểu là 20 m).
“Chúng tôi cũng nhắc nhở mọi người không sử dụng xung điện, xiếc máy, rà điện để bảo vệ nguồn lợi thủy sản bền vững”, ông Văn Thành Hải cho biết.
Bình Định, Hải Phòng cử lực lượng y tế chi viện cho Đà Nẵng
Ngày 5/8, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Nguyễn Tuấn Thanh cho biết: Tỉnh Bình Định đã cử đoàn nhân viên y tế gồm 25 y, bác sĩ, điều dưỡng để tăng cường cho thành phố Đà Nẵng chống đại dịch COVID-19.
Đoàn cán bộ, nhân viên y tế sẽ lên đường đến thành phố Đà Nẵng ngày 6/8.
Theo ông Nguyễn Tuấn Thanh, tỉnh Bình Định đang tập trung toàn bộ nhân, vật lực để ngăn chặn đại dịch COVID-19 khi địa phương lân cận là Quảng Ngãi đã có người nhiễm SARS-CoV-2. Tuy nhiên, trên tinh thần "chống dịch như chống giặc" và cả nước vì Đà Nẵng, tỉnh Bình Định đã cử đoàn công tác ngành y tế 25 người hỗ trợ thành phố Đà Nẵng.
Về thời gian đoàn công tác tham gia chống dịch nơi tuyến đầu, ông Nguyễn Tuấn Thanh cho hay: Lực lượng làm việc trên tinh thần hỗ trợ đến khi hết dịch. Trong trường hợp, dịch có diễn biến phức tạp và kéo dài, UBND tỉnh Bình Định sẽ xem xét chuyển đổi đoàn nhân viên y tế này bằng đoàn khác. UBND tỉnh Bình Định hỗ trợ mỗi cán bộ, nhân viên y tế tăng cường cho thành phố Đà Nẵng chống dịch 10 triệu đồng.
Dịp này, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) - Chi nhánh tỉnh Bình Định hỗ trợ đoàn cán bộ, nhân viên y tế tỉnh Bình Định làm nhiệm vụ tại thành phố Đà Nẵng 30 triệu đồng; hỗ trợ ngành Y tế tỉnh Bình Định 20 triệu đồng để phòng, chống đại dịch COVID-19.
* Sáng 5/8, Thành ủy Hải Phòng tổ chức gặp mặt, động viên đoàn bác sĩ, điều dưỡng của Hải Phòng vào chi viện, tiếp sức cho thành phố kết nghĩa Đà Nẵng chống dịch COVID-19. Đoàn công tác sẽ khởi hành vào Đà Nẵng trong chiều 5/8.
Lãnh đạo thành phố Hải phòng tiễn đoàn bác sĩ và điều dưỡng đến hỗ trợ thành phố Đà Nẵng phòng chống dịch COVID-19. Ảnh: An Đăng/TTXVN
Bác sĩ Đặng Duy Nhất, Khoa Bệnh nhiệt đới - Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp cho biết, dù thời gian chuẩn bị gấp rút, có những thành viên trong đoàn người có con nhỏ song tất cả đã động viên gia đình, người thân để nhanh chóng lên đường với tinh thần tình nguyện, sẵn sàng cho mọi tình huống.
Giám đốc Sở Y tế Hải Phòng Phạm Thu Xanh xúc động nói, trong thời gian qua, cả nước dõi theo Đà Nẵng và được biết, thành phố bạn đang hết sức khó khăn. Ngay sau khi nhận được văn bản của UBND thành phố Đà Nẵng đề nghị chi viện nhân lực, được sự đồng ý của Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng, tại hội nghị chiều 4/8, Sở Y tế đã kêu gọi toàn ngành phát huy tinh thần phòng chống dịch cao nhất, ủng hộ các tỉnh, thành phố là tâm dịch. Ngay trong chiều 4/8, nhiều cán bộ, nhân viên y tế gọi điện, nhắn tin xung phong đi trong đợt 1. Đợt này sẽ có 9 bác sĩ, 24 điều dưỡng, tập trung vào các chuyên ngành như Nội hô hấp, Hồi sức cấp cứu là những chuyên ngành tỉnh bạn đang cần. Đoàn sẽ bay đến Huế sau đó vào Đà Nẵng ngay trong chiều 5/8.
Lãnh đạo Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp động viên tinh thần nhân viên y tế trong Lễ ra quân. Ảnh: TTXVN
Tại buổi gặp mặt, Bí thư Thành ủy Hải Phòng Lê Văn Thành đánh giá cao ngành Y tế trong công tác chuẩn bị nhanh chóng, chỉ chưa đầy 24 giờ, các bác sĩ, điều dưỡng đã sẵn sàng lên đường. Điều đó thể hiện tinh thần trách nhiệm của ngành Y tế, các bệnh viện, cán bộ trong ngành rất cao.
Trước khi các bác sĩ, điều dưỡng lên đường, Bí thư Thành ủy Hải Phòng Lê Văn Thành nhấn mạnh, cuộc chiến chống dịch COVID-19 không biết sẽ kéo dài trong bao lâu, song cả đoàn luôn nêu cao tinh thần vượt khó, đảm bảo an toàn, sẵn sàng hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao, vì Đà Nẵng, vì Hải Phòng và vì đất nước.
Ông Lê Văn Thành khẳng định, nếu Hải Phòng duy trì không có trường hợp nào dương tính với SARS-CoV-2 như hiện nay, thành phố sẽ tiếp tục chi viện cho thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam.
Các nhân viên y tế Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp chi viện Đà Nẵng. Ảnh: TTXVN
Ngoài tăng cường nhân lực, trong đợt này, Hải Phòng ủng hộ Quảng Nam, Đà Nẵng mỗi tỉnh, thành phố 5 tỷ đồng và 200.000 khẩu trang y tế chuyên dụng.
Một tàu cá Bình Định bị chìm trong bão số 2 Tàu cá này đang hành nghề trên biển thì bị gió giật do ảnh hưởng bão số 2 dẫn đến phá nước, chìm. Hai ngư dân trên tàu bị nạn được cứu hộ kịp thời. Ảnh minh họa. Chiều 2/8, Văn phòng Thường trực Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Định, cho biết 1 tàu...