Bình Định chặt 3.000 cây hoa sữa vì mùi hôi
Trước việc hàng nghìn cây hoa sữa trên đường phố Quy Nhơn tỏa mùi nồng nặc gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, địa phương tiến hành chặt bỏ.
Lực lượng công nhân cây xanh cắt tỉa cành hoa sữa đang nở rộ. Ảnh: Phương Thảo
Những ngày qua, lực lượng công nhân Công ty công viên cây xanh và chiếu sáng đô thị Quy Nhơn (Bình Định) ra quân trên khắp các tuyến đường để chặt, tỉa cành hoa sữa đang nở rộ nhằm giảm thiểu mùi hương hoa.
“Bình thường hoa sữa phát triển rất tốt, tạo độ che phủ, duy chỉ có mùa hoa nở, lượng hoa nhiều, tỏa hương nồng gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của người dân”, ông Đỗ Đình Phương – Giám đốc Công ty công viên cây xanh và chiếu sáng đô thị Quy Nhơn – nói.
Video đang HOT
Theo ông Phương, trước đây, khắp thành phố Quy Nhơn có khoảng 4.000 cây hoa sữa, chủ yếu do người dân trồng tự phát. Tuy nhiên, đến mùa cây ra hoa, hương quá nồng khiến người dân phản ứng. Trong những năm qua, công ty đã chặt và di dời hơn 3.000 cây ra khỏi nội thành.
“Theo quy hoạch đô thị, công ty tiến hành cắt, tỉa cành hoa, di dời số cây còn lại ra khỏi nội thành. Tùy theo quy hoạch mà mỗi con đường sẽ trồng các loại cây xanh khác, thay thế cho phù hợp”, ông Phương cho biết thêm.
Phương Thảo
Theo VNE
5.000 người Sài Gòn sẽ được đưa khỏi khu vực sạt lở
TP HCM di dời hơn 5.000 người khỏi các khu vực nguy hiểm, có nguy cơ sạt lở cao, trước năm 2018.
Trong báo cáo của UBND TP HCM gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, đến năm 2018 gần 1.300 hộ với hơn 5.000 người (bao gồm 400 hộ di dời phòng tránh bão) đang sông trong khu vưc nguy hiêm sẽ được di dời. Các hộ dân được bố trí tại những điêm dân cư hiên hưu hay khu tai đinh cư tại quận 2, Bình Thạnh, Thủ Đức, Bình Chánh, Nhà Bè và Cần Giờ.
Theo lộ trình, năm 2016, thành phố hoàn thành di dời 647 hộ (50%), ưu tiên thực hiện trước 462 hộ thuộc khu vực đặc biệt nguy hiểm. Năm sau hoàn thành thêm 388 hộ (30%) và năm 2018 hoàn thành 259 hộ còn lại (20%).
Thành phố cũng thực hiện 6 dự án bố trí ổn định dân cư giai đoạn 2016-2020 với tổng vốn đầu tư 145,9 tỷ đồng.
Vụ sạt lở nhấn chìm 2.000 m2 đất xuống sông khuya 1/7 ở quận Thủ Đức. Ảnh: Duy Trần.
TP HCM cũng cam kết không còn trường hợp lấn chiếm ven sông, ven biển. Thành phố sẽ gắn kết với chương trình mục tiêu xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm để đến năm 2020 ổn định đời sống các hộ dân sau tái định cư. Các khu dân cư mới sẽ có đầy đủ cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội.
Thời gian qua đã xảy ra hàng loạt vụ sạt lở nghiêm trọng trên địa bàn TP HCM. Tối 9/7, khu đất gần 400 m2 tại ấp 1, xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè bị nhấn chìm xuống sông Mương Chuối. Toàn bộ nhà số 4/41 rộng hơn 100 m2 biến mất sau một đêm.
Một vụ sạt lở khác hôm 4/7 tại huyện này làm khoảng 1.000 m2 đất ở xã Hiệp Phước biến thành sông, 11 người trong hai căn nhà liền kề may mắn thoát chết. Trước đó 3 ngày, đoạn bờ sông rộng khoảng 2.000 m2 ở cuối đường số 7 (phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức) kéo theo căn nhà kiên cố cùng đôi vợ chồng và con trai 3 tuổi xuống sông nhưng may mắn được cứu sống.
Theo khu quản lý đường thủy nội địa TP HCM, từ tháng 5 đến nay đã phát sinh 8 điểm nâng số điểm sạt lở lên 45. Trong đó, huyện Củ Chi có 4 điểm mới; quận 2, Thủ Đức, huyện Cần Giờ, Nhà Bè mỗi nơi có một.
Sơn Hòa
Theo VNE
Gia cố bãi biển bảo vệ 21 hộ dân bị triều cường xâm thực Sáng 4.11, ông Phạm Đình Cự, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên cho biết, đang chỉ đạo các ngành chức năng đổ đá, gia cố khu vực bãi biển ở phía bắc cảng cá phường 6, TP.Tuy Hòa (Phú Yên) bị triều cường xâm thực, uy hiếp 21 hộ dân sống ở khu vực này. Triều cường xâm thực sâu, đe dọa đến...