Bình Định cấm quán ăn, cà phê phục vụ tại chỗ từ 0h ngày 29/6
Tỉnh Bình Định cấm các cơ sở dịch vụ ăn, uống ( nhà hàng, quán ăn, cà phê, giải khát…) phục vụ khách tại chỗ, chỉ được bán mang đi. Quy định có hiệu lực từ 0h ngày 29/6 đến khi có thông báo mới.
Ngày 27/6, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Lâm Hải Giang ký công điện tiếp tục tăng cường các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh này.
Từ 0h ngày 29/6, quán cà phê, giải khát… không được phục vụ tại chỗ, chỉ bán mang về.
Theo lãnh đạo tỉnh Bình Định, tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến khó lường, đặc biệt là các tỉnh giáp ranh với Bình Định như Gia Lai, Phú Yên, Quảng Ngãi đã ghi nhận nhiều trường hợp dương tính với SARS-CoV-2.
Để chủ động ngăn chặn dịch bệnh xâm nhập, lây nhiễm vào tỉnh, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân, UBND tỉnh Bình Định yêu cầu không tụ tập từ 10 người trở lên ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện; giữ khoảng cách tối thiểu 2 mét giữa người với người tại các địa điểm công cộng; đảm bảo thực hiện nghiêm yêu cầu 5K, không tập trung đông người.
Biển Quy Nhơn (tỉnh Bình Định) vắng tanh sau khi thực hiện lệnh cấm tắm biển để phòng, chống dịch.
Video đang HOT
Ông Lâm Hải Giang yêu cầu, kể từ 0h ngày 29/6, cho đến khi có thông báo mới của Chủ tịch UBND tỉnh, các cơ sở dịch vụ ăn, uống (nhà hàng, quán ăn, cà phê, giải khát…) không được phục vụ ăn uống tại chỗ, chỉ được phép bán mang đi.
Tỉnh này cũng yêu cầu dừng hoạt động vận chuyển khách là người ngoài tỉnh đến xã đảo Nhơn Châu (TP Quy Nhơn), trừ hoạt động công vụ.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Lâm Hải Giang giao Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo giải tỏa ngay các chợ tự phát lấn chiếm vỉa hè, lòng đường nguy cơ lây lan dịch bệnh Covid-19.
Quán ăn cũng chỉ được bán mang về.
Trong khi đó, Ban quản lý các chợ truyền thống khẩn trương thành lập các tổ kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch trong suốt thời gian hoạt động; thực hiện phun khử khuẩn bằng hóa chất Chloramin B ít nhất mỗi tuần một lần.
Các siêu thị, cửa hàng tiện ích… tăng cường thực hiện các biện pháp phòng chống dịch, đặc biệt là việc quét mã QR-Code, đo thân nhiệt, đeo khẩu trang, sát khuẩn tay nhanh và giữ khoảng cách tối thiểu một mét giữa người với người.
Sở Y tế hướng dẫn việc mua và sử dụng kit test nhanh cho các cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp để thực hiện xét nghiệm SARS-COV-2 đối với công nhân và các đối tượng nguy cơ.
Ông Lâm Hải Giang cũng yêu cầu, tất cả lái xe, phụ xe, người giao, nhận hàng… của các xe chở khách, xe vận chuyển hàng hóa từ TPHCM, TP Đà Nẵng, các tỉnh Bình Dương, Long An, Phú Yên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Quảng Ngãi và các khu vực/vùng/điểm dịch đang thực hiện giãn cách theo quy định.
Các lực lượng chức năng tỉnh Bình Định kiểm soát chặt chẽ các chốt vào tỉnh này.
Nếu vào địa bàn tỉnh Bình Định giao, nhận hàng, trả khách, tài xế đều phải khai báo y tế và có giấy chứng nhận xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 (trong vòng 3 ngày kể từ ngày đến/về tỉnh).
Trường hợp chưa thực hiện xét nghiệm hoặc xét nghiệm quá thời hạn 3 ngày, người “nhập cảnh” phải xét nghiệm lại và phải tự trả chi phí xét nghiệm theo quy định.
Theo Sở Y tế tỉnh Bình Định, đến 17h ngày 27/6, tỉnh này vẫn chưa ghi nhận trường hợp mắc Covid-19 nào.
Nhà hàng, quán ăn, cà phê ở Hải Dương chưa được phục vụ tại chỗ
Tỉnh Hải Dương tiếp tục tạm dừng hoạt động các cơ sở kinh doanh dịch vụ không thiết yếu. Các nhà hàng, quán ăn, quán cà phê không phục vụ tại chỗ đến hết 31-3 để phòng chống dịch COVID-19.
Người dân ở thành phố Chí Linh ra đồng sau khi kết thúc cách ly xã hội - Ảnh: CHÍ TUỆ
Ngày 17-3, UBND tỉnh Hải Dương ban hành quyết định về tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 trong trạng thái mới trên địa bàn tỉnh.
Theo quyết định, từ ngày 18 đến 31-3, toàn tỉnh thực hiện theo Chỉ thị số 19 của Thủ tướng.
Tỉnh Hải Dương yêu cầu không tập trung quá 30 người tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện, giữ khoảng cách tối thiểu 2 mét khi tiếp xúc.
Tiếp tục dừng các hoạt động lễ hội, nghi lễ tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự, các giải thi đấu thể thao, sự kiện có tập trung quá 30 người tại nơi công cộng, sân vận động và các sự kiện lớn chưa cần thiết.
Tiếp tục tạm dừng hoạt động các cơ sở kinh doanh dịch vụ không thiết yếu: khu/điểm vui chơi, giải trí, cơ sở làm đẹp, mátxa, karaoke, quán bar, vũ trường, quán game, rạp chiếu phim... trong toàn tỉnh.
Các cơ sở kinh doanh thương mại dịch vụ (bán buôn, bán lẻ, xổ số kiến thiết, khách sạn, cơ sở lưu trú, nhà hàng, quán ăn, quán cà phê...) trừ các cơ sở nêu ở trên, các khu tập luyện thể thao, khu di tích, danh lam thắng cảnh được hoạt động trở lại nhưng phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn phòng, chống dịch. Riêng nhà hàng, quán ăn, quán cà phê không phục vụ tại chỗ.
Cho phép hoạt động trở lại đối với vận tải khách liên tỉnh (xe buýt, xe tuyến cố định, xe hợp đồng và xe taxi) từ Hải Dương đi các tỉnh và ngược lại.
Đối với các sự kiện phục vụ mục đích chính trị, kinh tế, xã hội thực sự cần thiết thì do cấp ủy, chính quyền địa phương quyết định và phải thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
Hải Phòng tạm dừng hoạt động dịch vụ ăn uống, cà phê, rạp chiếu phim Để phòng chống Covid-19, Chủ tịch UBND TP.Hải Phòng đã yêu cầu tạm dừng hoạt động của các nhà hàng dịch vụ ăn uống, cà phê, giải khát, rạp chiếu phim từ 20 giờ ngày 16.2 cho đến khi có thông báo mới. Hải Phòng tạm dừng hoạt động dịch vụ ăn uống, cà phê, rạp chiếu phim và đóng cửa các công...