Bình Định: 9.000 ha đất được làm sạch bom mìn còn sót lại sau chiến tranh
Tỉnh Bình Định vừa nhận bàn giao từ các đối tác quốc tế bản đồ và tài liệu liên quan đến hơn 9.000 ha đất được khảo sát và r à phá bom mìn phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội.
Ngày 26/10, Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam cho biết, mới đây, lãnh đạo Trung tâm Hành động bom mìn quốc gia Việt Nam (VNMAC), Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA), và UNDP đã chính thức bàn giao bản đồ và tài liệu liên quan đến 9.000 hecta đất đã được khảo sát kỹ thuật – rà phá bom mìn tại tỉnh Bình Định trong khuôn khổ dự án Việt Nam – Hàn Quốc hợp tác khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh.
Đại diện VNMAC, KOICA và UNDP chia vui với người dân ở Bình Định.
Tại lễ bàn giao, ông Cho Han-Deog, Giám đốc quốc gia KOICA, và Bà Caitlin Wiesen, Trưởng Đại diện thường trú của UNDP, đánh gia cao nỗ lực của các đội khảo sát kỹ thuật và rà phá, đã hoàn thành công việc một cách an toàn, chất lượng cao và theo đúng kế hoạch, mặc dù gặp nhiều khó khăn và thách thức do dịch Covid-19 và điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
“Bản đồ này là kết quả của nỗ lực không ngừng nghỉ của tất cả các bên trong suốt hai năm qua. Mục đích cuối cùng của dự án không chỉ là xử lý làm sạch đất khỏi bị ô nhiễm bom mìn. Đất sạch và an toàn là khởi đầu của quá trình phát triển. Vì vậy, các ưu tiên rà phát bom mìn phải nằm trong kế hoạch phát triển rộng hơn. Và chúng tôi mong rằng đất sau khảo sát kỹ thuật – rà phá bom mìn vừa được bàn giao cho tỉnh sẽ được ưu tiên sử dụng cho phát triển kinh tế xã hội”, ông Cho Han-Deog, Giám đốc quốc gia KOICA tại Việt Nam, nhấn mạnh.
Video đang HOT
Bà Caitlin Wiesen – Trưởng Đại diện thường trú của UNDP cùng với đội rà phá bom mìn.
Bình Định là một trong những địa phương bị ô nhiễm bom mìn nặng nhất ở Việt Nam. Hơn bốn thập kỷ sau chiến tranh, tại Bình Định vẫn còn hơn 40% (gần 250,000 hecta) diện tích đất ô nhiễm bởi bom mìn còn sót lại. Bắt đầu triển khai từ năm 2018, dự án “Việt Nam – Hàn Quốc Hợp tác khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh” do Chính phủ Hàn Quốc tài trợ thông qua KOICA dưới sự điều phối của UNDP cho hai tỉnh Quảng Bình và Bình Định với kinh phí khoảng 20 triệu USD, nhằm mục tiêu khắc phục hậu quả bom mìn, vật liệu chưa nổ còn sót lại sau chiến tranh, đảm bảo an toàn cho người dân khi tiếp cận các công trình xã hội cơ bản như trạm y tế, trường học và đất sản xuất.
Một kết quả nổi bật từ dự án, là trước mùa lũ năm nay, 29 hộ gia đình ở vùng đất thấp dễ lụt lội được chuyển đến vùng đất cao hơn và không còn ô nhiễm bom mìn ở xã Cát Nhơn, huyện Phù Cát. Mỗi gia đình được Chính quyền cấp hơn 200 mét vuông và 20 triệu đồng để xây nhà, kịp thời hoàn thành và chuyển đến trước khi mùa lụt năm nay bắt đầu.
Ba tháng trước, bà Nguyễn Thị Sen được cấp đất và hỗ trợ tiền xây nhà. Bà vừa xây xong nhà và kịp chuyển đến cùng với các con trước mùa lụt bão. Bà Sen cho biết: “Trước tôi ở miền đồng lụt trũng, cứ đến mùa lụt, nước vào nhà, tôi phải kê đồ đạc lên cao, rồi dắt ba đứa con và con bò đến ở nhờ nhà họ hàng ở vùng cao hơn. Thường phải mất một tháng, nước rút mới dám quay về. Năm nay, tôi không còn phải lo lắng khi mùa lụt tới nữa”.
Bà Nguyễn Thị Tuyết, Phó Chủ tịch UBND huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định, cho biết: “Sau khi dự án được triển khai đã mang đến cho địa phương một diện tích đất sạch rất lớn, phục vụ cho địa phương, cho bà con nhân dân phát triển sản xuất, đặc biệt là phục vụ cho xây dựng các công trình hạ tầng xã hội như trạm y tế, trường học…”.
Dự án tập trung vào các lĩnh vực khảo sát rà phá; quản lý thông tin; giáo dục nâng cao nhận thức của người dân về nguy cơ bom mìn; hỗ trợ nạn nhân bom mìn; nâng cao năng lực.
Bão số 9 mạnh đặc biệt, Thủ tướng họp khẩn với các địa phương
Lần đầu tiên có một cơn bão chưa vào Biển Đông nhưng đã được phát cảnh báo với cường độ cấp 12 - 13 và vùng ảnh hưởng có thể kéo dài cả Bắc - Trung - Nam. Với cường độ bão số 9 mạnh tương đương cơn bão Damrey năm 2017, rủi ro thiên tai cấp độ 4 có thể sẽ xảy ra.
Sáng 26/10, trước tình hình bão khẩn cấp, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã điều hành cuộc họp trực tuyến với các địa phương để ứng phó bão. Cùng dự có Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Tại cuộc họp, ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết đây là cơn bão mạnh đặc biệt. Trên biển, bão số 9 có thể khiến sóng cao từ 8 - 10 m, khu vực ven biển các tỉnh Trung bộ sóng cao 5 - 7 m, trọng tâm là khu vực Đà Nẵng đến Phú Yên; còn ven biển từ Quảng Nam đến Bình Định, dự báo có nước biển dâng cao đến 1 m.
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cảnh báo, từ ngày 27 - 29/10, bão số 9 sẽ gây ra một đợt mưa to đến rất to ở các tỉnh Trung bộ, lượng mưa phổ biến từ 200 - 350 mm. Sau đó, hoàn lưu bão kết hợp với không khí lạnh có thể gây ra mưa lớn kéo dài cho các tỉnh bắc và trung Trung bộ.
Đặc biệt, các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình có thể có mưa đặc biệt to, với tổng lượng mưa đạt trên 500 mm/đợt. Theo đó, vùng núi các tỉnh bắc Trung bộ có nguy cơ rất cao xảy ra tiếp tục lũ quét và sạt lở đất.
Ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia phát biểu tại cuộc họp. - Ảnh: VGP/Đỗ Hương
Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai, cơn bão số 9 mạnh tương đương cơn bão Damrey năm 2017, gây thiệt hại nghiêm trọng về người, tài sản, cơ sở hạ tầng cho các tỉnh từ Bình Định đến Ninh Thuận. Cơn bão này đã làm 123 người chết, mất tích và 134 nghìn nhà, hơn 73 nghìn lồng bè nuôi trồng thuỷ sản bị thiệt hại, cùng với đó là 1.809 tàu thuyền bị chìm, hư hỏng, 8 tàu thuyền vận tải bị chìm tại Quy Nhơn, Bình Định.
Thiệt hại vật chất của cơn bão Damrey lên đến hơn 22 nghìn tỷ đồng.
Chủ động phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi sau mưa lũ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa về việc tổng vệ sinh, sát trùng, phòng, chống dịch bệnh động vật sau mưa, lũ. Ảnh...