Bình dị mà rạng rỡ trên cánh đồng lúa Tà Pạ ở Tri Tôn
Tiếng nhạc từ các ngôi chùa Khmer vang ngân trong không gian, cánh đồng lúa Tà Pạ với những mảnh ghép xanh ngát và vàng ươm, những người phụ nữ cặm cùi làm đồng… là những hình ảnh đọng lại trong lòng du khách.
Xe đạp trên đường đê tạo nên vẻ đẹp rất riêng cho vùng đất này – Ảnh: NGUYỆT NHI
Cánh đồng Tà Pạ ( Tri Tôn – An Giang) sau mùa thu hoạch còn trơ những gốc rạ vẫn thu hút với vẻ đẹp riêng.
Bà con nơi đây chủ yếu dựa vào nước mưa để trồng lúa, đang mùa mưa nên dễ bắt gặp hình ảnh những người nông dân ra đồng nhổ mạ cấy lúa. Những người phụ nữ Khmer với đôi mắt sâu hút vừa nói cười rôm rả vừa cặm cụi nhổ từng thớ mạ, số ít không rành tiếng Việt nên khi tiếp xúc với du khách chỉ cười trừ, để lộ hai hàm răng trắng muốt.
Buổi chiều dưới chân núi có đời sống chan hòa giữa dân bản địa với thiên nhiên xanh ngát. Sắc xanh tươi tắn, căng tràn sức sống mãnh liệt điểm xuyết hình ảnh con người từ anh lái xe bò, chị gái gặt cỏ đến em bé đạp xe tung tăng trên con đường đê uốn lượn.
Ngoài cảnh đẹp ở Tà Pạ, du khách không không thể bỏ qua hàng thốt nốt huyền thoại cạnh chùa Reachatuasnaram Sđach Toth (Vĩnh Hạ, Tịnh Biên, An Giang) cách thị trấn Tri Tôn khoảng 15 km. Năm nay con nước không về, nhưng bình minh qua hàng thốt nốt với dáng im lìm vẫn khiến nhiều người rung rinh trước vẻ đẹp mộc mạc.
Tạo hóa ban cho mỗi vùng đất, mỗi con người một dấu ấn riêng biệt. Còn với vùng đất Tri Tôn, An Giang có lẽ cô đọng nhất để diễn tả về nơi này chính là sự chan hòa, bình dị và rạng rỡ theo cách của riêng mình.
Mẫu ruộng đang được gặt, xong vụ mùa, người dân sẽ chuẩn bị cho vụ thu đông – Ảnh: NGUYỆT NHI
Đóa hoa tường vi nhìn từ đồi Tà Pạ – Ảnh: NGUYỆT NHI
Những mảnh ghép ấn tượng của cánh đồng lúa – Ảnh: NGUYỆT NHI
Những con đường đê ở Tri Tôn rộng và khá phẳng, tạo điều kiện cho người dân ra đồng dễ dàng hơn – Ảnh: NGUYỆT NHI
Cô Phal bẽ lẽn nhìn chúng tôi bằng đôi mắt sâu hút, rồi lại cặm cụi nhổ từng thớ mạ – Ảnh: NGUYỆT NHI
Đua bò cũng là một nét đẹp văn hóa của người dân An Giang – Ảnh: NGUYỆT NHI
Video đang HOT
Bé Kiều Vi (2 tuổi) làm dáng bên bà và mẹ – Ảnh: NGUYỆT NHI
Xe bò là phương tiện quen thuộc của người dân nơi đây – Ảnh: NGUYỆT NHI
Trẻ con ở đây thích chạy xe đạp và chơi đùa trên con đường đê – Ảnh: NGUYỆT NHI
Một người phụ nữ Khmer trên đường ra làm đồng – Ảnh: NGUYỆT NHI
Cầu vòng ôm trọn cây thốt nốt – Ảnh: NGUYỆT NHI
Những chú lục (tu báo hiếu cha mẹ) đi hành khất – Ảnh: NGUYỆT NHI
Đón bình minh bên hàng thốt nốt là điều không thể bỏ qua khi đến An Giang – Ảnh: NGUYỆT NHI
Hàng thốt nốt dưới ánh trăng – Ảnh: NGUYỆT NHI
4N3Đ rời Hà Nội "chật chội náo nức" để khám phá "Đất nước Gia Lai", để sống chậm ở Kon Tum nắng gió
Mảnh đất Tây Nguyên đại ngàn có gì mà "gây thương nhớ" với bao người? Cùng đọc hành trình 4N3Đ ở Kon Tum, Gia Lai của cô bạn Hà Nội để hiểu được lý do vì sao nhé!
Ở vùng Tây Nguyên đất đỏ bazan, bên cạnh Buôn Ma Thuột, người ta còn hay kể tới Pleiku - trái tim của Gia Lai, thành phố lớn thứ 3 của Tây Nguyên và Kontum - nơi được mệnh danh là ngã ba Đông Dương. Khám phá Pleiku, Kontum để khám phá vẻ đẹp hoang sơ của mảnh đất đầy nắng gió Tây Nguyên, để tìm hiểu văn hóa đặc sắc của người bản địa,... nhé! Thời điểm du lịch Kontum - Gia Lai: Từ tháng 11 đến tháng 4 (mùa khô, mùa hoa cà phê tháng 3). Nếu bạn muốn ngắm mùa dã quỳ thì có thể đi vào dịp cuối năm (tháng 11,12).
Trong cộng đồng du lịch Check in Vietnam, cô bạn Hằng Phạm có chia sẻ về hành trình 4N3Đ khám phá mảnh đất Tây Nguyên đầy nắng gió Kontum - Gia Lai của mình. Với Hằng, Gia Lai - Kontum mang vẻ đẹp hoang sơ, bình dị, mang nhịp sống chậm rãi của những người dân bản địa. Cùng đọc bài review của Hằng để bỏ túi kinh nghiệm du lịch Tây Nguyên bạn nha!
Di chuyển:
- Từ Hà Nội, bạn di chuyển bằng máy bay tới thành phố Pleiku
- Di chuyển Pleiku - Kontum: Hằng Phạm di chuyển bằng xe máy 100% để chủ động thời gian, cô bạn thuê xe với giá 120.000 vnđ/ngày, chưa bao gồm xăng xe.
MỤC LỤC [Hiện]
Nơi lưu trú: Các địa điểm check-in: Cầu Konklor Măng Đen Biển hồ - Hàng thông trăm tuổi Núi lửa Chư Đăng Ya Chùa Minh Thành Thác Phú Cường
Nơi lưu trú:
Ở Kontum, cô bạn Hằng Phạm chọn Làng Hồ homestay là nơi lưu trú qua đêm. Đây là homestay với các nhà tranh làm bằng tre nứa 100%, cho bạn cảm giác vừa rất đỗi gần gũi, "Việt Nam", vừa hòa mình với thiên nhiên. Giá phòng tham khảo: 300.000 vnđ/đêm
Ở Pleiku, Hằng ở Lake view homestay nằm tại số 46 phố Đống Đa, ngay trong trung tâm thành phố. Homestay có view hồ mộng mơ, các phòng đều rất xinh, đầy đủ tiện nghi, sạch sẽ. Giá phòng tham khảo: 220.000 vnđ/đêm.
Lịch trình gợi ý:
Ngày 1: Hà Nội - Sân bay thành phố Pleiku - Kontum (cách 45 km)
Ngày 2: Check- in cầu Konklor - Măng Đen - Thành phố Pleiku (chặng đường khoảng 110 km)
Ngày 3: Biển hồ - Hàng thông trăm tuổi - Núi lửa Chư Đang Ya
Ngày 4: Chùa Minh Thành - Con đường 90 "thần thánh" - Rừng cao su trên đường đến Buôn Mê Thuột (cạnh học viện Hoàng Anh Gia Lai)
Các địa điểm check-in:
Cầu Konklor
Ở Kontum, cây cầu treo Kon Klor nối 2 bờ sông Đăk Bla là niềm tự hào của người dân vùng đất đỏ bazan. Cầu nằm trong địa phần làng Kon Klor, thành phố Kon Tum, có chiều dài 292m. Cây cầu mang vẻ đẹp giản dị, mộc mạc, đặc biệt từ trên cầu, bạn có thể phóng tầm mắt ngắm nhìn những cánh đồng lúa xanh ngát, ngắm dòng sông lững lờ trôi.
Măng Đen
Được ví là "Đà Lạt thứ 2 của mảnh đất Tây Nguyên", là Nàng thơ của Kon Tum, là nơi có "ba hồ bảy núi",... khu du lịch sinh thái Măng Đen thuộc thị trấn thuộc huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum. nằm ở độ cao hơn 1200m, Măng Đen có khí hậu quanh năm mát mẻ, hệ sinh thái phong phú, đa dạng. Du lịch Kontum, tất nhiên bạn không thể bỏ qua điểm đến Măng Đen đầy hấp dẫn này rồi!
Biển hồ - Hàng thông trăm tuổi
Biển Hồ (hay còn được gọi với những cái tên như Tơ Nuêng, Ea Nueng, Hồ T'Nưng,...) là một hồ nước ngọt nằm cách trung tâm thành phố Pleiku khoảng 7 km. Biển hồ có diện tích khoảng 300 hecta, không khí ở đây trong lành, tinh khôi cùng làn nước trong xanh quanh năm, mây trời soi bóng nước,... tất cả tạo thành bức tranh "biển trên núi" đẹp nao lòng. Trên đường tới Biển Hồ, bạn đừng quên check-in ở hàng thông trăm tuổi nữa nhé!
Núi lửa Chư Đăng Ya
Nằm cách thành phố Pleiku khoảng 30km, núi lửa Chư Đăng Ya là một trong những điểm đến không thể bỏ qua trong hành trình khám phá "Đất nước Gia Lai". Đây là ngọn núi lửa đã ngừng hoạt động hàng triệu năm và hiện tại chỉ còn những dấu tích sót lại. Thời điểm đẹp nhất ở Chư Đăng Ya là mùa hoa dã quỳ, khi đó màu vàng của dã quỳ nổi bật trên cánh đồng cỏ lau, trên nền đất đỏ bazan màu mỡ.
Chùa Minh Thành
Chùa Minh Thành nằm trong trung tâm thành phố Pleikua, đây là công trình mang đậm bản sắc dân tộc được hoàn thành dựa trên các kiến trúc thời Lý, Trần. Chùa thu hút đông đảo mọi người về đây hành hương, tham quan kiến trúc tinh tế, hay các bạn trẻ lui tới check-in "sống ảo".
Thác Phú Cường
Tọa lạc ở khu vực mỏ đá Phú Cường của xã Dun, huyện Chư Sê, thác Phú Cường là con thác chảy trên nền nham thạch của một ngọn núi lửa đã ngừng hoạt động, có độ cao khoảng 45 m. Bên dưới con thác là những phiến đá xếp thành các hình thù độc đáo.
Giá vé: 15.000 vnđ/người
Các món phải thử:
- Ở Kontum: Hằng Phạm chia sẻ, cô bạn tâm đắc nhất các món bò ở đầu ngã tư Lê Hồng Phong - Phan Chu Trinh, ở đây có nem cuốn, bánh mì, bún thịt nướng, trứng vịt lộn, nem chua nướng,... ăn đều ngon này.
- Ở Pleiku:
Phở 2 tô ở 23A Lê Lai, nước canh ngon ngọt từ xương, sợi phở như sợi hủ tiếu. Người dân ở đây gọi là phở 2 tô vì 1 tô đựng phở và sốt trộn, 1 tô đựng nước canh có thịt bò (chỉ bán tối)
Gà nướng Sa lửa và cơm lam ở quán Tơ Bưng: Không gian quán đậm chất Tây Nguyên, nhân viên phục vụ tốt, đồng phục dân tộc, bạn nhất định phải thử món gỏi măng ở đây nha!
Tiền ăn trung bình: 200.000vnđ/người/ngày
Xanh ngắt Tà Pạ Tà Pạ là ngọn núi nhỏ ở huyện Tri Tôn (tỉnh An Giang), gây ấn tượng mạnh trong tôi bởi những màu xanh ngăn ngắt hòa quyện vào nhau, cứ tĩnh lặng an yên ngày qua ngày. Chùa núi Tà Pạ (Wat Phnom Tà Pạ) nổi tiếng bởi tọa lạc ở nơi "bồng lai tiên cảnh", nằm giữa lưng chừng trời. Những chiếc...