Bình đẳng giới, nhìn từ phụ nữ
Với một loạt tiêu chí, đại loại như tam tòng tứ đức; công, dung ngôn hạnh; gọi dạ bảo vâng, thuyền theo lái gái theo chồng… nhiều người khẳng định đó là đức tính ngàn đời tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam! Đành rằng, từ ngàn xưa đến nay người Việt có đạo lý vợ chồng, truyền thống gia đình, nếp nhà tôn ti trật tự… nhưng xét trong thời đại @ này, có những điều chưa hẳn còn phù hợp, đã lỗi thời.
Minh họa: MINH SƠN
Thú thật, đọc lại một đoạn hồi ký của nhà văn hóa Toan Ánh viết về các bà mẹ Kinh Bắc xưa, tôi ứa nước mắt bởi sao mà họ lại nhẫn nhục, chịu thương chịu khó và tội nghiệp đến vậy. Ngày nọ, bố chồng gọi con dâu, bảo: “Trong một lúc đùa vui chúng bạn, thầy đánh xóc đĩa và thua mất mấy trăm bạc và thầy đã liều viết thế cho người ta dinh cơ nhà ta. Chỗ người lớn, giấy thầy đã viết ra thầy phải tôn trọng chữ ký, thầy sẽ trao nhà cho người ta. Vậy thầy cho con biết, con liệu cố làm ăn dành dụm để sau này tậu lấy một miếng đất mà ở”.
Từ đấy, con dâu cắm mặt xuống đất, quần quật ngày đêm, phơi nắng dầm mưa ngoài chợ, đầu tắt mặt tối cũng vì nỗi lo này. Ủa? Vậy con trai đâu, sao không xắm tay áo lên, giúp một tay đỡ đần cùng vợ? “Thầy tôi cũng như tất cả mọi người trai khác ở làng Thị Cầu chỉ ăn chơi, không phải làm lụng gì. Khi thì họp năm bảy bạn bè uống rượu ngâm thơ, khi chơi chọi gà, khi chơi chim họa mi, khi áo quần bảnh bao để đi hội hát quan họ. Mẹ tôi rất chiều chuộng thầy tôi, bao giờ cũng muốn cho chồng sang trọng bằng người, nếu không hơn”, nhà văn Toan Ánh cho biết.
Theo quan niệm ngày trước, khi có chồng nghĩa là người phụ nữ đã kết thúc cuộc sống riêng tư, phải toàn tâm toàn ý lo cho nhà chồng. Trong khi đó, xã hội đương thời mấy ai nhìn ra sự bất công đó? Không những thế, con dâu còn có trách nhiệm chăm sóc từ bố mẹ chồng đến các em chồng mà không dám mở miệng than van một lời. Cái sự “ngậm miệng” nhẫn nhục ấy được khen “vợ hiền, dâu thảo”. Nếu có cất lên tiếng kêu bi thương trong hoàn cảnh éo le ấy, chỉ có thể thở than lúc “nhang tàn thắp khuya”, một mình một bóng, tự mình mình đau chứ nào dám chia sẻ với ai, kể cả ông chồng đang khễnh chân ngáy khó khò sát rạt bên cạnh.
Video đang HOT
Vậy, người phụ nữ hiện đại như thế nào?
Tôi nhiệt liệt hoan hô và vỗ tay tán thành khi họ dám “vùng lên” nhằm trút gánh nặng mấy ngàn năm đã đè trĩu hai vai. Vâng, đã đến lúc phải tiến hành một cuộc “cách mạng” có lý có tình nhằm nâng cao chất lượng sống của người phụ nữ. Lẽ ra phải ủng hộ hành động của vợ, nhiều ông chồng đã trở thành kỳ đà cản mũi. Dù thành đạt trong xã hội, là ông này chức nọ luôn ra rả tại công sở là phải “nâng như trứng, hứng như hoa” các thành viên nữ, vậy mà khi bước chân đến cửa nhà lập tức cái mặt nạ mỹ miều ấy rơi tuột ngoài cửa.
Do sống chung với gia đình chồng, nửa khuya vợ mới dám thẻ thọt với chồng, đại loại, rằng, ngày kia, cũng giữa đêm thanh vắng, vợ mới bảo chồng: “Chi tiêu trong nhà cứ như thế này chắc mình không thể dành dụm gì cho thằng cu/ con tí anh à? Thử tính nhá, lương anh và em mỗi tháng chỉ ngần này tiền, vậy mà phải lo cho cả nhà năm sáu miệng ăn rồi nào tiền điện, nước, gas… hầm bà lằng đủ thứ chi phí trời ơi đất hỡi làm sao mà đủ? Từ rày, mọi người trong nhà phải đóng góp, mỗi người một tay chứ em chịu hết xiết rồi”. Chồng gật gù nghe vợ phân tích, có lý quá!
Sự đồng cảm của chồng khiến vợ hào hứng hẳn lên và những mong trời mau sáng để thưa chuyện với bố mẹ chồng. Đăm chiêu nghe cô dâu nói xa nói gần, bố mẹ chồng mới nhếch mép nói gì? “Sao con lại tính toán với gia đình mình từng đồng từng xu như người dưng nước lã! Đành rằng, ở chung nhà dù hai em gái của chồng con đã có công ăn việc làm nhưng nó phải tiết kiệm để sau này còn cưới chồng nữa chứ; em trai của chồng con đang tuổi ăn tuổi học thì vợ chồng con phải lo toan, cáng đáng chứ ai vào đây nữa?”.
Thử hỏi, về nhà chồng phải ra tay quán xuyến tất tần tật mọi thứ từ A đến Z thì chất lượng sống của họ ra sao? Ấy là chưa nói anh em chồng dựa vào đó mà ỷ lại. Tùy vào nhận thức, mỗi người phụ nữ có trách nhiệm với gia đình chồng. Họ thực hiện theo cách của họ mà vẫn tròn đạo dâu con. Dù gì người chồng cũng phải cảm thông và có biện pháp tích cực nhằm nâng cao chất lượng sống cho người vợ. Có như thế hôn nhân mới thật sự bền vững.
Nếu chúng ta kêu gọi bình đẳng giới, giải phóng phụ nữ thì trước hết, cánh đàn ông phải thay đổi từ trong nhận thức khi đánh giá vai trò của người phụ nữ. Chưa cần phải với tới tầm vi mô, vĩ mô lớn lao gì gì mà trước hết là ngay từ trong gia đình. Vì rằng, người phụ nữ cưới chồng là để vui sống với người mình yêu, chứ không phải trở thành mụ quản gia và các áp lực đó chận đứng mọi sự tiến thủ của họ trong xã hội.
Em nên nói gì để mẹ chồng không làm khó được mình?
Cái gì cũng phải có giới hạn. Trong khi em luôn sống vì nhà chồng thì mọi người lại xét nét và không tạo điều kiện cho em về thăm mẹ đẻ.
Đôi lúc em có cảm giác mình quá hiền lành. 3 năm đi lấy chồng, em chưa bao giờ làm trái ý chồng và gia đình nhà anh. Em luôn sống với đúng lương tâm của mình. Bởi ngay từ khi em bước chân về nhà chồng, bố mẹ đã dạy tam tòng tứ đức.
Mẹ chồng em là người khó tính, lại rất cầu toàn. Những ngày đầu làm dâu, em liên tục bị bà để ý, soi mói từ những việc rất nhỏ. Mỗi lần em nấu ăn, mẹ chồng lại đứng kè kè bên cạnh xét nét.
Mặc dù vậy, chồng em vốn được bố mẹ bao bọc từ nhỏ nên anh rất tôn thờ mẹ. Anh khá thương yêu và chiều chuộng em. Nhưng những vấn đề liên quan đến mẹ, anh đều ở phía trung lập. Thậm chí còn về cùng phe với mẹ, để vợ phải cô độc.
Bình thường em là người nhường nhịn nên anh và mẹ càng ngày càng lấn tới. Nửa năm nay, mẹ em bị bệnh, sức khỏe giảm sút rất nhiều. Em là con gái, lại sống gần nhà vậy mà số lần sang thăm mẹ chỉ đếm trên đầu ngón tay. Bởi mỗi lần em về, mẹ chồng lại mặt nặng mày nhẹ, khó chịu với con dâu. Bố mẹ em biết chuyện nên khuyên nhủ, nói có việc gấp hãy sang, dù sao anh trai em cũng đang sống cùng ông bà.
Không thể chịu đựng được tiếp, em vào bếp xin phép mẹ chồng rồi lên xe ra về. (Ảnh minh họa)
Hôm ấy là sinh nhật mẹ chồng em. Đợt này gia đình em hạn chế tiếp xúc với người ngoài nên chỉ có hai vợ chồng tổ chức tại nhà cho bà. Khi chuẩn bị mang đồ lên ăn thì em nhận được điện thoại của anh trai. Anh nói bệnh của mẹ đột ngột trở nặng. Anh đang gọi bác sĩ đến nhà để khám.
Nghe điện thoại xong, em đứng ngồi không yên nên đã nói với chồng để về nhà. Lúc đầu chồng em cũng đồng ý để vợ về. Nhưng sau khi nói chuyện với mẹ, anh quay ra nói với em: "Đừng làm quá lên. Ăn xong bữa cơm sinh nhật mẹ rồi về. Đằng nào cũng sắp ăn cơm rồi, em mà về bây giờ mẹ sẽ buồn đấy".
Em quá bất ngờ và phẫn nộ. Đáng lẽ lúc ấy, chồng em cũng phải sốt sắng về cùng vợ chứ. Không thể chịu đựng được tiếp, em vào bếp xin phép mẹ chồng rồi lên xe ra về.
Sau khi được bác sĩ thăm khám, sức khỏe của mẹ em đã có tiến triển tốt. Chồng em chẳng vui thì thôi, còn nói em chỉ thích làm quá lên, khiến bữa tiệc sinh nhật của mẹ anh mất ý nghĩa. Em giận chồng nên hôm nay vẫn chưa về nhà các chị ạ. Bố mẹ thì sợ lớn chuyện nên cứ giục em về. Theo các chị, khi về em nên nói gì để mẹ chồng không làm khó được mình?
(Xin giấu tên)
T.T.H.N
Đàn bà trăm lần khổ sở nhưng không thể buông tay chồng, vì sao vậy? Đàn bà càng yêu càng sâu nặng, bước vào hôn nhân người chồng ấy là một phần của cuộc đời. Dẫu biết biết rằng mình không hạnh phúc với người chồng tệ bạc nhưng vẫn không nỡ chia tay. Có những người đàn bà đau khổ, mạnh miệng nói rằng sẽ bỏ chồng, sẽ ly hôn. Nhưng rồi, miệng nói bỏ nhưng lòng...