Bình đẳng giới hay chuyện vợ chồng Trung Nguyên
Những biểu hiện tại phiên tòa giữa hai người đang sống những ngày cuối cùng trên danh nghĩa vợ chồng này, theo tôi, còn đáng quan tâm và có giá trị hơn hết thảy mọi câu chuyện vĩ mô đang được suy luận, phân tích.
Biết tôi làm ở Báo Phụ Nữ, ngay từ ngày đầu phiên xử ly hôn của vợ chồng ông chủ cà phê Trung Nguyên, bạn bè đã giục: “Lên tiếng bảo vệ phụ nữ đi”. Vốn được học khá nhiều về nữ quyền thời đại học, lại quan tâm đến các vấn đề xã hội, các bạn tôi liên tục chỉ ra, bày tỏ sự phẫn nộ về “những diễn biến phản nữ quyền” trong phiên ly hôn của cặp vợ chồng tiếng tăm bậc nhất Việt Nam. Trên mạng xã hội, rất nhiều cây bút uy tín đã thu góc nhìn vụ ly hôn ly kỳ này vào những câu nói về “đàn ông, đàn bà” của ông Đặng Lê Nguyên Vũ. Dựa vào những phát ngôn của ông Vũ về “trật tự”, “nam nữ”, nhiều người còn phỏng đoán, bà Thảo hẳn phải đã chịu đựng cảnh “chồng chúa vợ tôi” suốt cuộc hôn nhân.
Quả thực, tại tòa, phản ứng cảm xúc của bà Lê Hoàng Diệp Thảo bộc lộ mạnh mẽ nhất khi bà tuyên bố: “Tôi là phụ nữ, nhưng tôi cần được sống như một con người, được tôn trọng như một con người”. Có lẽ, không một phát ngôn nào có thể “nữ quyền” đến thế. Không một nỗi ấm ức nào lại phác họa một bi kịch bất bình đẳng giới rõ ràng đến thế. Thế nhưng, dõi theo những diễn biến công khai tại phiên tòa vừa qua và cả những phát ngôn trước đó của vợ chồng Vũ – Thảo (dù về “hôn nhân” hay “Trung Nguyên”), tôi không thấy bức bách chuyện nữ quyền hay bình đẳng giới.
Dù ông Vũ có thể hiện mạnh mẽ những quan điểm của ông về trật tự gia đình, về vai vế nam – nữ, mọi luận bàn sâu hơn, chi tiết hơn, có tính khái quát hơn của người nghe về hành xử hôn nhân của ông vẫn chỉ là phỏng đoán. Bằng chứng là, tư tưởng “trật tự”, “vai vế” còn nặng trong đa phần đàn ông Việt Nam, nhưng dẫu bị chi phối bởi điều đó từ trong sâu thẳm, rất nhiều người chồng vẫn luôn tôn trọng vợ, ủng hộ vợ phát triển.
Ở những người đàn ông hiểu biết, cái “thế bề trên” trong sâu thẳm đó đôi khi chỉ làm ra một sự tự ý thức về trách nhiệm cao hơn, về bản năng che chở, lèo lái gia đình mà họ tự nhận lấy về mình. Và cảm giác đau đớn, phẫn nộ khi trật tự bị sụp đổ đôi khi chỉ vì một ai đó trong gia đình vươn lên choáng mất tay chèo, dù mình vẫn đang cố sức và đang chèo tốt. Cái trên – dưới giữa vợ chồng, nam nữ đôi khi chỉ… đáng yêu là thế, dẫu không thể phủ nhận rất nhiều người lạm dụng nó để o ép phụ nữ.
Tôi không đủ thông tin chi tiết về ứng xử hôn nhân trước đó của Vũ – Thảo để khẳng định ông thuộc “nhóm” nào trong hai xu hướng nam quyền đó. Nhưng cần phải phân tích rạch ròi đến thế để mỗi người-ngoài biết dừng lại trước những thông tin ít ỏi họ có được, trong một vài khoảnh khắc, để không suy luận mà kết tội nhầm một con người và đặc biệt là không lý giải nhầm một hiện tượng hôn nhân đang được quá nhiều người quan tâm.
Qua phiên tòa, người vốn đồng cảm với Thảo hoặc Vũ sẽ có thêm luận chứng để càng thương cảm và ủng hộ họ. Thế nhưng, nếu bỏ qua mọi suy luận và linh cảm cá nhân của từng người quan sát, phiên ly hôn với những phản ứng thuần túy của vợ chồng Vũ – Thảo dường như đã bộc lộ bản chất của sự đổ vỡ. Những biểu hiện tại phiên tòa giữa hai người đang sống những ngày cuối cùng trên danh nghĩa vợ chồng này, theo tôi, còn đáng quan tâm và có giá trị hơn hết thảy mọi câu chuyện vĩ mô đang được suy luận, phân tích.
Cuộc ly hôn gây “bão”
Vũ đã im lặng rất lâu. Từ lúc câu chuyện hôn nhân này rầm rộ trên truyền thông đầu năm ngoái, chỉ một lần truyền thông đưa tin về cuộc gặp gỡ giữa Vũ và các nhà báo thân thiết. Còn lại, ông lặng im. Ở tòa, Vũ đã lên tiếng. Vũ – Thảo thậm chí còn được cho là đã “đấu khẩu” suốt phiên tòa và dù có lúc cương lúc nhu, khi điềm tĩnh khi căng thẳng, họ không hề đối thoại. Những phát ngôn của cả ông Nguyên Vũ và bà Diệp Thảo ở tòa không cung cấp thêm cho chúng ta thông tin gì về cuộc hôn nhân này, không làm vỡ ra điều gì sâu kín hơn về xung đột vợ chồng; bởi trước đó, bằng từng kênh riêng lẻ, họ cũng đã nói chừng đó ý. Ngay trước mặt nhau, khi đang quay về phía nhau và đối đáp căng thẳng, họ cũng không nói điều gì khác với những điều từng nói, với truyền thông.
Khi bà Thảo nói: “Em khẩn nguyện anh cho các con được gìn giữ sản nghiệp của gia đình và kế thừa phát triển tâm huyết của cha mẹ”. Ông Vũ quay về phía bà Thảo, đáp: “Có tiền để làm gì khi mà hôm nay phải ngồi ở tòa như thế này? Cha mẹ có đúng hay sai nhưng đừng làm tổn thương các cháu, đưa các cháu ra tòa”. Khi hội đồng xét xử hỏi về việc có bao giờ ngỏ ý hàn gắn tình cảm vợ chồng, bà Thảo cho biết, không dưới 10 lần bà đề nghị đưa giải pháp để ông Vũ có thể đồng ý, cho các con có gia đình trọn vẹn. Tuy nhiên, bà bất lực trước những mâu thuẫn, khác biệt không thể hàn gắn. Đến lượt mình, ông Vũ nói không quan tâm bản án tuyên thế nào mà quan trọng sống với nhau bằng lương tri, lương tính. Và một trong những đối đáp gây tranh cãi về nhân cách ông Vũ nhất là khi ông trả lời đề nghị cấp dưỡng cho con bằng cổ phần của ông tại Trung Nguyên. Ông nói: “Tiền nhiều để làm gì?… Tôi từng nói với các con, bà nội của con 70 tuổi, ba cũng già, ở đây không ai cần tiền, chỉ có mẹ của con”.
Video đang HOT
Cuối cùng, một người vẫn bày tỏ nguyện vọng một cách chi tiết, những bức xúc đời thường, những thắc mắc dễ hiểu với những kể lể dễ làm mủi lòng người. Một người chỉ đáp lại bằng những khái niệm vĩ mô, những triết lý, khái quát. Một người đòi quyền lợi cho con bằng những con số cụ thể. Người kia đáp lại bằng câu hỏi tu từ: “Tiền nhiều để làm gì?”.
Quanh vụ ly hôn của ông chủ Trung Nguyên, tôi chỉ thấy bi kịch của một người phụ nữ không thể chạm tới người đàn ông ở bên kia và bi kịch của một người đàn ông, dẫu đã nói bằng cả gan ruột những trăn trở về quan điểm kinh doanh lẫn suy nghĩ về cuộc hôn nhân đời mình, vẫn không thể tìm ra một “hệ ngôn ngữ” để đối thoại với vợ.
“Nhiều tiền để làm gì?”
Có người nói, bi kịch của cuộc hôn nhân này xuất phát từ việc ông Vũ là “người đang bay”, bà Thảo là “người đang đi”. Nhưng thực tế vẫn có nhiều cặp vợ chồng “kẻ bay người đi” mà vẫn hạnh phúc. Sự đổ vỡ chỉ xảy ra khi người bay và người đi bất đồng ngôn ngữ. Thử hỏi, trong mỗi năm hôn nhân, một đôi vợ chồng hạnh phúc bình thường, có bao nhiêu lần bất đồng quan điểm? Trong mỗi lần đó, nếu chỉ nghe giãi bày riêng lẻ từ phía người vợ hoặc người chồng, ta sẽ chỉ thấy một sự khác biệt rành rành và một nguy cơ đổ vỡ nhãn tiền. Nhưng những cuộc hôn nhân thường tình đó hầu như vẫn được “cứu sống” bằng đối thoại.
Khi đối thoại thật sự, nghe và thực sự tương tác với bên kia, người ta sẽ không thể chỉ nói bằng những suy nghĩ chủ quan đã chi phối họ trước đó. Tôi không thấy điều đó ở Vũ – Thảo. Có lẽ từng quan điểm và trải nghiệm cá nhân của họ trong cuộc hôn nhân đã quá mạnh, khiến họ không còn nhu cầu trò chuyện với người kia nữa. Những lời qua tiếng lại trong những ngày (có thể là cuối cùng) của cuộc hôn nhân 20 năm này vẫn chưa cho thấy dấu hiệu rằng, họ đã từng lắng nghe nhau về những khác biệt.
Đã có lúc tôi nghĩ, bi kịch hôn nhân của Thảo – Vũ cũng giống như bi kịch bức cận giữa người với người. Bởi con người, về bản chất là khác nhau, nên nếu gần nhau quá mức, nếu một trong hai người, vì thiếu hiểu biết mà “bức cận”, xâm phạm không gian tối thiểu của người kia thì sự khác biệt cố hữu giữa từng người sẽ lên tiếng và xé toạc mối quan hệ lẽ ra phải gần gũi ấy. Thế nhưng, nói về “bức cận” thì sẽ dễ thấy sự đổ vỡ giống như một định mệnh của mọi cuộc hôn nhân (bởi hình như đã là hôn nhân thì phải có… bức cận). Ít ra, nó sẽ làm giảm tính lý giải về sự đổ vỡ nổi tiếng này trên nền tảng hầu hết con người vẫn còn tin, còn dựng xây, còn sống đến cuối đời với hôn nhân. Vậy thì, hãy đối thoại. Hãy thử nhìn lại cuộc ly hôn được cho là “cực kỳ phức tạp và nhiều góc khuất” đó, để thấy, riêng sự thất bại của đối thoại đã đưa họ đến với những bi kịch nào.
Câu hỏi “Tiền nhiều để làm gì?” của ông Vũ trở thành “hot trend” không phải chỉ vì nó khá “kêu”, mà còn vì nó khái quát được một trong những nỗi băn khoăn và cả nghịch lý lớn nhất của loài người. Sau những lời qua tiếng lại, vợ chồng họ vẫn không đối thoại với nhau. Ông Vũ không nói tiếp những chi tiết cụ thể mà vợ ông nêu ra, kể cả trong tâm thế “giãi bày”, “khẩn nguyện” hay “đề nghị”. Bà Thảo không một lần đối thoại với những khái niệm vẫn được chồng láy đi láy lại: “lương tri”, “lương tính”, “bản chất”… Họ chừng như đã “ông nói gà bà nói vịt”, dẫu sự “lạc đề” ấy không giản đơn như những ví von thường thấy về thành ngữ đó của ông bà ta.
Minh Trâm
Theo phunuonline.com.vn
Phụ nữ hiện đại đẹp có cần chuẩn mực?
Chuẩn mực, thước đo về vẻ đẹp của phụ nữ thì vô vàn. Có những thước đo xuất phát từ văn hóa vùng miền, có những thước đo xuất phát từ chính ý thức của những người xung quanh. Vậy đàn bà hiện đại - đẹp có cần chuẩn mực?
Giữa sự du nhập của nhiều nền văn hóa khác nhau, văn hóa cổ truyền cũng có ít nhiều sự biến đổi. Có nhiều cách nhìn, nhiều quan niệm khác nhau về cái đẹp của người phụ nữ. Bởi đẹp hay không là tùy vào quan niệm của mỗi người.
Mỗi một cá nhân được tiếp thu nhiều nền văn hóa, nhiều luồng ý kiến, quan điểm khác nhau khiến cho suy nghĩ của họ luôn có những nét riêng. Chúng ta không ai có quyền bắt người khác phải chạy theo suy nghĩ của mình. Cũng giống như, trong xã hội hiện đại, có nhiều chuẩn mực khác nhau về cái đẹp của người phụ nữ mà ta không thể ép buộc ai phải tuân theo.
Không có chuẩn mực nào cố định cho vẻ đẹp của phụ nữ
Mỗi người phụ nữ sinh ra đều có những vẻ đẹp riêng mà cuộc đời này đã dành tặng cho họ. Cuộc sống rộng lớn, mỗi con người là một thế giới riêng, một vũ trụ rộng lớn có biết bao điều bí ẩn. Và vẻ đẹp của phụ nữ, đâu chỉ được đánh giá qua một ánh nhìn.
Tìm lấy một người phụ nữ đẹp qua ánh nhìn thật dễ. Bởi chúng ta không phải mất nhiều thời gian để tìm hiểu và đánh giá. Nhưng có những vẻ đẹp tiềm ẩn bên trong người phụ nữ mà chúng ta ít khi thấy được. Đó là những người phụ nữ có vẻ đẹp mặn mà, không chỉ biểu hiện ra bên ngoài mà còn ẩn giấu vào sâu bên trong.
Vốn không có chuẩn mực nào cho vẻ đẹp của một người phụ nữ. Bởi lẽ, cách nhìn của mỗi người về cái đẹp thường khác nhau. Từ đó, cách họ đánh giá và cảm nhận cũng không giống nhau.
Có thể, theo quan điểm truyền thống, người phụ nữ đẹp phải là người da trắng, tóc dài, phải chuẩn mực trong đi đứng, phải chăm sóc chu đáo cho chồng con, nữ công gia chánh,... Xã hội hiện đại không phủ nhận quan điểm đó, nhưng lại có những quan điểm mới mẻ hơn, có cái nhìn thoáng hơn về nét đẹp của người phụ nữ.
Không có chuẩn mực nào cố định cho vẻ đẹp của người phụ nữ - Ảnh minh họa: Internet
Nhưng người phụ nữ nên đẹp theo cách của riêng mình
Không phải ngẫu nhiên mà người ta lại gọi phụ nữ là phái đẹp và đàn ông là phái mạnh. Mỗi một người phụ nữ khi sinh ra đều ẩn tàng trong mình một nét duyên dáng, một sức hút mà chỉ phái nữ mới có được. Không có chuẩn mực nào cho cái đẹp của người phụ nữ. Tuy nhiên, phụ nữ cũng nên trau dồi chính mình sao cho đẹp, trước tiên, dưới cái nhìn của bản thân mình.
Một bộ trang phục bắt mắt, một làn da đẹp, một đôi mắt đẹp, một điệu đi, dáng đứng ưa nhìn,... Những thứ đó không ai có quyền bắt người đàn bà phải có được, nhưng thiết nghĩ, đã là phụ nữ nên cẩn trọng những điểm đó.
Một người phụ nữ có thể thay thế vị trí của một người đàn ông. Họ có thể thành công trong sự nghiệp, đứng ở những vị trí cao, làm những công việc trọng đại mà đàn ông có thể làm. Tuy nhiên, ẩn tàng bên trong người phụ nữ vẫn có những điểm khác biệt so với đàn ông.
Phụ nữ nên đẹp theo cách của riêng mình - Ảnh minh họa: Internet
Đừng đánh giá vẻ đẹp của phụ nữ qua vẻ bề ngoài
Phụ nữ là phái đẹp. Họ sinh ra là để đẹp, họ có quyền được đẹp. Nhưng không phải vì thế mà quá đề cao vẻ đẹp bề ngoài của một người phụ nữ. Khi xã hội hiện đại đang đấu tranh để tôn vinh người phụ nữ, đang thúc đẩy quyền bình đẳng giới, thì chính người phụ nữ cũng phải tự mình làm đẹp bản thân từ bên trong.
Một người phụ nữ có giá trị, có thể đứng vững bằng đôi chân của mình là người có vẻ đẹp ẩn sâu bên trong, đó là vẻ đẹp tâm hồn, trí tuệ,... Ngoại hình là một thước đo, nhưng không phải là tất cả.
Đừng đánh giá người phụ nữ đẹp chỉ thông qua vẻ bề ngoài - Ảnh minh họa: Internet
Có lẽ, không còn quan trọng việc chuẩn mực nào cho vẻ đẹp của người phụ nữ xã hội hiện đại nữa. Quan trọng là mỗi người phụ nữ phải nhận thức được rằng bản thân mình có giá trị, có ý nghĩa gì cho xã hội này hay không, có thực sự đẹp dưới cái nhìn của bản thân mình hay không.
Theo phunuvagiadinh.vn
Gái hư lấy được chồng tốt cuộc sống luôn bất công với phụ nữ? Khi gái hư lấy được chồng tốt, những người phụ nữ xung quanh họ phần nhiều sẽ nhảy dựng lên và than trời trách đất. Liệu cuộc sống có luôn bất công với phụ nữ như thế không? Gái hư liệu có lấy được chồng tốt? - Ảnh minh họa: Internet Thế nào là gái hư? Có nhiều quan niệm khác nhau về...