Bình chữa cháy trên ô tô: Khi nỗi lo đã thành sự thật
Lại một vụ nổ bình chữa cháy cho ô tô ở TP.HCM. Muôn vàn cái khó từ “bình chữa cháy” cho ô tô được dồn về… người dân.
Chiều 20-1, ông Đặng Tấn Hồng Việt, quản lý vận hành tòa nhà FPT Tân Thuận, quận 7 (TP.HCM), xác nhận với Pháp Luật TP.HCM, vào chiều cùng ngày đã xảy ra một bình chữa cháy mini trên ô tô bảy chỗ đang đậu trong khuôn viên tòa nhà tự nổ. Ông Việt kể: “Khoảng 14 giờ, bình chữa cháy trên chiếc ô tô bảy chỗ đang đậu ngoài nắng đột nhiên phát nổ, làm chiếc xe rung rinh. Lúc đó một bảo vệ tòa nhà nghe tiếng nổ nhưng không xác định được nguyên nhân”.
Tại hiện trường bình chữa cháy mini nổ văng phần nắp bay tung tóe trong xe. Trước đó, bình chữa cháy được đặt ở ghế gần ghế tài xế, trong xe không có người nên không ai bị thương và vụ nổ cũng không gây hư hại cho xe. “Do không xảy ra thiệt hại gì nên chủ xe tự xử lý và cũng không thông báo vụ việc cho các cơ quan chức năng” – ông Việt nói.
Như vậy, đến nay ở TP.HCM, Hà Nội, Tiền Giang, Bến Tre… đã có những vụ bình chữa cháy cho ô tô tự nổ, xì hơi. Thực tế này khiến nhiều người băn khoăn về việc chọn chỗ đặt, bảo quản bình chữa cháy an toàn, sau khi Thông tư 57/2015 của Bộ Công an có hiệu lực từ ngày 6-1.
Gắn chỗ nào còn chờ nghiên cứu
Theo Cục Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ (C66, Bộ Công an), bình chữa cháy thông dụng được nhà sản xuất khuyến cáo đặt ở nơi thoáng mát, nhiệt độ không quá 55oC.
Trả lời Pháp Luật TP.HCM, Đại tá Đoàn Hữu Thắng, Phó Cục trưởng C66, cho biết Thông tư 57 không hướng dẫn hoặc quy định cụ thể vị trí đặt bình chữa cháy trên ô tô. C66 cho biết nghiên cứu vị trí đặt bình chữa cháy phù hợp để có các hướng dẫn, lưu ý.
Nhiều người hiếu kỳ tập trung lại chiếc ô tô có bình chữa cháy mini trong xe tự nổ. Bình chữa cháy mini nổ văng nắp bay tung tóe trong xe (ảnh nhỏ). Ảnh: LÊ DŨNG
Về phía nhà sản xuất, Công ty Toyota Việt Nam cho rằng việc bắt buộc ô tô, đặc biệt là các loại xe dưới chín chỗ phải trang bị bình chữa cháy là quy định khá cá biệt so với các nước. Tương tự, chiều 20-1, một lãnh đạo Công ty Cổ phần Ô tô Trường Hải (Thaco) cho biết các dòng xe dưới chín chỗ do Thaco lắp ráp đều không có thiết kế chỗ để bình chữa cháy. Nếu gắn thêm giá đỡ để gắn bình chữa cháy cho ô tô sẽ gây ra nhiều bất tiện, thậm chí dẫn đến sự cố do hầu hết các xe đều phải đậu ngoài trời, nhiệt độ trong xe tăng quá ngưỡng chịu đựng của bình.
Video đang HOT
Trước đó, khi góp ý cho Bộ Công an về quy định này, Bộ GTVT cho rằng khi gắn thêm phương tiện PCCC lên các xe không có thiết kế sẵn có thể làm ảnh hưởng tới thao tác, tầm nhìn của lái xe, an toàn cho người trên xe hoặc không đảm bảo khả năng PCCC. Ngoài ra, Việt Nam đã ký hiệp định thương mại với nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ, cho phép nhập các xe đã được kiểm tra, chứng nhận. Vì vậy, Bộ GTVT đề nghị không áp dụng quy định gắn bình chữa cháy trên xe nhập khẩu từ những nước không quy định xe có bình chữa cháy.
Buộc gắn bình cần “ bảo hiểm trách nhiệm”
Theo Cục Đăng kiểm Việt Nam, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với ô tô hiện hành chỉ bắt buộc xe chở khách từ 16 chỗ trở lên, xe chở hàng dễ cháy nổ phải trang bị bình chữa cháy. Ngoài ra, thông tư quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ cũng chỉ bắt buộc hai loại xe trên phải có bình chữa cháy (có tem kiểm định, còn hạn sử dụng) khi đăng kiểm.
Đại diện Thaco cho biết thêm các loại ô tô dưới chín chỗ chủ yếu xe cá nhân, gia đình, chở ít người nên không cần thiết gắn thêm bình chữa cháy. Đây cũng là một trong các lý do các nhà sản xuất không thiết kế nơi để bình chữa cháy. Tuy vậy, các xe chở khách trên 16 chỗ lại khác. Việc gắn thêm giá đỡ, mỏ kẹp để gắn bình chữa cháy sẽ không khó nhưng ngoài các bất tiện thì đây cũng sẽ là một lý do khiến bảo hiểm từ chối giải quyết khi có sự cố xảy ra.
Ngày 20-1, một đại lý của một hãng ô tô của Đức ở Hà Nội cũng cho rằng hãng không thiết kế, lắp đặt bình chữa cháy. Do đó nếu người dùng gắn thêm vào và dẫn đến sự cố gây ra các thiệt hại thì hãng xe hay đại lý sẽ không chịu trách nhiệm.
“Nếu quy định này vẫn tiếp tục được thực hiện, Bộ Công an và Bộ GTVT cần quy định vị trí, quy cách giá đỡ, lắp cụ thể để các đơn vị bảo hiểm sẽ không vin vào lý do “gắn thêm phụ kiện” để từ chối giải quyết. Mặt khác, họ cũng phải có biện pháp kiểm tra, giám sát bình chữa cháy và chịu trách nhiệm trước các thiệt hại khi các chủ xe tuân theo quy định về trang bị bình chữa cháy” – một chủ đại lý ô tô ở quận 11, TP.HCM nói thêm.
Cháy lớn, rời nhanh xe cho… lành Trên các diễn đàn về ô tô, các chủ xe, đặc biệt nhóm ô tô dưới chín chỗ chia sẻ về kinh nghiệm liên quan đến bình chữa cháy như sau: – Bình chữa cháy dạng CO2 có thể gây bỏng và rất nguy hiểm vì khí CO2 được nén có nhiệt độ -79oC nên khi dùng phải cầm đúng theo hướng dẫn (ghi trên bình), tránh để bọt tuyết xịt vào cơ thể. – Bình chữa cháy an toàn khi nhiệt độ dưới 55oC nhưng trời nắng nóng, nhiệt độ trong xe có thể lên tới 70oC. Nhiệt độ tăng làm áp suất trong bình thay đổi và tự nổ nếu bình không có van an toàn hoặc van dỏm. Hầu hết các bình chữa cháy loại 1 lít từ Trung Quốc không có van này. – Các chỗ tránh đặt bình: Dưới gầm ghế người lái (dễ cản trở chân ga, chân thắng), hốc để nước trên cánh cửa (dễ va đập, nguy cơ nổ khi có va chạm bên hông), mặt tap-lô, phía dưới kính sau của xe… – Bình chữa cháy cho ô tô dưới chín chỗ là loại nhỏ, có bình thời gian xịt chưa đến một phút nên trong nhiều tình huống bình mini không dập được các đám cháy từ khoang động cơ hoặc từ bình chứa nhiên liệu. Cách tốt nhất trong tình huống này là nhanh chóng rời khỏi xe và báo đơn vị chữa cháy chuyên nghiệp. Gắn bình không phải là cải tạo xe Ô tô dưới chín chỗ gắn thêm bình chữa cháy không thể coi là cải tạo xe vì việc này không làm thay đổi về chiều dài, rộng, cao… của xe. Việc gắn thêm bình chữa cháy cũng không làm thay đổi công năng và kết cấu nguyên thủy của xe. Ngoài ra, xe dưới chín chỗ gắn thêm bình thì cũng không phải qua khâu kiểm định. Do đó, không thể nói như một số đơn vị bảo hiểm rằng xe lắp thêm bình chữa cháy là cải tạo xe để từ chối ký hợp đồng bảo hiểm hoặc từ chối bảo hiểm khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra. Về việc lắp bình chữa cháy ở đâu, lắp loại bình chứa bọt chữa cháy hay khí, dung tích bình như thế nào, nặng bao nhiêu kg cho từng loại xe thì đến nay vẫn là việc nghiên cứu của ngành công an. Ông NGUYỄN ĐÌNH QUÂN, Giám đốc Trung tâm Đăng kiểm 50-05V ở TP.HCM
Theo_PLO
Hàng loạt bình cứu hỏa nổ trong ô tô: Tất cả đều đúng...
Cơ quan chức năng xác định, các vụ nổ bình cứu hỏa trong xe ô tô gần đây là do người dân mua bình kém chất lượng, để không đúng cách.
Nhiều vụ nổ nhưng không điều tra
Chiều ngày 18/1/2016, trao đổi với PV, ông Nguyễn Văn Tươi - Trưởng Công an xã Song Bình, huyện Chợ Gạo - Tiền Giang xác nhận vụ việc nổ bình cứu hỏa đặt trong chiếc xe ô tô 4 chỗ tại nhà ông Ngô Hiếu Thuận. Rất may vụ việc chỉ làm hỏng một bộ phận của chiếc xe, không có thiệt hại về người.
Nói về nguyên nhân vụ nổ, ông Tươi cho biết, nguyên nhân khách quan là do thời tiết, còn chủ quan là do ông Thuận - chủ chiếc xe ô tô nên công an xã chỉ làm báo cáo gửi lên công an huyện Chợ Gạo mà không điều tra.
"Chúng tôi ghi nhận trường hợp chiếc bình cứu hỏa ông Thuận đặt trong ô tô là loại bình mini, còn hạn sử dụng đến tháng 11/2017. Trên bình có ghi dòng chữ tiếng Anh nhưng lại có xuất xứ từ Trung Quốc, không có giấy chứng nhận của cơ quan PCCC.
Rất có thể đây là bình nhập lậu, bán trôi nổi trên thị trường. Ông Thuận đặt chiếc bình cạnh cửa xe (đây là điều nên tránh mà chuyên gia đã cảnh báo - PV) nên khi có ánh nắng chiếu vào đã làm tăng nhiệt độ trong xe, áp suất trong bình mà phát nổ" - ông Tươi cho biết.
Ông Thuận và chiếc bình cứu hỏa phát nổ trong xe ô tô của mình.
Cũng trong ngày 18/1, anh Nguyễn Hoàng Hải (Q. Ba Đình, TP. Hà Nội) lái chiếc xe BMW, bên trong có chở chiếc bình cứu hỏa loại nhỏ. Khi đang lưu thông trên đường thì chiếc bình cứu hỏa phát nổ, bọt trắng bắn tung tóe khắp chiếc xe của anh Hải.
Được biết, chiếc bình này được anh Hải mua ở phố Yết Kiêu, TP. Hà Nội hơn 1 tuần trước khi xảy ra vụ việc. Anh Hải chia sẻ: "Sau sự việc này, tôi thà chịu phạt chứ không dám để bình cứu hỏa trên xe ô tô của mình nữa.
Trước đó, ngày 14/1, tại tỉnh Bến Tre cũng xảy ra một vụ nổ bình chữa cháy trên xe ô tô. Ông Trần Sĩ Nhân (ngụ xã Phú Long, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre) kể, chiếc xe tải loại 3,5 tấn của ông được cơ quan chức năng hướng dẫn trang bị bình chữa cháy loại lớn hơn so với bình mini của xe ô tô 4-9 chỗ ngồi.
Hôm đó ông tháo chiếc bình ra để vệ sinh xe thì chiếc bình bỗng phát nổ và bay lên làm thủng cả nóc nhà. Ông Nhân lo ngại, không trang bị bình chữa cháy thì sợ bị phạt, nhưng có bình mà lại đối mặt rủi ro nổ như thế này thì còn nguy hiểm hơn.
Ai chịu trách nhiệm?
Cũng trong chiều ngày 18/1, ông Trần Hoài Bảo - Trưởng phòng CSGT tỉnh Tiền Giang cho biết, đã nắm được thông tin nổ bình cứu hỏa xảy ra tại nhà ông Thuận. Nhưng chưa thể xác định rõ nguyên nhân vì sao.
"Việc trang bị bình cứu hỏa cho xe ô tô đã được các đơn vị hành chính của tỉnh Tiền Giang thực hiện nghiêm chỉnh. Còn với người dân, vẫn có nhiều người chưa chấp hành. Hiện nay, chúng tôi chưa nhận được văn bản của Cục CSGT thông báo tiến hành xử phạt hành vi trang bị bình cứu hỏa trên xe ô tô hay không. Chính vì thế, bây giờ người dân trang bị cũng được, không trang bị cũng được" - ông Bảo cho biết.
Nói về hàng loạt bình cứu hỏa nổ trong xe ô tô, Đại tá Nguyễn Thế Từ - Nguyên Trưởng phòng Đào tạo trường ĐH PCCC cho rằng, việc để một chiếc bình chứa khí, hoạt chất hóa học trong xe chẳng khác nào đặt "quả bom" bên cạnh mình. Bởi, trên thị trường Việt Nam hiện nay, có tới 99% số lượng bình cứu hỏa là loại hàng trôi nổi, không có giấy kiểm định, xuất xứ từ bên Trung Quốc tràn vào Việt Nam bằng nhiều con đường khác nhau.
"Với bình cứu hỏa đủ tiêu chuẩn, sẽ được thiết kế chịu gấp 3 lần yếu tố thông thường ngoài môi trường. Nhưng với bình không rõ nguồn gốc, kém chất lượng thì nó sẽ nổ bất cứ lúc nào. Với vụ nổ ở Tiền Giang, thời tiết hiện tại trong đó dao động từ 24 - 32 độ C, mức đó chưa đủ để gây nổ bình cứu hỏa được. Còn vụ ở Hà Nội, càng không thể vì nhiệt độ ngoài trời rất thấp. Như vậy chỉ có thể là do người dân mua phải bình kém chất lượng" - ông Từ phân tích.
Theo ông Từ, việc trang bị bình cứu hỏa trên lý thuyết là đúng nhưng chưa thể thực hiện được ở Việt Nam. Thứ nhất, Việt Nam chưa tự sản xuất được bình cứu hỏa mà phải nhập khẩu toàn bộ từ nước ngoài nên nguồn hàng sẽ luôn khan hiếm.
Thứ hai, chưa có sự đồng bộ từ các cơ quan liên ngành. Phía Cục Đăng kiểm - Bộ GTVT nói không có chức năng để kiểm duyệt điều này. Phía Cục Quản lý thị trường - Bộ Công thương cũng từ chối trách nhiệm kiểm tra mặt hàng liên quan tới bình cứu hỏa. Trong khi, phía Bộ Công an cũng chưa có đủ lực lượng để giám sát việc thực hiện bình cứu hỏa đúng quy định.
Việc người dân ồ ạt mua bình cứu hỏa đặt trong xe ô tô trong thời gian qua chỉ mang tính chất đối với lực lượng giám sát, kiểm tra nên xảy ra tâm lý "mua bừa"; "mua cho có"... Từ đó, ông Từ đề xuất Bộ Công an thu lại Thông tư trang bị bình cứu hỏa, chú trọng vào việc đào tạo, nâng cao kỹ năng xử lý tình huống cho người lái xe.
Theo Phu nư TPHCM
Bình cứu hỏa trên ô tô: Quốc gia nào như Việt Nam? Thông tư 57 của Bộ Công an có hiệu lực từ ngày 6/1/2016 quy định chữa cháy bắt buộc đặt trên xe hơi từ 4 chỗ ngồi trở lên đã trở thành tâm điểm nóng nhất trong tuần qua. Liệu trên thế giới, các quốc gia có quy định bắt buộc phải có bình cứu hóa trên xe ô tô? Quả thật, ngay...