Bình chọn 10 tài năng trẻ Quả Cầu Vàng năm 2019
Đúng 20h00 ngày 3/12, hệ thống bình chọn Giải thưởng Khoa học Công nghệ thanh niên Quả Cầu Vàng năm 2019 chính thức được kích hoạt để độc giả trong và ngoài nước bình chọn cho ứng viên xuất sắc nhất.
Thời gian bình chọn diễn ra từ 20h00 ngày 3/12 và kết thúc 08h00 ngày 12/12/2019.
10 tài năng trẻ nhận giải thưởng Quả Cầu Vàng năm 2018
Theo thông tin từ BTC giải thưởng, điểm mới của công tác triển khai Giải thưởng Quả Cầu Vàng năm 2019 là các ứng viên đăng ký tham gia xét giải bằng hình thức trực tuyến theo địa chỉ http://qcv.tainangviet.vn/ trên Cổng thông tin điện tử Tài năng trẻ Quốc gia. Sau hơn 4 tháng phát động, cơ quan thường trực Giải thưởng đã nhận được 45 hồ sơ của 24 đơn vị đề cử.
Năm nay, số lượng và chất lượng hồ sơ tương đối đồng đều ở các lĩnh vực. Trong đó, có những cá nhân có nhiều công trình, bài báo đăng trên các tạp chí quốc tế uy tín và thuộc phân loại xếp hạng giá trị khoa học cao (Q1-Q4). Số ứng viên tham gia ở nước ngoài tăng cao và xuất hiện nhiều cơ sở nghiên cứu, đào tạo ở nước ngoài lần đầu tham gia như: Anh, Canada, Đan Mạch.
Hội đồng xét chọn Giải thưởng Khoa học Công nghệ thanh niên Quả Cầu Vàng năm 2019 đã tổ chức họp lần thứ nhất vào ngày 29/11/2019 dưới sự chủ trì của anh Nguyễn Anh Tuấn, Bí thư thường trực T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội đồng bình chọn Giải thưởng. Trên cơ sở thảo luận, đánh giá của các thành viên, Hội đồng đã tiến hành bỏ phiếu kín lựa chọn ra 20 đề cử thuộc 5 lĩnh vực Công nghệ thông tin và Truyền thông, Công nghệ Y – dược, Công nghệ Sinh học, Công nghệ Môi trường, Công nghệ Vật liệu mới vào vòng bình chọn trực tuyến.
Bình chọn trực tuyến là kênh tham khảo quan trọng để Hội đồng tiếp tục họp đánh giá, bình chọn ra 10 tài năng trẻ đạt Giải thưởng Quả Cầu Vàng năm 2019.
Trung tâm Phát triển Khoa học, Công nghệ và Tài năng trẻ (đơn vị thường trực Giải thưởng) đã thiết kế một phần mềm bình chọn chung cho toàn bộ hệ thống bình chọn. Đường link của phần mềm đăng tải và giới thiệu trên 6 cơ quan báo chí, truyền thông, cổng thông tin điện tử (Báo Tiền phong, Báo Thanh niên, Báo Sinh viên Việt Nam – Hoa học trò, Cổng TTĐT Bộ Khoa học và Công nghệ, Cổng TTĐT Trung ương Đoàn, Cổng TTĐT Tài năng trẻ Quốc gia), để lấy ý kiến đánh giá và bình chọn của độc giả.
Thông tin cá nhân và thành tích của những cá nhân có những đóng góp cho sự phát triển của cộng đồng xã hội cũng được tích hợp đầy đủ trong phần mềm này giúp độc giả tìm hiểu, tham khảo trước khi bấm bút bình chọn.
Trên cơ sở kết quả bình chọn trực tuyến, Hội đồng xét chọn Giải thưởng sẽ họp lần thứ 2 để chọn ra 10 cá nhân xuất sắc nhất nhận Giải thưởng Quả Cầu Vàng 2019.
Lễ trao Giải thưởng Quả Cầu Vàng 2019 dự kiến tổ chức vào cuối tháng 12/2019 tại Hà Nội.
Giải thưởng Khoa học Công nghệ thanh niên Quả Cầu Vàng do T.Ư Đoàn chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức hàng năm nhằm phát hiện, tôn vinh các tài năng trẻ đặc biệt xuất sắc trong 5 lĩnh vực: Công nghệ thông tin và truyền thông; công nghệ y – dược; công nghệ sinh học; công nghệ môi trường và công nghệ vật liệu mới.
Độc giả có thể truy cập vào địa chỉ dưới đây để bình chọn tại đây:
http://qcv.tainangviet.vn/binh-chon
DANH SÁCH 20 ỨNG VIÊN VÒNG BÌNH CHỌN TRỰC TUYẾN:
I. LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
1. TS. Đinh Ngọc Thạnh (Năm sinh: 1987), Giáo sư tập sự, Trường Đại Học Soongsil, Hàn Quốc
Video đang HOT
2. TS. Hoàng Văn Xiêm (Năm sinh: 1986), Giảng viên Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội
3. CN. Hoàng Trung Hiếu (Năm sinh: 1997), Thực tập sinh Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh
4. ThS. Lê Quang Hiếu (Năm sinh: 1989), Phó Giám đốc Trung tâm Vận hành Khai thác Toàn cầu, Tổng Công ty Mạng lưới Viettel.
II. LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ SINH HỌC
5. TS. Võ Văn Giàu (Năm sinh: 1986), Trợ lý giáo sư, Trường Đại học Gachon, Hàn Quốc
6. TS. Trần Ngọc Tuấn (Năm sinh: 1984), NCS Sau tiến sĩ tại Trường Đại học Shantou, Trung Quốc
7. TS. Hồ Thanh Tâm (Năm sinh: 1989),NCS Sau tiến sĩ tại Trường Đại học Quốc gia Chungbuk, Hàn Quốc
III. LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ Y DƯỢC
8. TS. Trần Phương Thảo (Năm sinh: 1985), Giảng viên Trường Đại học Dược Hà Nội
9. TS. Trần Ngọc Đăng (Năm sinh: 1988), Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ dự án và Đổi mới sáng tạo, Trường Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh
10. ThS. Nguyễn Duy Hà (Năm sinh: 1985), Nghiên cứu viên Viện Y học dự phòng Quân đội
IV. LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG
11. TS. Trần Nguyễn Hải (Năm sinh: 1985), Nghiên cứu viên Trường Đại học Duy Tân
12. TS. Đào Nguyên Khôi (Năm sinh: 1985), Phó Trưởng khoa Khoa Môi Trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh
13. TS. Lê Ngọc Liễu (Năm sinh: 1984), Giảng viên Trường Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh
14. TS. Phạm Tiến Đức (Năm sinh: 1984), Giảng viên Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội
15. TS. Đặng Đức Huy (Năm sinh: 1988), Trợ lý giáo sư Trường Đại học Trent, Canada
V. LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU MỚI
16. TS. Nguyễn Thúy Chinh (Sinh năm: 1987), Nghiên cứu viên chính Viện Kỹ thuật nhiệt đới, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
17. TS. Lê Văn Lịch (Năm sinh: 1988), Giảng viên Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
18. TS. Đoàn Lê Hoàng Tân (Năm sinh: 1987), Nghiên cứu viên Trung tâm Nghiên cứu Vật liệu Cấu trúc Nano và Phân tử, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh
19. TS. Huỳnh Trọng Phước (Năm sinh: 1988), Giảng viên Trường Đại học Cần Thơ
20. TS. Nguyễn Duy Trinh (Năm sinh: 1986), Giảng viên Trường Đại học Nguyễn Tất Thành
LƯU TRINH
Theo Tiền phong
Nông sản giảm 10-25% năng suất và thách thức "nuôi sống thế giới"
Đất nông nghiệp trên thế giới đang ngày càng bị thu hẹp, kéo theo là sản lượng nông nghiệp cũng giảm sút.
Đó là nhận định của các chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực y khoa, nông nghiệp, công nghệ sinh học được đưa ra tại Hội thảo khoa học "Công nghệ sinh học với việc cải thiện nguồn cung thực phẩm và sức khỏe" do Viện Y học ứng dụng Việt Nam trực thuộc Tổng hội Y học Việt Nam phối hợp cùng tổ chức Croplife Việt Nam tổ chức mới đây tại Hà Nội.
Hội thảo với sự tham gia của các nhà khoa học, các giáo sư, tiến sỹ, đầu ngành y khoa và nông nghiệp, sinh học trong và ngoài nước.
"Đe dọa" an ninh lương thực toàn cầu
Hội thảo có sự tham gia của nhiều chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực y khoa, nông nghiệp, công nghệ sinh học như PGS.TS Nguyễn Thị Xuyên, Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam; PGS.TS Phạm Văn Hoan, Phó Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam; GS.TS Lê Huy Hàm, Chủ tịch Hội đồng Khoa học, nguyên Viện trưởng Viện Di truyền nông nghiệp Việt Nam.
Tại Hội thảo, PGS. TS Phạm Văn Hoan, Phó Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam chia sẻ nhiều thông tin về vấn đề: an ninh lương thực, thực phẩm, thực phẩm biến đổi gen và vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm.
Theo các thống kê tại Hội thảo, đất nông nghiệp trên thế giới đang ngày càng bị thu hẹp, kéo theo là sản lượng nông nghiệp cũng dần giảm sút. Nguyên nhân của tình trạng này không chỉ do dân số toàn cầu ngày một tăng nhanh, mà còn bởi thiên tai, biến đổi khí hậu, dịch bệnh trên cây trồng và cả những nguyên nhân do con người gây ra như rò rỉ hóa chất, sử dụng đất nông nghiệp cho mục đích khác... là những thách thức cho các nhà nghiên cứu công nghệ sinh học về việc tăng lượng nông sản chính trong tương lai.
Tại Hội thảo, bà Rhodora R. Aldemita - Giám đốc Trung tâm Kiến thức toàn cầu về CNSH, Tổ chức Quốc tế về tiếp thu các ứng dụng CNSH trong nông nghiệp (ISAAA) cho biết: Mỗi khi trái đất nóng lên 1 độ C, các loại nông sản chính như gạo, ngô, lúa mỳ sẽ mất khoảng 10-25% năng suất. Trong khi đó, tình hình hạn hán đang ngày càng diễn biến phức tạp ở nhiều nơi, gây ra tổn thất về nông sản trên toàn cầu ước tính gần 30 tỷ USD.
"Dự kiến đến năm 2050, để chống chọi với những áp lực nêu trên, sản lượng của các loại nông sản chính buộc phải tăng lên 119% so với hiện nay. Giải pháp tối ưu để bảo đảm an ninh lương thực, thực phẩm, ổn định kinh tế và môi trường bền vững là áp dụng các công nghệ sinh học vào gieo trồng, chăm sóc nông sản" - bà Rhodora R. Aldemita thông tin.
Theo báo cáo, năm 2018, tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, các loại nông sản ứng dụng công nghệ sinh học đang ngày càng trở nên phổ biến. Ấn Độ hiện là nước có tỷ lệ trồng bông biến đổi gen cao nhất khu vực này, cụ thể là 11,6 triệu ha (chiếm 95% tổng sản lượng bông).
Ở Việt Nam trong khoảng 10 năm trở lại đây, cây trồng biến đổi gen nói chung, thực phẩm biến đổi gen nói riêng đang ngày càng phổ biến. Năm 2018 vừa qua, các giống ngô biến đổi gen trồng ở nước ta ước tính đạt 49.000 ha (chiếm 5% tổng sản lượng ngô).
Liên quan đến hiện trạng ứng dụng CNSH trong nông nghiệp trên toàn cầu, bà Rhodora R. Aldemita khẳng định "CNSH là một trong các lựa chọn để đảm bảo an ninh lương thực, ổn định kinh tế và môi trường bền vững. CNSH tiếp tục đóng vai trò quan trọng để đảm bảo mục tiêu đạt 50% nhu cầu thực phẩm vào năm 2050, có thể giúp giải quyết các thách thức như: Quá trình tăng dân số, đô thị hoá, già hoá; Biến đổi khí hậu; Năng suất nông nghiệp và sự đổi mới; Sâu bệnh xuyên biên giới; Dinh dưỡng và sức khoẻ; Tổn thất thực phẩm và chất thải".
PGS. TS Phạm Văn Hoan, Phó Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam đã đưa ra các thông tin cập nhật về An ninh lương thực, thực phẩm, thực phẩm biến đổi gen và vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm: "CNSH đã được ứng dụng rộng rãi vào các ngành sản xuất và đời sống xã hội, nhất là trong lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp, y dược, thực phẩm và môi trường. Trong đó, nổi bật hơn cả là lĩnh vực y dược, tạo hiệu quả cao trong phục vụ chẩn đoán và điều trị. Riêng lĩnh vực dược phẩm, CNSH được ứng dụng để sản xuất Cytokine, Enzyme, Hormone, Yếu tố đông máu, Vaccine, Kháng thể đơn dòng, Chất ức chế enzyme, Chất ức chế miễn dịch,..."
Công nghệ sinh học là "đích đến" để ổn định kinh tế
Tính đến năm 2018, tổng diện tích cây trồng theo CNSH ở các nước phát triển và đang phát triển là 191,7 triệu ha. Phân bổ chủ yếu ở các nước Châu Mỹ và một số nước ở Châu Á - Thái Bình Dương.
GS. TS Lê Huy Hàm - Chủ tịch Hội đồng Khoa học, nguyên Viện trưởng Viện Di truyền Nông nghiệp Việt Nam khẳng định vai trò quan trọng của công nghệ sinh học trong việc đảm bảo an ninh lương thực.
Theo GS.TS Lê Huy Hàm - Chủ tịch Hội đồng Khoa học, nguyên Viện trưởng Viện Di truyền Nông nghiệp Việt Nam, hiện Việt Nam nhập khoảng 7-8 triệu tấn ngô, khoảng 5-7 triệu tấn đậu tương và sản phẩm đậu tương; trong khi đó năm 2017, Trung Quốc nhập 95 triệu tấn đậu tương và hàng chục triệu tấn ngô.
Vẫn theo GS. TS Lê Huy Hàm, công nghệ gen đã giúp Châu Mỹ sản xuất ra lượng lương thực lớn với giá cả hợp lý như vậy. Nếu không có công nghệ gen, Châu Á và Việt Nam cũng không được hưởng lợi từ giá lương thực, thực phẩm như hiện nay.
"Các sản phẩm nhập khẩu của Việt Nam như ngô, đậu tương và một số sản phẩm nông nghiệp khác, tất cả những sản phẩm đó đều là từ CNSH. Nếu chúng ta không có nguồn nhập khẩu như vậy, thử hỏi chúng ta có đủ thức ăn chăn nuôi để nuôi lợn, gà, trâu bò, cá,...", ông Hàm thông tin thêm.
Cũng tại Hội thảo, TS. Nguyễn Xuân Cảnh - Phó Trưởng khoa Công nghệ sinh học - Học viện Nông nghiệp Việt Nam chia sẻ về ứng dụng CNSH trong chọn tạo giống cây trồng thế hệ mới. Theo đó, ông Cảnh cho biết: CNSH, thông qua tác động to lớn tới chọn tạo giống cây trồng, có thể là tác nhân dẫn tới một cuộc cách mạng xanh mới. Cho tới nay, đã có 26 quốc gia trồng 191,7 triệu ha cây trồng công nghệ sinh học (tăng gần 113 lần so với năm 1996).
Theo các chuyên gia, công nghệ sinh học là một trong các lựa chọn để đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm, ổn định kinh tế và môi trường bền vững. Đặc biệt, công nghệ sinh học có tiềm năng và triển vọng vô cùng to lớn trong phát triển nông nghiệp, được coi là một trong những giải pháp quan trọng đảm bảo an ninh lương thực thực phẩm toàn cầu. Bên cạnh đó, cây trồng biến đổi gen giúp giảm chi phí, tăng lợi nhuận, đem lại lợi ích kinh tế cao và đã được nhiều nghiên cứu và các tổ chức uy tín trên thế giới công bố là an toàn đối với sức khoẻ con người.
Một số khuyến nghị cũng được các chuyên gia, nhà khoa học đưa ra tại Hội thảo như: cần tiếp tục thông tin, giáo dục và truyền thông để người tiêu dùng có cái nhìn đúng đắn, khoa học về công nghệ sinh học và thực phẩm biến đổi gen.
Trong thời gian tới, cần có các biện pháp đánh giá, quản lý nguy cơ và rủi ro của cây trồng công nghệ sinh học đối với con người và môi trường. Đồng thời, cần xây dựng hệ thống quản lý, sản xuất cây trồng công nghệ sinh học an toàn, hiệu quả và bền vững, phù hợp với điều kiện thực tiễn ở Việt Nam.
Các nhà khoa học đã thống nhất nhiều quan điểm về áp dụng công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp tại nước ta. Trong đó, đặc biệt chú ý các biện pháp đánh giá, quản lý nguy cơ và rủi ro của cây trồng áp dụng công nghệ sinh học với môi trường, con người. Đồng thời, xây dựng hệ thống quản lý, sản xuất cây trồng biến đổi gien an toàn, hiệu quả và bền vững, phù hợp với điều kiện thực tiễn.
Chia sẻ với PV Dân Việt về một số thông tin cho rằng "sử dụng thực phẩm biến đổi gen là nguyên nhân gây dậy thì sớm ở trẻ em". GS. TS Lê Huy Hàm - Chủ tịch Hội đồng Khoa học, nguyên Viện trưởng Viện Di truyền Nông nghiệp Việt Nam khẳng định: "đây là điều hoàn toàn vô căn cứ, sản phẩm biến đổi gen trước khi được đưa ra sử dụng phải trải qua nghiên cứu, đánh giá rất kỹ lưỡng, sản phẩm biến đổi gen được đánh giá trên đồng ruộng, đánh giá tương đương sinh học và đánh giá trên mô hình trước khi sử dụng cho con người".
Theo Danviet
Dùng chế phẩm xử lý phân gà: Hiệu quả, nông dân vẫn chưa mặn mà Ứng dụng công nghệ sinh học trong nuôi gà giúp giúp giảm được chi phí đầu tư, giảm dịch bệnh, tăng năng suất... Tuy vậy, thực tế cho thấy, nhiều hộ nông dân vẫn không mấy mặn mà áp dụng quy trình này. Chuồng trại hết mùi... HTX Nông nghiệp công nghệ cao Long Thành Phát (thị trấn Long Thành, huyện Long Thành,...