Bình Chánh: Cô giáo đánh trẻ đến nứt xương hàm
Camera của nhà trẻ ghi lại cảnh cháu bé bị cô giáo kẹp cổ và tát liên tiếp khiến bị nứt xương hàm mặt; Công an huyện Bình Chánh, TP.HCM đang làm việc với cô giáo.
Trưa nay (26-7), trên mạng xã hội lan truyền hình ảnh một đứa bé được cho là “bị bạo hành dã man” tại lớp mẫu giáo Ánh Sao Vàng, xã Đa Phước, huyện Bình Chánh, TP.HCM. Chân tay, mặt mũi bé bị bầm tím, bé bị hoảng loạn.
Bé gái bị bạo hành có tên là Phan Thị Ngọc Diễm, năm tuổi. Mẹ mất sớm, hiện bé đang sống với cha và bà nội. Nhà bé đối diện với cơ sở Ánh Sao Vàng.
Cơ sở mẫu giáo nơi bé Diễm đang theo học. Ảnh: NGUYỄN QUYÊN
PV Pháp Luật TP.HCM đã tìm đến nhà trẻ nơi bé đang theo học. Tới nơi, lớp mẫu giáo đã đóng cửa.
PV liên hệ với ông Phạm Thanh Hùng, Phó Chủ tịch UBND xã Đa Phước, Bình Chánh. Ông Hùng xác nhận có sự việc trên xảy ra ở địa bàn. Theo ông Hùng, lớp mẫu giáo này đã được cấp phép. Hiện tại, cơ sở này đã bị tạm đình chỉ hoạt động, chờ điều tra làm rõ. Hiện vụ việc đã chuyển lên công an huyện.
Đại diện Công an huyện Bình Chánh xác nhận đang làm việc với cô giáo, khi nào có kết quả sẽ thông tin với báo chí.
Bà Huỳnh Thị Phượng, cô ruột của bé Diễm, cho biết gia đình gửi bé Diễm tại lớp mẫu giáo Ánh Sao Vàng được ba năm nay. “Từ trước đến nay, hầu như không có sự việc gì xảy ra. Thế nhưng hôm qua, khi bà nội qua đón cháu về thì cả nhà tá hỏa khi thấy mặt mày cháu thâm tím, hỏi mới biết cháu bị cô giáo đánh”.
Bà Phượng nói: “Về hỏi chuyện thì tôi nghe cháu nói lúc ăn trưa cháu bị nôn ra hết cả người. Không kiềm chế được nên cô đã đánh cháu liên tiếp vào mặt. Sau đó, cô còn lấy dép đánh từ trên lưng xuống dưới chân cháu. Cô giáo còn dọa nếu nói ra sẽ bị cắt lưỡi”.
Cũng theo bà Phượng, khi bà nội qua đón bé về thì thấy mặt bé tím tái. Bà có hỏi thì các cô không dám nói gì. Gia đình quá bức xúc nên đã gọi công an đến làm việc.
Bà Phượng cho hay tối hôm qua (25-7), cả nhà đã đưa bé đi khám và gọi công an xã đến làm việc với cơ sở. Quan sát qua camera của nhà trẻ cho thấy bé bị cô giáo kẹp cổ và tát liên tiếp vào mặt. “Gia đình chúng tôi thấy rất bức xúc. Sáng nay chúng tôi đã đưa cháu đi chụp CT, kiểm tra sức khỏe cho thấy cháu bị nứt xương hàm mặt” – bà Phượng nói.
Cũng theo bà Phượng, từ khi sự việc xảy ra, bé cảm thấy rất sợ. Đặc biệt khi bé gặp cô giáo tại cơ quan công an, bé vừa run vừa sợ. “Tôi hỏi có phải cô đánh con không, cháu im lặng không trả lời, vừa run vừa ôm tôi chặt cứng. Thế nhưng khi cô giáo đi vào trong, tôi hỏi lại, cháu bảo cô giáo đánh con và nói nếu con mách với gia đình thì cô sẽ cắt lưỡi”.
Bà Phượng cũng cho hay từ khi sự việc xảy ra đến nay, chủ cơ sở vẫn chưa tới làm việc với gia đình, chưa có một lời xin lỗi với gia đình. Chiều nay, bé và cha bé đang lên công an huyện để làm việc. Hy vọng sự việc sẽ được làm sáng tỏ, cô giáo bạo hành bé (nếu có) sẽ bị xử lý nghiêm minh.
NGUYỄN QUYÊN – NGUYỄN TÂN
Theo PLO
Hết đường mưu sinh vì bãi rác Đa Phước: Sự im lặng khó hiểu
Báo Lao Động đã có bài "Nhiều gia đình hết đường mưu sinh vì bãi rác Đa Phước", nói về bãi rác Đa Phước (TPHCM) gây thiệt hại kinh tế cho nhiều hộ dân. Trước phản ánh của dân, chính quyền và cơ quan chức năng đã cử những đoàn khảo sát đến ghi nhận tình hình, lấy mẫu xét nghiệm, nhưng rồi không phản hồi.
Ông Ngô Văn Minh, Trưởng ấp 2, xã Đa Phước phản ánh với PV Báo Lao Động về sự im lặng của các cơ quan chức năng . Ảnh C.H
Theo phản ánh của người dân ấp 2, xã Đa Phước, từ ngày có bãi rác Đa Phước đến nay, nguồn nước trên con Rạch Chiếu bị ô nhiễm nghiêm trọng. Khi đưa nước từ con rạch này vào các ao hồ để nuôi thủy hải sản đã dẫn đến hiện tượng cá, tôm chết hàng loạt.
Trao đổi với PV Báo lao Động, ông Ngô Văn Minh - Trưởng ấp 2, xã Đa Phước, huyện Bình Chánh cho biết, những vấn đề mà người dân trong trong ấp phản ánh đã được ông tổng hợp và báo cáo lên chính quyền địa phương. "Tuy nhiên, chính quyền và các cơ quan chức năng liên quan chỉ đến ghi nhận tình hình, vẫn chưa có câu trả lời nào cho người dân được rõ, đồng thời cũng chưa đưa ra một phương án giải quyết gì để dân yên tâm".
Người dân đang chờ đợi kết luận nguồn nước ô nhiễm là do dâu, phương án bồi thường thiệt hại như thế nào? Ảnh C.H
Gia đình anh Nguyễn Phước Sũ, làm kinh tế hộ gia đình thông qua nuôi tôm nhiều năm qua. 12.000m2 chia đều cho 3 vuông tôm là nguồn thu nhập chính cho cả gia đình. Anh Sũ cho rằng trước đây hoạt động nuôi tôm đều thuận lợi. Tuy nhiên, sau khi bãi rác Đa Phước hình thành thì nguồn nước bắt đầu ô nhiễm, gây thiệt hại đến hoạt động nuôi tôm.
Đỉnh điểm của thiệt hại này là trong năm qua, anh vay mượn cả tỷ đồng để đầu tư, nhưng nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng dẫn đến tôm chết hàng loạt, gây thiệt hại trên 300 triệu đồng.
"Đã có nhiều đoàn của chính quyền, các cơ quan chức năng được cử đến gia đình tôi để ghi nhận thiệt hại, đồng thời lấy mẫu nước trong hồ tôm của tôi đem đi xét nghiệm nhưng rồi tất cả đều im lặng, không thấy nói gì. Một lần họ đem đến cho gia đình tôi chục triệu gọi là tiền khắc phục thiệt hại, nhưng tôi không nhận", anh Sũ nói với PV.
Anh Nguyễn Phước Sũ thẫn thờ bên số tôm bị chết, thời gian qua anh luôn chờ đợi câu trả lời thỏa đáng từ bãi rác Đa Phước. Ảnh C.H
Không riêng gì anh Sũ, nhiều hộ gia đình tại ấp 2, xã Đa Phước tham gia nuôi thủy hải sản đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng, có những hộ nuôi bị chết trắng phải bỏ ao chuyển sang đi làm thuê, kiếm sống qua ngày.
Họ đang chờ đợi từng ngày kết luận của các cơ quan chức năng, cũng như sự giải trình của Khu Liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước (đơn vị quản lý bãi rác Đa Phước).
Theo Laodong
Chống ngập cho Bình Tân, nước tràn qua Bình Chánh Đại biểu HĐND TPHCM phản ánh, tuyến quốc lộ 1 đoạn giáp giữa quận Bình Tân với huyện Bình Chánh bị thắt cổ chai. Sau khi quận Bình Tân nâng cốt đường chống ngập thì nước đổ về huyện Bình Chánh. Tại phiên thảo luận tổ trong khuôn khổ kỳ họp thứ 9 của HĐND TPHCM khóa IX diễn ra chiều 10/7, đại...