Bill Gates tiếp tục trở thành nạn nhân của “thuyết âm mưu” trên Facebook và YouTube
Giữa dịch Covid-19, Bill Gates bỗng trở thành tâm điểm công kích của nhóm những người cực đoan trên các mạng xã hội.
Giữa đại dịch Covid-19, Bill Gates là một trong những cái tên năng nổ nhất: ông cập nhật thông tin chính xác cho cộng đồng đang phải cách ly xã hội, đẩy mạnh việc nghiên cứu nhằm tìm ra phương thuốc chữa Covid-19, … Thế nhưng, hành động của Bill Gates lại đang khiến người ta nghi ngờ vô căn cứ.
Theo khảo sát của The New York Times và Zignal Labs, một công ty phân tích dữ liệu mạng xã hội: đã 1,2 triệu lần cái tên Bill Gates xuất hiện trong những thuyết âm mưu liên quan tới đại dịch Covid-19; những thuyết âm mưu này có trên khắp các mạng xã hội và nhiều chương trình TV trong khoảng thời gian từ tháng Hai tới tháng Tư.
Con số 1,2 triệu lần đồng nghĩa với việc Gates xuất hiện nhiều hơn 33% so với thuyết âm mưu nổi tiếng thứ hai, liên kết mạng 5G với dịch Covid-19.
Có ba nền tảng xuất hiện nhiều bài đăng cố gắng móc nối Bill Gates với Covid-19, đó là YouTube, Facebook và Twitter. The New York Times cho thấy nội trong những tháng đầu năm nay, đã có 16.000 bài đăng Facebook có nội dung này, thu hút lượng like và comment tới gần 900.000.
Video đang HOT
Trên YouTube, top 10 video lan truyền tin giả nói về mối liên hệ giữa Bill Gates và Covid-19 đạt gần 5 triệu view chỉ trong hai tháng trở lại đây. Nội dung của video xoáy vào những điểm sau: Gates tạo ra virus để hưởng lợi từ vaccine, Gates là thành viên hội bí ẩn nào đó muốn giảm bớt dân số, hay Gates chung tay xây dựng một mạng lưới do thám toàn cầu.
Trong bài phát biểu năm 2015, Bill Gates nêu lo lắng về một đại dịch toàn cầu.
Những người tin vào thuyết âm mưu này tin rằng những lời cảnh báo của Bill Gates về đại dịch xưa kia chính là bằng chứng cho thấy đồng sáng lập Microsoft cùng một giuộc với kẻ chủ mưu tạo ra Covid-19. Nhóm những người này bao gồm thành viên của các hội thuyết âm mưu có trên mạng xã hội, những người không tin tưởng tác dụng của vaccine, những cá nhân dễ bị dắt mũi trên mạng xã hội.
Bill Gates từ chối bình luận về những lời cáo buộc trên. Mark Suzman, giám đốc điều hành Quỹ Bill và Melinda Gates bày tỏ nỗi thất vọng trên The New York Times, rằng đáng lẽ đây là lúc chúng ta hợp tác để cứu lấy mạng sống con người, chứ không phải tung tin đồn thất thiệt gây rối loạn xã hội.
Dink
Lại là nạn tin giả trên Facebook: Người dùng tá hỏa trước quảng cáo thản nhiên tuyên bố cả gia đình mình đã tử vong vì Covid-19
Vấn đề này lại một lần nữa khiến người dùng đặt câu hỏi về các biện pháp chống nạn tin giả của Facebook, đặc biệt là trong bối cảnh dịch bệnh nhạy cảm như hiện nay.
Trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp thì nạn tin giả cũng là một vấn đề nhức nhối và có thể gây ra nhiều hậu quả nặng nề. Đặc biệt là khi nhu cầu lướt web, sử dụng mạng xã hội đang tăng cao do người dùng thực hiện giãn cách xã hội tại nhà, tin giả lại càng có nhiều cơ hội để xuất hiện tràn lan và khiến không ít người hoang mang.
Ví dụ như trường hợp của công ty sản xuất khẩu trang FilterMax tại Los Angeles dưới đây: Chạy quảng cáo trên Facebook với thông tin về 1 gia đình bị tử vong vì Covid-19, chỉ 1 thành viên duy nhất sống sót, nhưng lại sử dụng hình ảnh của 1 gia đình có thật ngoài đời. Điều đáng nói là gia đình vẫn an toàn, không có vấn đề gì về mặt sức khỏe. Như vậy, từ một bức tranh minh họa cho bài viết quảng cáo, công ty trên đã vô tình hoặc cố ý tạo ra 1 thông tin không đúng sự thật và gây ảnh hưởng đến danh dự của người khác.
Công ty FilterMax đã thản nhiên sử dụng bức ảnh của 1 gia đình ngẫu nhiên và tuyên bố họ đã tử vong vì Covid-19.
Được biết, đây là bức ảnh của gia đình chị Sara Ancich chụp trong 1 kỳ nghỉ lễ 8 năm về trước. Tuy nhiên, không hiểu bằng cách nào mà bức ảnh này lại xuất hiện trong quảng cáo của FilterMax trên Facebook với tuyên bố cả nhà chị đều đã mất mạng vì Covid-19 sau khi đi lễ tại 1 nhà thờ, chỉ có cậu con trai út là sống sót.
Sara bức xúc lên tiếng: " Sao lại có người trơ tráo đến mức đưa tin về cái chết của cả 1 gia đình 1 cách thản nhiên như vậy, trong khi họ thậm chí còn không quen biết chúng tôi. Covid-19 đang là chủ đề nóng nhất trong các chương trình hiện nay, nó xuất hiện trong mọi bản tin và lúc nào cũng ám ảnh tâm trí của mọi người. Nó có tốc độ lây lan khủng khiếp và cũng đã giết chết rất nhiều người trên toàn thế giới. Vì thế, chắc chắn sẽ có không ít người dùng tin vào đoạn quảng cáo vô căn cứ này".
Mặt khác, FilterMax tự tin quảng cáo các sản phẩm máy thở của họ được đánh giá là hiệu quả nhất trên thị trường hiện nay, do chính Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chứng nhận. Tuy nhiên, FDA đã nhanh chóng bác bỏ thông tin này. Đoạn video mà FilterMax đăng tải thậm chí còn có sự góp mặt của 1 anh chàng trẻ tuổi, người mà họ giới thiệu mà "cậu con trai út duy nhất sống sót trong gia đình xấu số này".
Điều đó đã khiến Sara cực kì phẫn nộ: " Tôi thực sự tò mò về cậu thanh niên trong video. Cậu ta không phải thành viên của gia đình tôi. Cậu ta là ai cơ chứ? Cậu ta có biết hành động mà mình đang làm trong đoạn video này có thể gây hậu quả tồi tệ đến mức nào không?". Trong nhiều ngày gần đây, Sara cùng gia đình mình đã thực sự mệt mỏi khi phải liên tục trả lời tin nhắn của người thân và bạn bè về mẩu quảng cáo sai sự thật này.
Một lần nữa, khả năng ngăn chặn thông tin sai sự thật của Facebook lại bị người dùng đặt một dấu hỏi lớn, đặc biệt là trong thời điểm nhạy cảm như hiện nay.
Trường hợp của Sara lại khiến người ta một lần nữa lại phải đặt câu hỏi về hệ thống kiểm duyệt nội dung và các biện pháp xử lý tin giả của Facebook. Sara chia sẻ rằng chị đã nhiều lần báo cáo đoạn video của FilterMax, nhưng nó vẫn cứ liên tục xuất hiện trên Newsfeed của chị. Bên cạnh đó, chị cho biết chị đã không đăng tải bức ảnh gia đình của mình trên mạng xã hội trong nhiều năm qua, thế nhưng nó vẫn xuất hiện tràn lan trên Google và một số trang web nổi tiếng như Pinterest. " Tôi cảm thất rất khó chịu và bị xâm phạm quyền riêng tư nghiêm trọng", Sara bày tỏ, " Tôi không biết cách phải xử lý hoặc phòng chống tình trạng này như thế nào nữa. Nếu biết thì tôi đã thực hiện từ lâu rồi".
Ngay sau khi tiếp nhận thông tin, Facebook đã nhanh chóng gỡ bỏ toàn bộ những quảng cáo có sử dụng hình ảnh gia đình của chị Sara. Mạng xã hội lớn nhất thế giới cũng cho biết họ đã cấm toàn bộ quảng cáo liên quan đến nước rửa tay diệt khuẩn, khẩu trang và các dụng cụ xét nghiệm coronavirus. Đây là hành động nhằm hạn chế các công ty lợi dụng tình trạng phức tạp của dịch Covid-19, lợi dụng sự hoang mang của người dân để trục lợi.
DG
Clip 'Dám nói thật' cổ vũ lối sống xanh đúng mực thu hút dân mạng Trước thách thức về tin giả trong mùa dịch, clip "Dám nói thật" khuyến khích mọi người tìm hiểu kỹ về sản phẩm mình đang sử dụng, để có lựa chọn an toàn, lành tính nhất. Sự bùng phát của dịch Covid-19 khiến các thông tin về dịch bệnh, sức khỏe... lên ngôi. Tuy nhiên, làn sóng tin tức ồ ạt, thật giả...