Bill Gates: Hạn chế tiếp xúc là ‘ưu tiên hàng đầu’ để chống dịch
Tỷ phú nổi tiếng cho rằng Mỹ cần làm theo các nước châu Á, đặt hạn chế tiếp xúc xã hội làm ưu tiên hàng đầu trong nỗ lực giảm tốc độ lây lan của dịch virus corona.
Trả lời phỏng vấn trên đài truyền hình CNN, tỷ phú Bill Gates cho rằng các quốc gia từng chịu ảnh hưởng của dịch SARS (Hội chứng hô hấp cấp tính nặng) vào năm 2003, điển hình là các nước châu Á, “là những nơi ứng phó tốt nhất trước dịch bệnh này vì họ hành động ngay từ khi số ca nhiễm còn rất ít”.
“Chúng ta còn chưa đến đỉnh dịch”, nhà sáng lập MIcrosoft cảnh báo.
Ông kêu gọi chính phủ tiến hành nhiều biện pháp phong tỏa hơn nữa để giảm tốc độ gia tăng ca nhiễm và bệnh nhân tử vong vì virus corona. Ông nhấn mạnh hạn chế tiếp xúc xã hội có ý nghĩ then chốt trong cuộc chiến với chủng virus này.
Tỷ phú Bill Gates, nhà sáng lập Microsoft, trả lời phỏng vấn trên CNN ngày 26/3 về dịch virus corona. Ảnh: CNN.
“Thật đau lòng khi chúng ta cần thúc đẩy cách ly xã hội ở cấp độ cao, mà tôi gọi là ngắt nguồn. Không có chỗ cho thỏa hiệp. Bạn khó nói trước rằng chỉ một tuần nữa thôi là có thể trở lại nhà hát vì bạn vẫn có nguy cơ nhiễm hoặc lây nhiễm cho người khác”, ông chia sẻ.
“Khi chúng ta còn chưa đạt được mức độ chắc chắn với số ca nhiễm thấp, tôi nghĩ dù là mua nhà, mua xe hay ra nhà hàng thì cũng không ai muốn làm. Họ muốn bảo vệ những người cao tuổi”, Bill Gates nhận định.
Nhà sáng lập Microsoft nói từ năm 2015 ông đã cảnh báo đại dịch là nguy cơ lớn nhất với thế giới chứ không phải chiến tranh hạt nhân.
Kể từ đó, ông liên tục kêu gọi tăng đầu tư chuẩn bị ứng phó đại dịch, nâng cao huấn luyện, sản xuất vaccine và phương pháp chẩn đoán. Tuy nhiên, những lời kêu gọi đã không được lắng nghe.
“Đây thật sự là một viễn cảnh ác mộng”, Bill Gates chia sẻ về dịch virus corona.
Số ca nhiễm virus corona tại Mỹ nhảy vọt trong vài ngày qua, vượt mốc 82.000 người và biến Mỹ thành nước có nhiều người nhiễm virus nhất thế giới. Ảnh: Reuters.
Ông đánh giá chính phủ Mỹ đang ứng phó đại dịch một cách chậm chạp và hỗn loạn. Nước Mỹ đáng lẽ sẽ khá hơn nếu “biết hành xử giống một chút với những nước đang ứng phó tốt nhất với đại dịch này”.
“Về căn bản, cả nước Mỹ cần thực hiện những gì một số vùng ở Trung Quốc đã làm khi họ phát hiện bệnh truyền nhiễm này”, ông chia sẻ.
Ca nhiễm đầu tiên ở Mỹ được ghi nhận vào ngày 21/1 là một người đàn ông ở bang Washington gần đây đã đi du lịch đến Vũ Hán, Trung Quốc.
Trong vòng 6 tuần, số ca nhiễm virus corona được xác nhận ở Mỹ đã lên tới 82.404 hôm 26/3, lớn hơn bất cứ quốc gia nào trên toàn cầu, vượt cả Italy và Trung Quốc, theo Đại học Johns Hopkins.
Cảnh sát Ấn Độ dùng gậy đánh người không chấp hành lệnh giới nghiêm
Ấn Độ ban bố lệnh phong tỏa toàn quốc, cấm người dân ra đường để ngăn Covid-19. Nhiều người đã vô tư ra đường và không đeo khẩu trang đã bị cảnh sát dùng gậy đánh nhắc nhở.
Cửa hàng thuốc ở Trung Quốc bị phạt 10 tỉ đồng vì bán khẩu trang với giá cắt cổ
Một cửa hàng thuốc ở Bắc Kinh bị phạt 3 triệu nhân dân tệ (khoảng 10 tỉ đồng) vì tăng giá bán khẩu trang gấp gần 6 lần so với bình thường. Khẩu trang trở thành mặt hàng hiếm ở nhiều nước châu Á trong bối cảnh virus corona mới lây lan nhanh.
Các nhân viên giám sát máy quét thân nhiệt tại sân bay Dominique Edward Osok ở Tây Papua, Indonesia, Indonesia - Ảnh: REUTERS
Hãng tin Reuters cho biết cơ quan quản lý thị trường thành phố Bắc Kinh ngày 29-1 thông báo trên trang web của họ về việc đã gửi văn bản xử phạt hành chính với cửa hàng dược Beijing Jimin Kangtai Pharmacy, vì tăng quá cao giá bán khẩu trang phòng dịch N95.
Đài truyền hình quốc gia Trung Quốc cho biết cửa hàng này đã tăng giá bán khẩu trang nhãn hiệu 3M lên 850 nhân dân tệ (hơn 2,8 triệu đồng) mỗi hộp, trong khi giá bán một hộp khẩu trang cùng loại này trên mạng chỉ là 143 nhân dân tệ/hộp. Thông thường, một hộp khẩu trang ở các nhà thuốc thường có 50 cái.
Nhà chức trách Bắc Kinh thời gian qua đã tăng cường các biện pháp giám sát giá các dụng cụ y tế phòng dịch, và phạt rất nặng những hành vi trục lợi phi pháp và các sai phạm như bịa đặt, phát tán thông tin nhằm thổi giá bán hàng.
Kể từ ngày 23-1, họ đã điều tra 31 trường hợp sai phạm về giá bán hàng hóa.
Dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng virus corona mới gây ra (nCoV) khởi phát từ thành phố Vũ Hán (Trung Quốc) cuối năm ngoái tới nay đã làm 132 người chết và gần 6.000 người nhiễm bệnh tại Trung Quốc, lây lan sang hơn 10 quốc gia ở 4 châu lục khác.
Dược sĩ Liu Zhuzhen đứng gần tấm biển thông báo cửa hàng ở Thượng Hải, Trung Quốc, ngày 21-1 cho biết đã bán hết khẩu trang - Ảnh: AP
"Cháy hàng" khẩu trang ở nhiều nước châu Á
Trong bối cảnh tốc độ lây lan dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng virus corona mới gây ra (nCoV) chưa có dấu hiệu dừng lại, nhu cầu về khẩu trang và dung dịch rửa tay của người dân tăng vọt. Hiện tại, tại nhiều quốc gia châu Á, việc đeo khẩu trang y tế đã trở thành chuyện bắt buộc khi ra đường hay ở chỗ đông người.
Tại thủ đô Bangkok (Thái Lan), nhân viên bán hàng tê Varumporn Krataitohg cho biết lượng bán ra các sản phẩm tẩy trùng cũng như khẩu trang đã tăng từ tuần trước. Khách du lịch Trung Quốc tới mua nhiều, mỗi người thường mua từ hai đến 3 hộp khẩu trang.
Theo người này, nhu cầu các mặt hàng này đã tăng 80%. "Giờ cửa hàng chúng tôi đã hết loại gel rửa tay. Nhà sản xuất vừa gửi tới lô hàng mới trong buổi sáng, nhưng tới chiều đã bán hết. Mọi người vẫn đổ tới hỏi mua", chị nói.
Tại Nhật Bản, khi nhà chức trách công bố xác nhận 4 ca nhiễm virus corona mới tại nước này, các kệ hàng khẩu trang tại nhiều nơi đã trống trơn.
Chị Christine Yuuki, một du khách 25 tuổi từ Hợp Phì (Trung Quốc) tới Nhật, cũng đang ở Tokyo mua khẩu trang gửi về cho bạn bè, gia đình ở Trung Quốc. "Tại Trung Quốc, khẩu trang rất đắt", chị nói. "Ở đây rẻ hơn và dễ mua hơn".
Nhân viên y tế phát khẩu trang cho khách tới khu mua sắm xa xỉ tại Bangkok, Thái Lan ngày 28-1 - Ảnh: AP
Nhà sản xuất đồ gia dụng và thiết bị gia đình lớn của Nhật là Iris Ohyama cho biết doanh số bán khẩu trang của họ trong tuần qua đã tăng gấp 3 so với tuần trước đó. Công ty này cũng đã yêu cầu một số công nhân của họ tại một trong hai nhà máy của công ty ở Trung Quốc rút ngắn thời gian nghỉ Tết Nguyên đán để trở lại làm việc.
Tại Hàn Quốc, khẩu trang cũng đang là mặt hàng bán chạy nhất tại chuỗi cửa hàng tiện lợi 24 giờ CU tại các sân bay, điểm dừng xe buýt, và các tụ điểm giao thông công cộng khác.
Ngoài khẩu trang, theo thông tin từ công ty mẹ của CU là tập đoàn BGF Retail, doanh số bán xà bông, nước rửa tay và nước súc miệng cũng tăng hơn gấp đôi.
D. KIM THOA/TT
Theo tuoitre.vn
Nhân viên y tế ở Mỹ sẽ dùng vắc xin corona vào mùa thu tới Vắc xin đang được thử nghiệm trên người ở Mỹ có tên mRNA-1237 do công ty Moderna phát triển. Hiện có 45 người tình nguyện tham gia tiêm thử nghiệm vắc xin này. Đây là một bước tiến đáng ghi nhận trong công tác điều chế vắc xin, nhưng không có nghĩa là phương pháp phòng ngừa Covid-19 bằng vắc xin này sẽ...