Bill Clinton nói Kim Jong-un ‘hiếu chiến’ hơn cha và ông nội
Cựu tổng thống Mỹ Bill Clinton mô tả Triều Tiên là đất nước “khôi hài”, còn nhà lãnh đạo Kim Jong-un là người “hiếu chiến”.
Ông Clinton nói Kim Jong-un “hiếu chiến” hơn cha và ông nội. Ảnh: Yonhap.
Triều Tiên là đất nước khôi hài bởi họ giỏi công nghệ tên lửa và hạt nhân, nhưng lại không thể mang lại một vụ lúa nuôi sống người dân. “Nhà lãnh đạo Kim Jong-un “hiếu chiến” hơn cha và ông nội”, ông Clinton được Yonhap hôm nay trích lời.
Cựu tổng thống Mỹ cho biết ông từng rất cố gắng để ngăn chặn Triều Tiên trang bị vũ khí hạt nhân. “Tôi và cựu bộ trưởng quốc phòng Bill Perry và cựu tham mưu trưởng liên quân Mỹ đã rất cố gắng ngăn chặn và đã có một số thành công”, ông Clinton nói.
Ông Clinton từ chối nói về chính sách của bà Clinton về vấn đề Triều Tiên vì muốn để ứng viên tổng thống của đảng Dân chủ tự phát biểu. Tuy nhiên, ông cho biết ông đã đề nghị bà Clinton có chính sách cứng rắn hơn và muốn tranh thủ sự ủng hộ từ Trung Quốc, Nga.
“Triều Tiên tin rằng tất cả chúng ta, giới truyền thông, mọi người trong thế giới chính trị sẽ không nghĩ đến họ trừ khi họ cư xử không đúng đắn”, ông Clinton nói.
Văn Việt
Theo VNE
Kế hoạch chết yểu làm thay đổi con người Hillary Clinton
Sau khi kế hoạch tham vọng về cải cách y tế thất bại năm 1994, Hillary Clinton không còn đưa ra các ý tưởng táo bạo và trở thành người luôn thận trọng.
Video đang HOT
Hillary Clinton trong phiên điều trần trước quốc hội Mỹ tháng 9/1993. Ảnh: Reuters
Vào một buổi sáng thứ 7 mùa hè năm 1994, đệ nhất phu nhân Hillary Clinton mất bình tĩnh khi đứng tại một bục phát biểu ở trung tâm thành phố Seattle. Trước mặt là những tấm bảng có dòng chữ "Heil Hillary" (cách chào của phát xít), bà khó có thể nghe thấy giọng nói của chính mình giữa những tiếng la ó. Cảm nhận được rắc rối, mật vụ Mỹ lần đầu tiên thuyết phục bà Clinton mặc áo chống đạn dưới áo khoác.
19 tháng trước, bà và chồng bà, Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã quyết tâm đưa bảo hiểm y tế đến với mọi người dân Mỹ. Bà trở thành đệ nhất phu nhân Mỹ đầu tiên phụ trách một sáng kiến chính sách lớn.
Kế hoạch tham vọng
Trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 1992, ông Bill Clinton đã đặt cải cách y tế làm ưu tiên hàng đầu. Sau cuộc bầu cử, các chuyên gia chính sách y tế đã tư vấn cách tiếp cận cho ông Clinton gọi là "cạnh tranh có quản lý", để cố gắng giảm chi phí y tế và thúc đẩy bảo hiểm y tế toàn dân.
Ngày 11/1/1993, 9 ngày trước khi nhậm chức, ông triệu tập đội ngũ cố vấn chính sách ở Little Rock để gặp các chuyên gia kinh tế. Các chuyên gia đã trình bày dự toán chi phí và liệt kê các khó khăn - chẳng hạn như phải tăng thuế hoặc có biện pháp kiểm soát giá.
Tuy nhiên, Ira Magaziner, một người bạn lâu năm của ông Clinton khẳng định với ông Bill Clinton rằng các chuyên gia đã sai. Magaziner trở thành người đóng vai trò lớn trong kế hoạch cải cách y tế của Nhà Trắng. Bà Hillary khi đó chỉ hỏi một vài câu hỏi, tuy nhiên, Atul Gawande, một sinh viên y tế tham gia chiến dịch, nói rằng "ngay trong cuộc họp, tôi đã biết bà sẽ là người phụ trách".
Dick Morris, một cựu cố vấn của bà Clinton, nói rằng sau khi ông Clinton nhậm chức, bà Hillary ban đầu đề nghị trở thành chánh văn phòng Nhà Trắng - ý tưởng mà ông Morris can ngăn. Bà sau đó suy nghĩ đến vị trí bộ trưởng tư pháp hay bộ trưởng giáo dục. Ông Morris đề nghị bà xem xét việc lãnh đạo một nhiệm vụ quan trọng sẽ thúc đẩy "uy tín và thành tựu của riêng mình" và đó là nguyên nhân bà phụ trách kế hoạch cải cách y tế. Tuy nhiên, trong cuốn tự truyện xuất bản năm 2003, bà Clinton viết rằng ông Bill Clinton mới là người đề xuất ý tưởng bà dẫn đầu một nhiệm vụ lớn.
Ngày thứ 7 sau khi ông Clinton làm lễ nhậm chức, bà Clinton đã triệu tập cuộc họp về cải cách y tế đầu tiên với Magaziner và ba trợ lý. Hai ngày sau, ông Bill Clinton tuyên bố thành lập nhóm thực hiện chương trình cải cải y tế quốc gia và cho biết sẽ trình đề xuất lên quốc hội trong vòng 100 ngày đầu tiên sau khi ông nhậm chức. Ông công bố chủ tịch của nhóm hành động này là bà Hillary, người ông Bill miêu tả là "khiến mọi người đoàn kết giải quyết các vấn đề phức tạp và khó khăn".
Bà Clinton đã dẫn đầu nhóm hành động gồm 500 thành viên và đưa ra bản đề xuất dài 1.342 trang đầy tham vọng và phức tạp về bảo hiểm y tế phổ thông cho tất cả người Mỹ, còn được những người phản đối gọi là Hillarycare. Kế hoạch của bà yêu cầu tất cả công dân Mỹ và người nước ngoài thường trú phải tham gia vào một chương trình y tế và cấm họ rời bỏ chương trình cho đến khi có kế hoạch khác. Bà đề nghị thành lập "liên minh khu vực" để người dân mua bảo hiểm qua đó. Những người ủng hộ kế hoạch cho rằng cạnh tranh giữa các công ty bảo hiểm trong liên minh này sẽ khiến giảm chi phí y tế.
Chỉ trích
Đệ nhất phu nhân Mỹ đã thực hiện một loạt phiên điều trần kéo dài trước quốc hội. Bà gây ấn tượng mạnh với các nhà lập pháp với năng lượng và trí thông minh của mình. Nhưng bà không thể thuyết phục họ ủng hộ kế hoạch.
Một cố vấn giấu tên từng tham gia vào chương trình cho biết thậm chí người trong cuộc cũng cảm thấy đó là ý tưởng điên rồ. "Chúng tôi cứ chờ đợi ai đó can thiệp và bảo chúng tôi dừng lại", ông nói.
Bản kế hoạch phức tạp đến mức một số chuyên gia chính sách y tế cho biết họ không thể hiểu hết được nó. Những người bảo thủ và các công ty bảo hiểm liên tục phản đối kế hoạch này. Họ chỉ trích kế hoạch là quá quan liêu và hạn chế sự lựa chọn của bệnh nhân. Tổ chức bảo hiểm Heritage Foundation cho rằng chính quyền Clinton quá áp đặt và đưa ra quá nhiều quy tắc.
"Trong nhiều năm nghiên cứu chính sách xã hội Mỹ, tôi chưa bao giờ đọc một tài liệu chính thức mà lại tràn ngập sự cưỡng chế và sự ngây thơ chính trị đến như vậy", giáo sư bảo thủ Martha Derthick của Đại học Virginia viết trong một bài xã luận trên Washington Post.
Ngay cả thành viên đảng Dân chủ cũng chỉ trích kế hoạch. Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Daniel Patrick Moynihan nói rằng "có một cuộc khủng hoảng bảo hiểm" diễn ra và nhận xét "chỉ có người bị ảo tưởng mới nghĩ rằng kế hoạch y tế của bà Clinton sẽ có hiệu quả trong thế giới thực".
Các công ty bảo hiểm còn tung ra một chiến dịch quảng cáo truyền hình, trong đó, cặp vợ chồng hư cấu có tên Harry và Louise gợi ý rằng có cách tốt hơn rất nhiều kế hoạch của bà Clinton.
Seattle không phải là thành phố duy nhất có những cuộc biểu tình phản đối kế hoạch của Nhà Trắng. Tại Owensboro, Kentucky, một hình nộm đeo thẻ có chữ "Tôi là Hillary" bị treo lên một khung gỗ, tưới xăng và đốt cháy.
Cuối cùng, năm 1994, kế hoạch của bà Hillary chết yểu, thậm chí còn không nhận được đủ số phiếu sàn tại hạ viện và thượng viện, mặc dù đảng Dân chủ chiếm đa số ở cả lưỡng viện.
Đảng Cộng hòa tận dụng thất bại của Hillarycare để giành đa số ghế tại hạ viện Mỹ vào mùa thu năm 1994. Trong cuốn tự truyện, bà Clinton nhớ lại cuộc họp với các trợ lý để chia sẻ sự thất vọng của mình. "Cố cầm nước mắt, giọng nói của tôi lạc cả đi, tôi xin lỗi mọi người", bà viết. "Tôi nói với họ rằng tôi cân nhắc rút khỏi các công việc chính trị và chính sách".
Hillary Clinton trò chuyện với một nhóm hoạt động người cao tuổi tại Nhà Trắng năm 1993. Ảnh: AP
Thay đổi
Nhiều người từng tham gia vào Hillarycare cho rằng thất bại đã định hình cách tiếp cận sau này của bà đối với chính trị và quản trị.
Washington Post nhận xét bà Clinton đã đánh giá quá cao ý tưởng của mình, hiểu sai mối quan hệ quyền lực, thực hiện kế hoạch quá phức tạp có thể làm gián đoạn dịch vụ y tế của nhiều người Mỹ. Từ sau thất bại đó, bà không cố gắng làm bất cứ điều gì táo bạo nữa.
Những năm sau, bà kết tinh một chiến lược thận trọng hơn. Trong cuộc đua vào thượng viện Mỹ năm 1999, bà nói rằng: "Tôi bây giờ thực hiện những bước đi nhỏ".
Từ đống tro tàn của thất bại, Hillary Clinton trở nên thận trọng hơn, và sự thận trọng này trong suốt những năm qua đã trở thành nét nổi bật trong tính cách của bà, khi bà đang nỗ lực trở thành nữ tổng thống đầu tiên của Mỹ, Washington Post viết.
"Bà Clinton là người đầu tiên thừa nhận đã mắc sai lầm, bà đã rút ra những bài học quan trọng từ đó và áp dụng nó trong tất cả cuộc đấu về sau", Brian Fallon, thư ký báo chí cho chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ của bà Clinton, nói.
Phương Vũ
Theo VNE
Quỹ từ thiện tỷ đô gây rắc rối cho bà Clinton vào Nhà Trắng Những rắc rối và xung đột lợi ích liên quan đến một quỹ từ thiện trị giá hàng tỷ USD của nhà Clinton có thể trở thành chướng ngại vật ngăn bước ứng viên tổng thống đảng Dân chủ vào Nhà Trắng. Cả gia đình Clinton trò chuyện trong một sự kiện của Quỹ Clinton hồi tháng 3/2014. Ảnh: Reuters Quỹ Clinton của...