Bill Clinton chỉ trích chính sách Biển Đông của Trung Quốc
Cựu tổng thống Mỹ Bill Clinton cảnh báo lãnh đạo Trung Quốc không nên hăm dọa các nước láng giềng có tranh chấp trên Biển Đông.
Ông Clinton giao lưu với khoảng 1.000 người tại hội thảo cuối tuần qua tại Quảng Châu, Trung Quốc.
“Quan điểm của Mỹ là nên có một cách giải quyết. Nhờ đó Việt Nam, Philippines và các nước nhỏ hơn khác không bị lấn át bởi sự chênh lệch giữa họ và Trung Quốc”, Fortune dẫn lời ông Clinton nói tại một hội thảo ở Quảng Châu.
Ông Clinton đề cập đến tình hình trên Biển Đông khi được hỏi về ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc trên trường quốc tế. Cựu tổng thống Mỹ nghi ngại về quan điểm của Bắc Kinh đòi thảo luận tay đôi với từng nước để giải quyết tranh chấp. Nếu làm như vậy, Trung Quốc có thể dùng vị thế nước lớn để dọa dẫm các nước nhỏ hơn như Việt Nam và Philippines, nếu những tiếng nói khác của quốc tế không tham gia vào việc đàm phán, theo ông Clinton.
Nói về sự khác biệt giữa tranh chấp ở Biển Đông và Hoa Đông, ông Clinton cho rằng nếu Trung Quốc và Nhật Bản tranh cãi về một số quần đảo, các nước trên thế giới có thể theo dõi vì cảm thấy hai bên khá cân bằng. Còn tại Biển Đông, tương quan lực lượng của Trung Quốc với từng nước có tranh chấp lại hoàn toàn chênh lệch. Cựu tổng thống Mỹ cũng cho rằng nên đánh dấu rõ ràng ranh giới lãnh thổ trên các vùng biển Hoa Đông và Biển Đông.
Video đang HOT
Tại Biển Đông, Trung Quốc có yêu sách gần như toàn bộ với đường lưỡi bò tự vẽ và bị nhiều nước lên án về tính hợp pháp. Tại biển Hoa Đông, Trung Quốc có tranh chấp với Nhật Bản quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, do Nhật kiểm soát trên thực tế.
Phát biểu của Clinton được đưa ra tại Hội thảo do Tập đoàn Xây dựng Thái Bình Dương tổ chức. Đây là một công ty tư nhân của Trung Quốc, đứng thứ 166 trong danh sách 500 công ty toàn cầu do Fortune bình chọn năm nay. Có khoảng 1.000 người tham gia cuộc giao lưu với ông Clinton.
Hôm 16/7, Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 về gần đảo Hải Nam sau hơn hai tháng hạ đặt trái phép tại vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam. Các tàu hộ tống và máy bay của Trung Quốc trong thời gian đó liên tục đâm va vào các tàu của Việt Nam, thậm chí đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam, khiến dư luận quốc tế chỉ trích gay gắt và lo ngại căng thẳng sẽ dẫn tới xung đột. Trung Quốc đang tập trận bắn đạn thật ở vịnh Bắc Bộ và tuyên bố ngày mai bắt đầu tập trận tại Hoa Đông.
Trước khi đến Trung Quốc, ông Clinton hôm 18/7 đến Việt Nam trong khuôn khổ chuyến thăm 5 nước để thúc đẩy công việc của Quỹ Clinton, trong đó có vấn đề sức khỏe toàn cầu, tăng cường khả năng tiếp cận các loại thuốc chữa bệnh và tham dự hội nghị quốc tế lần thứ 20 về AIDS tại Australia.
Theo Vnexpress
Chủ tịch nước đề nghị Hoa Kỳ dỡ bỏ cấm bán vũ khí sát thương
Ngày 18/7, tại Hà Nội, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tiếp thân mật cựu Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton, nhân dịp cựu Tổng thống đến thăm và làm việc tại Việt Nam.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp cựu Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton. Ảnh: TTXVN
Chủ tịch nước đánh giá cao Hoa Kỳ đã giảm đáng kể các rào cản thương mại giúp cho hàng hóa Việt Nam vào Mỹ dễ dàng hơn; đồng thời cho rằng, khả năng hấp thụ hàng hóa của thị trường hai bên còn lớn. Do vậy, hai bên cần nỗ lực đẩy mạnh thương mại song phương.
Chủ tịch nước đề nghị Hoa Kỳ sớm dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương và nhấn mạnh coi đây là công việc quan trọng, cần thiết để khẳng định mức độ tin cậy lẫn nhau, bình thường hóa hoàn toàn quan hệ hai nước.
Chủ tịch nước cảm ơn Hoa Kỳ đã hỗ trợ Việt Nam tẩy độc hóa học, chất đi-o-xin, mong muốn chương trình sẽ tiếp tục với quy mô lớn hơn ở phía Nam.
Khẳng định Việt Nam sẽ hợp tác đầy đủ và có hiệu quả trong vấn đề MIA, Chủ tịch hoan nghênh Thượng viện Hoa Kỳ đã có Nghị quyết phản đối và yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương-981 ra khỏi vùng biển Việt Nam; bày tỏ cảm ơn Chính phủ, Quốc hội Hoa Kỳ, các vị chính khách, các học giả và dư luận Hoa Kỳ đã có thái độ mạnh mẽ, ủng hộ Việt Nam đấu tranh với sự xâm phạm thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Cựu Tổng thống Hoa kỳ Bill Clinton bày tỏ vui mừng gặp lại Chủ tịch nước và cho biết rất mong muốn quay trở lại Việt Nam vào năm 2015, để kỷ niệm 20 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam và Hoa Kỳ.
Ghi nhận đề nghị của Chủ tịch nước trong đó có kiến nghị về dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương, cựu Tổng thống cho biết sẽ có ý kiến khi trở lại Hoa Kỳ.
Cựu Tổng thống nhấn mạnh, trên tinh thần giải quyết những tồn đọng, hậu quả chiến tranh, tiếp tục thúc đẩy quan hệ, hai nước cần phải tăng cường phối hợp hơn nữa.
Cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp cựu Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton.Thăm Việt Nam vào thời điểm tròn 20 năm Hoa Kỳ bãi bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam và hai bên đang chuẩn bị kỷ niệm 20 năm (1995- 2015) bình thường hóa quan hệ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cảm ơn và đánh giá cao ông Clinton khi còn trên cương vị Tổng thống Hoa Kỳ đã ủng hộ và có những quyết định mạnh mẽ để bình thường hóa quan hệ hai nước.
Thủ tướng khẳng định Việt Nam luôn mong muốn cùng với Hoa Kỳ đưa quan hệ hai nước phát triển mạnh mẽ, thực sự là đối tác hợp tác toàn diện của nhau như lãnh đạo cấp cao hai nước đã thỏa thuận.
Thủ tướng mong muốn ông Clinton và Phu nhân, bà Hillary Clinton với tình cảm và uy tín của mình sẽ tiếp tục ủng hộ và đóng góp cho quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ, vì lợi ích chính đáng của cả hai bên.
Theo Dantri
Tại sao cử tri lại tin tưởng các gia tộc chính trị? Có lẽ người dân có xu hướng bầu chọn cho những tên tuổi quen thuộc như Trudeau hay Le Pen khi mà những cuộc khủng hoảng khiến họ hoảng sợ và hoang mang. Kennedy, Roosevelt, Bush, Clinton, Gandhi, Bhutto, Gore, Aquino, Miliband, Le Pen là những dòng họ quen thuộc trên chính trường thế giới. Điểm chung gì đã tạo nên những tên...