Big Machine phủ nhận cáo buộc, phía Taylor Swift tiếp tục tố hãng đĩa nợ 7,9 triệu đô tiền bản quyền
Càng phủ nhận, Big Machine càng bị phía Taylor Swift khui ra thêm nhiều vấn đề.
Theo dòng cuộc “chiến tranh” giữa Taylor Swift và hãng đĩa cũ Big Machine trong suốt một ngày vừa qua, sau khi phía Big Machine lên tiếng phủ nhận cáo buộc việc họ chèn ép nữ ca sĩ không được sử dụng ca khúc của chính mình để biểu diễn và làm phim, mới đây đại diện bên Taylor cũng ngay lập tức lên tiếng đáp trả.
Big Machine phản hồi về lời nói của Taylor, phủ nhận cáo buộc và cho rằng Taylor đang dựng chuyện.
Theo đó, người này – Tree Paine – ngoài việc khẳng định một lần nữa Big Machine ngăn cản giọng ca Bad Blood sử dụng nhạc của mình thì cô còn hé lộ thêm nhiều thông tin đáng chú ý. Tại sự kiện biểu diễn ở Trung Quốc hôm vừa qua, vì không được hát hit cũ nên số bài hát mà nữ ca sĩ biểu diễn bị cắt từ 6 xuống còn 3 là bộ 3 ca khúc mới ra mắt gần đây Me!, You Need To Calm Down, Lover sau khi đầu quân hãng đĩa mới Universal Music Group.
Chưa hết, thông tin đáng lưu tâm nhất đó chính là bác bỏ việc Big Machine cho rằng Taylor đang nợ họ. Ngược lại, dựa theo báo cáo của kiểm toán viên thì chính Big Machine đang nợ cô nàng đến 7,9 triệu mỹ kim tiền bản quyền trong những năm qua.
Video đang HOT
Lời đáp trả đanh thép từ phía đại diện Taylor Swift.
Tree Paine
Sớm nay, ngay sau khi bức tâm thư của Taylor được đăng tải, nhiều nghệ sĩ như Selena Gomez, Gigi Hadid, Halsey, Camila Cabello, Blake Shelton,… cũng đã lên tiếng bênh việc cho người bạn đồng nghiệp. Đồng thời, hashtag #standwithTaylor cũng dẫn đầu trending trên toàn thế giới. Hiện tại, vẫn chưa có thông tin gì thêm từ đôi bên nhưng chắc chắn rằng, sự kiện này sẽ còn tiếp diễn dài vì cả 2 không ai chịu nhường ai.
Theo saostar
Muốn kiểu bóc lột tận xương tủy trong âm nhạc: Từ Taylor Swift đến thỏa thuận có tên '360 độ'
Sau ánh hào quang của sự nổi tiếng, những góc khuất của ngành công nghiệp âm nhạc xảy ra rất nhiều, và nó khiến công chúng nhận ra nghệ sĩ chỉ là quân cờ trong bàn tiệc doanh thu.
Hợp đồng nô lệ
Hợp đồng thu âm ban đầu chỉ là một thỏa thuận mà nghệ sĩ cung cấp độc quyền bản thu cho hãng đĩa đó. Thường thì hãng đĩa sẽ sở hữu bản quyền các bản thu mà những nghệ sĩ của họ tạo ra. Một ngoại lệ là một hãng đĩa làm thỏa thuận phân phối sản phẩm cho một nghệ sĩ và các ngôi sao có thể sở hữu bản quyền của họ sau khi hết thời hạn ký kết trong hợp đồng.
Ban đầu, các nghệ sĩ được hưởng tiền bản quyền khá nhỏ. Nhưng sau này, nhiều giao dịch lại mang đến một giá trị rất lớn. Tiêu biểu, Whitney Houston đã ký một hợp đồng trị giá 100 triệu đô la với BMG để thu 6 album.
Taylor Swift là một trường hợp gặp bất lợi khi kí kết hợp đồng. Trước đó, Taylor Swift đã ký hợp đồng với Big Machine Records để sản xuất album đầu tay từ 2006 đến Reputation (2017), trước khi chuyển sang hãng đĩa Universal Music Group. Điều đáng nói, hợp đồng có điều khoản bất lợi cho Taylor khiến cô không thể sở hữu hoàn toàn gia tài âm nhạc. Với tư cách là nhạc sĩ/đồng sáng tác, Taylor vẫn nắm bản quyền trí tuệ của bài hát (có nghĩa là cô vẫn có thể hát live các ca khúc cũ), nhưng bản thu âm gốc thì lại thuộc sở hữu của hãng đĩa do Scott Borchetta điều hành.
Một số khác còn bị lạm dụng tình dục như Kesha, đồng thời bị ép phải tiếp tục công việc. Số khác không được sáng tác theo ý mình thích. Kelly Clarkson muốn sáng tác một album tự kỷ và thiên về rock hơn một chút nhưng RCA đã phủi tay trước lời đề nghị của cô. Sau hồi tranh cãi, hãng đĩa cho phép Kelly ra mắt, nhưng lại chèn ép để album thất bại.
Thỏa thuận 360
Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, thì hợp đồng thu âm đã khó kiếm được doanh thu như thời kỳ trước. Sự phát triển của ngành âm nhạc số khiến album suy giảm. Bên cạnh đó, hãng đĩa nhận ra nghệ sĩ bắt đầu kiếm được nhiều tiền hơn từ các lĩnh vực như kinh doanh, tour diễn. Và họ nghĩ ra thỏa thuận 360.
Thỏa thuận 360 là mối quan hệ kinh doanh giữa một nghệ sĩ và một công ty âm nhạc. Công ty đồng ý cung cấp hỗ trợ nghệ sĩ không những trong việc ra mắt sản phẩm mà còn cả tiếp thị, quảng bá, lưu diễn và nhiều lĩnh vực khác. Đổi lại, nghệ sĩ sẽ chi cho công ty một tỷ lệ phần trăm tăng doanh thu, bao gồm doanh thu của âm nhạc, biểu diễn trực tiếp, xuất bản và nhiều hơn nữa.
Nghe tưởng chừng rất tốt đẹp, tuy nhiên, đây là chiêu thức bóc lột bị chỉ trích khi hãng đĩa biến ngôi sao trở thành công cụ kiếm tiền, bắt họ đi tour liên tục. Panos Panay, CEO của nền tảng âm nhạc trực tuyến Sonicbids, đã nói rằng sớm muộn gì các nghệ sĩ cũng phải kêu gào họ là nghệ sĩ, là người sáng tạo không phải là cỗ máy.
Kết
Chúng ta thường nghe đến hợp đồng nô lệ ở thị trường Hàn Quốc, tuy nhiên với một ngành âm nhạc phát triển, quan hệ giữa các nghệ sĩ và kinh doanh âm nhạc luôn căng thẳng. Rất nhiều ngôi sao đã phản đối các hợp đồng thu âm. Tuy biểu, Prince đã nói: "Các hợp đồng thu âm giống như biểu tượng của chế độ nô lệ" - nam ca sỹ bày tỏ - "Tôi sẽ khuyên các nghệ sỹ trẻ rằng ... đừng nên ký vào chúng". Prince đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc các nghệ sĩ phải cố gắng giành được quyền kiểm soát doanh thu các sản phẩm của mình càng nhiều càng tốt.
Theo tinnhac
Taylor Swift chia sẻ lý do vì sao "dứt áo ra đi" khỏi hãng thu âm Big Machine Records Trong buổi phỏng vấn, Taylor Swift đã có những chia sẻ thẳng thắn về câu chuyện bản quyền âm nhạc của các nghệ sĩ trong thời đại công nghiệp hiện nay. Theo đó, nữ ca sĩ khẳng định: "Tôi là một trong số ít những nghệ sĩ đủ can đảm để lên tiếng về điều này". Tháng 11/2018, Taylor Swift chính thức đưa...