‘Big 4′ ngân hàng rao bán loạt bất động sản giá trị lớn để thu hồi nợ
Hàng loạt bất động sản trị giá từ vài chục đến vài trăm tỷ đồng liên tục được các ngân hàng rao bán đấu giá để thu hồi nợ kể từ đầu tháng 6 tới nay. Thậm chí, có tài sản đã được rao bán nhiều lần nhưng vẫn chưa có kết quả.
Khách hàng giao dịch tại Hội sở chính Vietcombank, Hà Nội. Ảnh minh họa: Trần Việt/TTXVN
Cụ thể, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) vừa thông báo bán đấu giá tài sản bảo đảm của Công ty Xuất nhập khẩu Tân Phú bao gồm nhà và đất tại số F1, C4 khu Cư xá Tân Cảng, đường Điện Biên Phủ, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh. Khu đất có diện tích 293,3 m2, giá khởi điểm là hơn 35,64 tỷ đồng.
Đây là lần thứ 3 tài sản này được rao bán và giá đã giảm nhẹ so với mức 37,1 tỷ đồng tại đợt phát mại đầu tiên cách đây 2 tháng.
Một tài sản khác cũng mới được Vietcombank rao bán là quyền sử dụng đất tại thửa đất số 424, Tờ bản đồ số 15 tọa lạc tại xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh với diện tích 1.428,2 m2. Đây là tài sản bảo đảm của Công ty TNHH Kim loại Việt Long có mục đích sử dụng là đất cụm công nghiệp có thời hạn sử dụng đến năm 2055.
Tài sản này đã từng được rao bán nhiều lần từ đầu năm tới nay với giá khởi điểm lần đầu là 13,7 tỷ đồng. Lần này, giá khởi điểm là hơn 12,82 tỷ đồng.
Trước đó, Vietcombank nhiều lần rao bán đấu giá tài sản đảm bảo của Công ty TNHH Kỹ Nghệ Evergreen Việt Nam với mức giá khởi điểm trong lần gần nhất vào cuối tháng 3/2022 lên tới 988,9 tỷ đồng. Mức giá này đã giảm hơn 110 tỷ đồng so với thông báo hồi đầu tháng đó.
Tài sản đấu giá bao gồm các quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và nhà xưởng của Công ty TNHH Kỹ nghệ Evergreen Việt Nam; hệ thống thiết bị máy móc sản xuất sợi tại Nhà máy 1 và Nhà máy 2 của Công ty nằm tại số 01 VSIP II, đường số 7, khu công nghiệp Việt Nam – Singapore II, phường Hòa Phú, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương và số 18, đường số 32, Khu Công nghiệp Việt Nam – Singapore IIA, thị trấn Tân Bình, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) mới đây cũng thông báo bán đấu giá tài sản bảo đảm của khách hàng để xử lý thu hồi nợ vay. Cụ thể, tài sản gồm toàn bộ cây cao su và tài sản khác gắn liền với đất tại tờ bản đồ số 4, tổng số thửa đất 06 thửa tại
Tiểu khu 305,308 thôn Tu Dốp 2, xã Pô Kô – huyện Đăk Tô – tỉnh Kon Tum (Theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AE 104410 do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kon Tum cấp ngày 30/10/2006). Trong đó, diện tích vườn cây cao su là 896.884,3 m2 (tương đương 89,69 ha); khu nhà điều hành và các công trình phụ trợ xây dựng trên diện tích đất 9.539,3 m2 (khoảng 0,95 ha). Giá khởi điểm là 11,5 tỷ đồng.
Video đang HOT
VietinBank còn rao bán khoản nợ của Công ty TNHH Thương mại xuất nhập khẩu Vũ Quang với giá khởi điểm 20,3 tỷ đồng với tài sản bảo đảm là hàng chục bất động sản tại các quận Phú Nhuận, quận Bình Thạnh, quận 8 và huyện Củ Chi (TP Hồ Chí Minh).
Trong khi đó, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đang bán đấu giá nhà máy tại Cụm công nghiệp Hạp Lĩnh, phường Hạp Lĩnh, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh với giá khởi điểm 89 tỷ đồng.
Tài sản bảo đảm bao gồm tài sản gắn liền với đất là nhà xưởng sản xuất số 01; 02; 03 tại Bắc Ninh theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số BS 135975, số vào sổ cấp GCN: CT 06471 do UBND tỉnh Bắc Ninh cấp ngày 24/07/2014.
Ngoài ra, tài sản còn có loạt hệ thống máy móc, thiết bị là: máy cán phim và máy làm sạch bề mặt tấm mặt in, hệ thống điện phục vụ sản xuất, hệ thống phòng sạch, hệ thống máy sấy, hệ thống máy nén khí Hitachi, máy khoan quang.
Trước đó, BIDV đã đăng thông báo về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản là khoản nợ của Công ty TNHH Nhiên Liệu Sài Gòn Đông Dương tại Chi nhánh Thủ Thiêm với giá khởi điểm tạm tính đến 30/4/2022 là hơn 218,84 tỷ đồng.
Tài sản bảo đảm cho khoản nợ gồm quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất diện tích 70.227 m2, đất sản xuất kinh doanh. Tài sản trên đất gồm nhà xưởng 1 có diện tích sàn 19.871,1 m2 và nhà xưởng 2 diện tích sàn 4.207,4 m2 tại huyện Lai Vung, Đồng Tháp.
Bên cạnh đó còn có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất diện tích 1.208 m2, đất sản xuất kinh doanh tọa lạc tại huyện Lai Vung, Đồng Tháp.
Tài sản bảo đảm cho khoản nợ trên còn gồm 4 khoản phải thu phát sinh từ Hợp đồng nguyên tắc mua bán xăng dầu giữa Công ty TNHH Nhiên liệu Sài Gòn Đông Dương với các Công ty CP Thăng Long SBTC, Công ty TNHH Petro Thành Phát, Công ty TNHH XD TM DV La Vang, Công ty TNHH Kinh doanh Xăng dầu Thiện Phát.
BIDV còn có một thông báo khác về việc lựa chọn tổ chức đấu giá khoản nợ của một khách hàng không công bố danh tính với tổng dư nợ tính đến 30/4 là 4.837,9 tỷ đồng.
Tài sản bảo đảm cho khoản vay là các quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai thuộc dự án tại xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TP Hồ Chí Minh và quyền tài sản về khai thác mỏ đá thuộc xã Hòa Thạch và Phú Mãn, huyện Quốc Oai, TP Hà Nội.
Còn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank), khoản nợ của Công ty TNHH Điện tử Tin học Viễn thông EITC và chi nhánh Công ty TNHH Điện tử Tin học Viễn thông EITC theo hai hợp đồng tín dụng ký từ năm 2009 và 2010 vừa được rao đấu giá khởi điểm gần 50 tỷ đồng.
Tài sản bảo đảm cho khoản nợ là quyền sử dụng 945 m2 đất tại thôn Quang Vinh, xã Quảng Cư, thị xã Sầm Sơn và quyền sử dụng 128 m2 đất tại phường Trường Sơn, thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Xoay quanh việc hàng loạt bất động sản dù thanh lý nhiều lần với mức giá giảm sâu nhưng vẫn ế ẩm, giới chuyên gia cho rằng lý do chính là việc định giá nhiều tài sản bảo đảm khi phát mại chưa sát với giá thị trường nên dù có đại hạ giá thì vẫn khó bán. Ngoài ra, vướng mắc về thủ tục pháp lý liên quan đến giải chấp khoản nợ, sang tên sở hữu… cũng gây khó cho việc thanh lý tài sản để thu hồi nợ.
Nhà đất, ô tô... hàng nghìn tỷ, hạ giá rao bán cả tháng trời vẫn ế
Hàng loạt bất động sản, nhà xưởng, xe sang... là tài sản bảo đảm cho các khoản nợ được các ngân hàng rao bán nhiều lần, hạ giá liên tục nhưng vẫn khó bán.
Các ngân hàng đang đẩy mạnh hoạt động xử lý nợ xấu thông qua việc rao bán đấu giá các khoản nợ và tài sản đảm bảo. Tuy nhiên, nhiều ngân hàng vẫn chật vật trong việc thanh lý tài sản thế chấp. Nhiều khoản nợ giá trị lớn dù hạ giá nhiều lần, rao bán trong nhiều năm vẫn ế. Có nhiều khoản nợ xấu có tài sản đảm bảo đầy đủ nhưng các ngân hàng vẫn khó khăn trong việc thanh lý.
Chỉ trong nửa đầu tháng 5, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) phát đi hàng chục thông báo về việc bán đấu giá tài sản, khoản nợ để thu hồi và xử lý nợ xấu. Đa số khoản nợ đang được ngân hàng này rao bán đều có giá trị lớn từ vài chục cho tới vài trăm tỷ đồng.
Trong đó, VietinBank Uông Bí vừa thông báo về việc bán đấu giá khoản nợ của CTCP Tập đoàn Công nghiệp Quang Trung (Tập đoàn Quang Trung). Mức giá khởi điểm cho khoản nợ trên được VietinBank công bố là 460,412 tỷ đồng, bằng đúng giá trị khoản nợ. Trong trường hợp bán đấu giá lần 1 với mức giá khởi điểm nêu trên không thành, ngân hàng thực hiện giảm giá khởi điểm để tiếp tục bán đấu giá khoản nợ, mỗi lần giảm giá không quá 10% giá khởi điểm của lần đấu giá không thành liền trước đó.
Tương tự, VietinBank Chi nhánh Phúc Yên (Vĩnh Phúc) mới rao bán toàn bộ khoản nợ phát sinh tại Công ty TNHH Hải Phú Ngọc. Giá trị nợ đến ngày 13/5 là 55,2 tỷ đồng.
VietinBank cũng mới rao bán khoản nợ 161,5 tỷ của Công ty CP Phúc Đạt tại Chi nhánh Hải Dương, giá bán khởi điểm là 105,6 tỷ đồng. Điều này đồng nghĩa với việc ngân hàng chấp nhận bỏ gần 55,6 tỷ đồng nợ lãi trong khoản vay này để thu hồi.
Mới đây, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Nam Hà Nội (BIDV Nam Hà Nội) thông báo bán đấu giá lần thứ 11 khoản nợ của Công ty TNHH Ngọc Linh với giá khởi điểm hơn 1.154 tỷ đồng. Trong lần đầu rao bán vào cuối năm 2020, BIDV đưa ra giá khởi điểm khoản nợ này lên tới 2.100 tỷ đồng. Nhưng sau 10 lần bán bất thành, BIDV đã chấp nhận đại hạ giá gần một nửa xuống còn 1.154 tỷ đồng, đồng nghĩa với việc Ngân hàng chấp nhận bỏ hơn 1.000 tỷ đồng tiền lãi phát sinh trong khoản vay này để thu hồi nợ gốc.
BIDV cũng nhiều lần bán đấu giá khoản nợ 1.035,5 tỷ đồng của Công ty CP Tập đoàn Khải Vy nhưng đều không thành công.
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) cũng nhiều lần rao bán đấu giá tài sản đảm bảo của Công ty TNHH Kỹ Nghệ Evergreen Việt Nam. Giá khởi điểm rao bán trong lần gần nhất vào cuối tháng 3 còn 988,9 tỷ đồng, giảm hơn 110 tỷ đồng so với thông báo hồi đầu tháng 3.
Vietcombank cũng rao bán đấu giá hoặc bán thỏa thuận khoản nợ hơn 79 tỷ đồng của Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Hùng Hưng. Trong đó, giá trị nợ gốc chỉ là 29,2 tỷ đồng, còn lại là nợ lãi.
Hay Agribank Chi nhánh Trung tâm Sài Gòn cũng mới rao bán khoản nợ của Công ty TNHH Phát triển địa ốc Sài Gòn Mới. Tài sản bao gồm 6 quyền sử dụng đất và công trình nhà cửa gắn liền trên hơn 1.900 m2 đất tại địa chỉ 20 Trần Cao Vân (Quận 1, TP) có giá khởi điểm gần 430 tỷ đồng.
Không dễ bán tài sản đảm bảo để thu hồi nợ
Lý giải nguyên nhân các ngân hàng rao bán tài sản thế chấp dù giảm giá liên tục mà vẫn ế, giới chuyên gia cho rằng, nguyên nhân chính là do nền kinh tế khó khăn hậu COVID-19 kéo dài, thị trường giao dịch tài sản thanh khoản thấp. Đến nay, dù kinh tế đang dần phục hồi nhưng cũng không dễ tìm được nhà đầu tư đủ tiềm lực tài chính để mua lại các khoản nợ có quy mô lớn.
Việc thanh lý tài sản đảm bảo có giá trị thấp sẽ dễ xử lý hơn. Còn những tài sản giá trị lớn, từ hàng chục đến hàng trăm tỷ đồng sẽ khó bán hơn. Thường các ngân hàng phải mất nhiều lần rao bán, rồi hạ giá mới thanh lý được.
Việc bán đấu giá bất động sản là tài sản thế chấp có nhiều thủ tục pháp lý liên quan đến việc giải chấp, định giá tài sản. Nhiều tài sản thế chấp là bất động sản cần sự đồng thuận của chủ tài sản. Có nhiều mảnh đất là tài sản đảm bảo của các khoản nợ liên quan đến nhiều tổ chức, cá nhân nên việc sang tên sở hữu mất nhiều thời gian.
Hơn nữa, nhiều tài sản bảo đảm khi phát mại được định giá theo giá trị chưa sát với giá thị trường nên dù giảm giá vẫn khó bán. Tài sản đảm bảo không được bán giảm giá quá nhiều nên mỗi lần phát mại giá chỉ giảm nhỏ giọt, khiến cho tài sản được đem ra đấu giá nhiều lần vẫn không thành công.
Các ngân hàng đang phải đẩy nhanh tiến trình thanh lý, đấu giá tài sản đảm bảo, đặc biệt trong bối cảnh nợ xấu được dự báo có nguy cơ tăng cao khi nhiều chính sách điều tiết sắp hết hiệu lực. Sau ngày 30/6, Thông tư 14/2021/TT-NHNN liên quan đến cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 sẽ hết hạn. Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng cũng sẽ hết hiệu lực vào tháng 8 này.
Forbes gọi tên loạt ngân hàng Việt trong Top Global 2000 Tạp chí Forbes vừa gọi tên 4 ngân hàng Việt vào bảng xếp hạng 2.000 công ty lớn nhất trên thế giới (Top Global 2000). Khách hàng giao dịch tại Hội sở chính Vietcombank. Ảnh: Trần Việt/TTXVN Danh sách này bao gồm: Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank, mã chứng khoán: VCB), Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank, mã...