Biếu xén bao nhiêu nhưng chồng và nhà chồng vẫn nghĩ tôi ích kỉ, keo kiệt
Đầu tháng 7 mình đưa 1 triệu và nhờ mẹ đến ngày rằm, mồng Một thì mua gì đó phù hợp thắp hương giúp. Nhưng đến ngày cúng Rằm thì chồng lại bảo mình đưa thêm 500 nghìn nữa gọi là góp cỗ.
Mình năm nay 28 tuổi, đã lấy chồng được khoảng 9 tháng. Trước đây, khi cả hai còn độc thân thì chuyện lương lậu, chi tiêu của ai người ấy tự quản. Nhưng sau khi về chung một nhà, mình và chồng đã đồng ý sau này chi gì, tiêu gì, nhất là cho bố mẹ hai bên đều cần thống nhất với nhau.
Từ khi kết hôn đến giờ, mọi chuyện vẫn diễn ra suôn sẻ theo nguyên tắc trên. Nhưng thời gian gần đây, do gia đình chồng có nhiều cỗ bàn, ma chay, hiếu hỉ khiến mình phải về thường xuyên hơn (trước đây chỉ 1-2 tháng mình mới về một lần). Thế mới phát sinh ra nhiều chuyện đau đầu.
Đầu tiên, là chuyện mua sắm đồ cúng gia tiên. Mỗi lần về nhà chồng, dù không trùng dịp gì, mình vẫn mua gói kẹo hay ít hoa quả thắp hương. Mình cũng vô tư không hỏi mẹ chồng trước là làm như thế có hợp lý không hay mua sắm thế nào cho “phải đạo”. Mình cũng hiểu rõ nhập gia thì phải tùy tục.
Nên khi mình mua hoa quả thì bà bảo nên mua gói bánh thôi vì ở nhà không ai ăn, rồi hoa quả ngoài chợ toàn đồ phun thuốc. Rút kinh nghiệm, mình chuyển sang mua bánh kẹo thì bà lại ý kiến là nhà có cháu nhỏ sợ nó ăn sâu răng.
Chẳng biết xử lý thế nào, mình bàn với chồng là đưa mẹ 1 triệu và nhờ mẹ đến ngày rằm, mồng Một thì mua gì đó phù hợp thắp hương giúp vợ chồng mình. Như thế mình vừa đỡ khó xử mà vẫn thể hiện được sự quan tâm hương hỏa bên chồng. Mình sẽ ướm 1-2 tháng lại đưa thêm khoản này cho mẹ chứ 1 triệu không phải là tiền thờ cúng cả năm.
Thời điểm đưa tiền cũng gần với ngày rằm tháng Bảy rồi nên mình có dặn mẹ cứ lấy tiền đó đóng góp cỗ bàn, lễ lạy ở nhà giúp luôn (nhà chồng mình đến Rằm thường làm cơm mời cả họ hàng sang ăn).
Video đang HOT
Nhưng đến ngày cúng Rằm thì chồng lại bảo mình đưa thêm 500 nghìn nữa cho mẹ gọi là góp cỗ.
Ban đầu, mình nhẹ nhàng giải thích với anh là hôm đầu tháng vợ chồng đã thống nhất đưa mẹ 1 triệu để lo chuyện thờ cúng và cả việc cúng rằm luôn rồi nên hôm nay không phải đưa thêm nữa. Thứ hai, chi tiêu gì cho gia đình nội ngoại hai vợ chồng cũng đã thống nhất phải hỏi ý kiến nhau. Nếu một người không đồng ý thì khoản chi đó tạm thời gác lại đã.
Nhưng chồng không nghe mà cứ nằng nặc đòi góp thêm. Hai vợ chồng lời qua tiếng lại một lúc thì anh tuyên bố, nếu mình không đưa tiền thì anh sẽ rút tiền trong thẻ tự đưa.
Vì nóng giận mà mình quay ra vặn hỏi chồng rằng, có phải mẹ bảo anh đưa thêm tiền nữa không? Con dâu về ăn có một bữa cơm là đi sao phải đóng góp nhiều lần như thế. Rồi thì mình làm dâu út, tuy đã đóng góp đầy đủ các khoản, có lúc còn đóng góp nhiều hơn nhưng không bao giờ nhà chồng hài lòng. (Nhà chồng mình còn 2 chị dâu nữa).
Chuyện 500 nghìn lần này chỉ như giọt nước tràn ly dẫn đến việc cãi cọ (ảnh minh họa)
Đây cũng không phải lần đầu mình có va chạm về chuyện tiền nong với gia đình chồng. Trước đó, mặc dù đã có nguyên tắc chi tiêu nhưng cũng vài lần mình bắt được bằng chứng chồng mang tiền cho bố vay mà không hề bàn trước với mình. Lần 1, lần 2 thì mình chỉ nhắc nhở chồng là nên nói để mình biết. Nếu bố mẹ khó khăn thật thì cứ gọi điện cho cả 2 vợ chồng đề nghị giúp đỡ chứ đừng giấm diếm sau lưng con dâu không hay. Nhưng nhiều lần sau vẫn thế nên mình đâm ra khó chịu.
Chuyện 500 nghìn lần này chỉ như giọt nước tràn ly dẫn đến việc cãi cọ với chồng. Chồng thì cho rằng mình ích kỷ, không biết điều, keo kiệt với nhà chồng và không có ý thức đóng góp.
Còn mình thì cho rằng chồng hay sĩ diện vớ vẩn. Khoản nào đã chi 1 lần rồi thì không nên chi lần 2 nữa. Có thể để những dịp sau đưa nhiều hơn một chút cũng không sao. Vợ chồng mình tuy thu nhập dư dả nhưng nhà cửa, xe cộ, con cái phải tự lo hết nên chẳng để được bao nhiêu.
Vợ chồng chiến tranh lạnh với nhau đã cả tuần nay rồi. Chồng chẳng có ý định làm lành mà ngày nào cũng bỏ đi đến đêm mới về. Mình định để hai ba hôm nữa mới chủ động nói chuyện lại cho đỡ mệt đầu.
Nhưng mình vẫn băn khoăn, việc không đồng ý đưa chồng thêm 500 nghìn đóng góp nữa là đúng hay sai? Có phải mình đang có suy nghĩ quá khắt khe với nhà chồng hay không?
Theo VTC News
30 tuổi rồi mà tôi chẳng lúc nào sợ ế
Tại sao chỉ vì lý do lãng xẹt như lấy đại cho đỡ buồn, lấy để đẻ con, lấy cho có với người ta, lấy để chạy nắng chiều 30?
ảnh minh họa
Trước khi đi vào đề tôi xin định nghĩa theo cách của bản thân về gái ế: Gái ế nôm na là tới tuổi lấy chồng mà chưa chịu cưới hoặc không chịu cưới, hay không có ai ngó tới. Tôi gần 30 tuổi, trong tình trạng chưa chồng nhưng bất khuất không sợ ế. Nhà tôi ở miền Trung, lặn lội học hành và làm việc ở đất Sài Gòn gần 10 năm, thành quả giờ cũng được tầm 2 tỷ. Tôi tự nhận thấy ngoại hình mình không có gì nổi bật nhưng cũng không xấu gái. Tôi có lũ bạn thân trong tình trạng ngót 30 nhưng sợ ế. Hội bạn có đặc tính tốt đẹp như cần cù, tiết kiệm, đoan chính, ấy thế mà tới giờ này cũng chưa nếm mùi "đàn ông". Riêng tôi trải qua tìm hiểu vài anh nhưng cũng chỉ quen cho vui vì khó yêu, giờ trong tình trạng chán thử vì thấy cần một tình yêu đích thực nên chờ vậy.
Về chuyện chồng con, chúng tôi đều bị gia đình thúc giục, nào là "quả bom nổ chậm, mày làm khổ bố mẹ đến hồi nào, đừng về quê nữa xấu mặt tao". Không hiểu sao các cụ lại xem việc chưa lấy chồng khi ngót 30 như tội đồ của gia đình. Theo tôi lấy chồng có gì sung sướng đâu, nếu muốn sướng như cách đàn ông hay nói thì ở ế hoặc cặp bồ còn sướng hơn. Vì lẽ khi yêu được cưng chiều, tự do, tôn trọng, ăn ngon mặc đẹp, lấy chồng vào là cày như trâu, bóp bụng lại, không mua sắm gì trong khi phải lo chồng ngoại tình. Rồi mình phải lo chuyện đẻ con, chăm con, lo tới dòng tộc nhà chồng không làm mất lòng ai... Nghĩ mà thương phụ nữ Việt Nam, phải cam chịu như cành cây ngọn cỏ cuối cùng nhiều người còn trắng tay mất con, mất gia đình chỉ vì canh bạc chọn nhầm chồng.
Còn nhiêu khê gấp bội chuyện bị bố mẹ ruột chửi mắng mỗi khi chiều về. Nghĩ cũng lạ, thời đại nào rồi mà đàn ông Việt tự cho rằng gái ế lấy được họ là may mắn. Ví dụ như tôi có cậu nhân viên thổ lộ "nếu tới 30 chị chưa lấy ai thì em cưới chị". Lạ nỗi cái dòng tin nhắn ấy cứ lặp lại nhiều lần cho dù tôi nhắn "bị điên hả em". Một hôm hỏi lại lý do vì sao cậu nói muốn lấy tôi, cậu ấy bảo: "Vì em tin tưởng chị". Tôi chỉ biết câm nín luôn. Chẳng nhẽ lấy gái ế là ban phước cho họ hay sao?
Hôn nhân trước hết với tôi đó là sự hy sinh cuộc sống cá nhân, nhất là phụ nữ chịu quá nhiều thiệt thòi. Vậy tại sao chỉ vì lý do lãng xẹt như lấy đại cho đỡ buồn, lấy cho ba mẹ vừa lòng, lấy để đẻ con, lấy để cho có với người ta, lấy để chạy nắng chiều 30? Những ai 30 tuổi đừng có ý định cưới vì lý do đấy nhé. Xin nhớ khi bước vào cuộc sống hôn nhân là hy sinh, là khi mình đánh dấu mốc lên trái đất tròn ý nghĩa cuộc đời mình. Đương nhiên không như hồi còn độc thân sống cho chỉ riêng mình, giờ mình sống thêm cho gia đình gồm chồng con và cả tập thể. Do đó trước hết phải có tình yêu, không yêu được thì phải có thiện cảm với người bạn đời. Tìm hiểu kỹ, sàng lọc tinh ý vì phụ nữ có quyền chọn chồng.
Những ai trước mắt chưa có đối tượng cứ tập trung kiếm tiền, có công việc tốt, có nhà cửa là của riêng trước hôn nhân (đừng nói cho ai biết), có ngôn ngữ nước ngoài để khả năng kiếm chồng cao hơn. Thời đại mới rồi cứ bản lĩnh, đừng lo sợ gì nhé các cô gái.
Theo VNE
Cả nhà chồng hớn hở đi đón cháu đích tôn 'ngoài luồng' và cái kết Chị còn quá trẻ để phải nhịn nhục, chấp nhận sống kiểu chồng chung như thế. Có thể bây giờ chồng chị đã nhận ra sai lầm của mình, khi mà cậu con trai chồng mong đợi nhận được từ cô bồ chân dài sinh ra lại không phải là ruột thịt của chồng... Ngày trước các cụ cứ ví đời người đàn...