‘Biểu tượng gởi cảm’ Molly Peters vừa qua đời
‘ Biểu tượng gợi cảm’ của màn ảnh thập niên 1970, Molly Peters, lặng lẽ ra đi vào ngày 30/5.
Molly Peters trong vai Bond girl phim “Thunderball” năm 1965.
Thông tin về cái chết đột ngột của nữ diễn viên Molly Peters được đăng tải trên Twitter chính thức của James Bond: “Chúng tôi rất buồn khi nghe tin Molly Peters đã vĩnh biệt cõi đời ở tuổi 75. Mọi suy nghĩ của chúng tôi hướng về gia đình cô ấy”.
Nguyên nhân nữ diễn viên qua đời vẫn chưa được tiết lộ. Molly Peters vốn đã giải nghệ diễn xuất từ nhiều năm nay và sống cuộc đời bình lặng bên gia đình.
Người đẹp Anh từng nổi tiếng với vai diễn nữ y tá Patricia Fearing – người tình quyến rũ của điệp viên 007 trong phần phim Thunderball năm 1966. Molly Peters chính là Bond girl đầu tiên táo bạo diễn cảnh khỏa thân. Cô đào xinh đẹp đã có rất nhiều cảnh nude và cảnh yêu đương nóng bỏng với tài tử Sean Connery. Hội đồng kiểm duyệt phim ở Anh đã cắt đi nhiều cảnh nóng vì cho rằng chúng quá khiếm nhã trên màn ảnh rộng. Sau đó, phim vẫn bị dán mác X (chỉ dành cho khán giả trên 18 tuổi).
Những cảnh quay gợi cảm của Molly Peters trong phim.
Sau bộ phim 007, Molly Peters trở thành biểu tượng gợi cảm và nhận được vô số lời mời đóng phim. Tuy nhiên, Molly chỉ tham gia một vài dự án điện ảnh rồi sớm giã từ sự nghiệp người mẫu và diễn viên vào cuối những năm 1960.
Theo Ngôi Sao
Kim Jong-un mời báo Mỹ xem thứ mạnh như "100 bom hạt nhân"
Triều Tiên những ngày qua đang rầm rộ chuẩn bị cho sự kiện "đặc biệt quan trọng" nhân dịp kỷ niệm 105 năm ngày sinh cố lãnh tụ Kim Nhật Thành.
Video đang HOT
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un xuất hiện tại sự kiện ở Bình Nhưỡng.
Phóng viên CNN là một trong số những người may mắn được Triều Tiên mời đến tham dự chuỗi sự kiện kỷ niệm ở Bình Nhưỡng.
Mới đây, hai phóng viên Tim Schwarz và Will Ripley đã mô tả chân thực những gì họ chứng kiến trong thời khắc quan trọng này.
Phóng viên CNN kể lại, họ được chính quyền Bình Nhưỡng đánh thức vào lúc 4 giờ 50 phút sáng ngày 13.4, mặc quần áo, sẵn sàng rời khỏi khách sạn để tham dự sự kiện.
Phóng viên Mỹ không biết mình sẽ đi đâu, nhưng họ biết là "sự kiện quan trọng" có sự tham dự của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
Theo giới phân tích, Triều Tiên đã sẵn sàng thử hạt nhân lần 6. Tổng thống Mỹ Donald Trump nói với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình về khả năng Mỹ hành động chống lại Triều Tiên.
Người dân Triều Tiên đạp xe đạp ở khu phố Ryomyong.
Các tàu chiến Mỹ đã sẵn sàng tên lửa ở ngoài khơi bán đảo Triều Tiên. Và ngày thứ Bảy (15.4) sẽ là lúc Triều Tiên phô trương sức mạnh quân sự của mình.
Sau hành trình trên xe buýt, Tim Schwarz và Will Ripley cùng với các phóng viên nước ngoài khác, phải trải qua quá trình kiểm tra an ninh kéo dài hàng giờ.
Trước mắt hai phóng viên Mỹ không phải là địa điểm phóng tên lửa hay trung tâm nghiên cứu, mà là lễ khánh thành khu phố Ryomyong, khu phố mới dành cho các nhà khoa học, tọa lạc tại thủ đô Bình Nhưỡng.
Thách thức trừng phạt
Khu phố Ryomyong là dự án quy mô với 3.600 căn hộ và nhiều tòa nhà cao tầng, thậm chí có tòa nhà lên tới 70 tầng.
Theo phóng viên CNN, bằng việc xây dựng các tòa nhà chọc trời, khu nhà ở quy mô, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un rõ ràng muốn phát đi thông điệp mạnh mẽ với thế giới, về khả năng phát triển của Bình Nhưỡng.
Trong quá khứ, các dự án xây dựng luôn mang ý nghĩa biểu tượng đối với chính quyền Triều Tiên. Trong những năm 1960, cố lãnh tụ Kim Nhật Thành đã trực tiếp đến thị sát việc tái xây dựng thủ đô Bình Nhưỡng, sau những đợt ném bom của Mỹ trong chiến tranh Triều Tiên.
Triều Tiên hiện đại hóa thủ đô Bình Nhưỡng bất chấp cấm vận.
Sau khi ông Kim Jong-il, cha của nhà lãnh đạo Kim Jong-un lên nắm quyền, thủ đô Bình Nhưỡng xuất hiện thêm các tòa tháp, các công trình mang tính biểu tượng như tượng đài.
Và ngày nay, ông Kim Jong-un đã chính thức giới thiệu dự án xây dựng của mình. Truyền thông nhà nước Triều Tiên dẫn lời ông Kim nói: "Đây là thông điệp chính trị, thể hiện rõ tinh thần vươn lên, bắt kịp thế giới của Triều Tiên, bất chấp nỗ lực trừng phạt và Mỹ và các đồng minh".
Tham gia vào đám đông
Xuất hiện tại sự kiện, hai phóng viên CNN nhìn thấy binh sĩ Triều Tiên có mặt khắp mọi nơi, kiểm tra từng bụi rậm, từng ngóc ngách trên đường phố.
Và sau đó là thời điểm 10.000 người dân đổ vào khu phố Ryomyong. Nhiều người trong đám đông cầm trên tay những quả bóng bay trong ngày xuân đầy nắng. Họ vui mừng vì công trình đã hoàn thành đúng tiến độ, trước ngày kỷ niệm sinh nhật cố lãnh tụ Kim Nhật Thành.
Nhìn từ bên ngoài, các tòa nhà tọa lạc trên phố Ryomyong trông khá ấn tượng. Chúng khá hiện đại, thậm chí còn được lắp đặt pin Mặt trời. Nhưng hai phóng viên CNN không được phép vào bên trong.
Các nữ sinh Triều Tiên cầm bóng bay tham gia sự kiện.
Chậu hoa được đặt trên các ô cửa sổ, nhưng nhiều tòa nhà vẫn chưa có người ở, các cửa hàng, cơ sở sản xuất chưa mở cửa. Theo phóng viên CNN, không rõ Triều Tiên đã tiêu tốn bao nhiêu cho dự án này.
Cuối cùng, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un cũng có mặt. Các binh sĩ đều tỏ ra hết sức tập trung. Mọi người đều kéo đến chứng kiến tận mắt nhà lãnh đạo tối cao.
"Quan trọng như 100 quả bom hạt nhân"
Đám đông người đân Triều Tiên vỗ tay, chào mừng sự xuất hiện của ông Kim. Nhà lãnh đạo Triều Tiên trông khá thoải mái, tự tin và tay chắp sau lưng.
Đứng bên cạnh ông Kim, Thủ tướng Triều Tiên Pak Pong Ju phát biểu về công trình xây dựng mới hoàn thiện.
Ông Pak nói, nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã trực tiếp đến thị sát nhiều lần, đưa ra định hướng, đảm bảo cung cấp đủ nguồn lực, bất chấp trận lụt kinh hoàng xảy ra ở tỉnh Hamgyong vào cuối năm 2016, để công trình khánh thành đúng thời hạn.
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un cắt băng khánh thành Khu phố Ryomyong.
Thủ tướng Triều Tiên nói dự án có tầm ảnh hưởng sâu rộng, quan trọng tương đương việc "nước này sở hữu 100 quả bom hạt nhân". Ông Pak khẳng định, Triều Tiên tiếp tục phát triển nền kinh tế, nâng cao đời sống của người dân, cũng như tăng cường năng lực tên lửa và vũ khí hạt nhân.
Trong lần xuất hiện công khai ở Bình Nhưỡng, ông Kim đã không lên tiếng phát biểu. Nhà lãnh đạo lắng nghe các quan chức Triều Tiên, và sau đó quay trở lại chiếc xe Mercedes limousine đang chờ sẵn.
Đó cũng là lúc đám đông giải tán, những người lính vừa đi vừa hát những bài ca yêu nước, một số hướng tầm mắt đến các công trình mà họ dày công xây dựng.
Hai phóng viên CNN nói, dường như làn sóng xây dựng công trình hiện đại đang quét qua thủ đô Bình Nhưỡng.
Với tư cách là nhà lãnh đạo tối cao, ông Kim muốn đưa Bình Nhưỡng bước vào thời kì của công nghệ hiện đại, bất chấp lệnh cấm vận nặng nề và sự cô lập của cộng đồng quốc tế.
Theo danviet
Sở Văn hóa Hà Nội: 'Tượng rùa vàng không phải biểu tượng Thủ đô' Lãnh đạo Hà Nội cho biết chưa nhận được đề án dựng tượng rùa vàng 10 tấn bên Hồ Gươm do công dân Tạ Hồng Quân đề xuất. Ngày 29/3, Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Văn Quý cho hay, ông chưa nhận được đề án đúc tượng rùa vàng bên Hồ Gươm của công dân Tạ Hồng Quân. "Nếu ông...