‘Biểu tượng dân quyền’ Mỹ qua đời
Nghị sĩ John Lewis, nhà hoạt động dân quyền nổi tiếng tại Mỹ, qua đời ngày 17/7 ở tuổi 80, sau nhiều tháng chiến đấu với căn bệnh ung thư.
“Hôm nay, nước Mỹ vô cùng thương tiếc trước sự ra đi của một trong những anh hùng vĩ đại nhất lịch sử đất nước”, Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi cho biết ngày 17/7, nhắc tới nghị sĩ John Lewis.
Bà mô tả nghị sĩ Lewis là “gã khổng lồ của phong trào dân quyền” và ngợi ca “lòng tốt, đức tin cùng sự dũng cảm của ông đã thay đổi nước Mỹ”. Lewis qua đời sau khi được chẩn đoán mắc ung thư tuyến tụy giai đoạn 4 vào cuối năm ngoái.
Lewis là một anh hùng của phong trào dân quyền Mỹ những năm 1960 và đóng vai trò lớn trong chính trị Mỹ suốt hàng chục năm cũng như được thành viên lưỡng đảng kính trọng. Ông được bầu vào Hạ viện Mỹ năm 1986 với tư cách thành viên đảng Dân chủ và phục vụ suốt 17 nhiệm kỳ.
Video đang HOT
John Lewis tại một cuộc họp báo ở thủ đô Washington, Mỹ, tháng 9/2017. Ảnh: AFP.
Khi tham gia phong trào chống phân biệt chủng tộc mang tên “Các kỵ sĩ tự do” năm 1961, ông đã bị những người da trắng ở Nam Carolina và Alabama tấn công. Tới năm 1965, ông tiếp tục bị thương khi dẫn dắt nhóm người biểu tình tại Selma vào ngày 7/3, sau này được gọi là ngày “Chủ nhật đẫm máu”.
“Tôi từng nghĩ mình sẽ chết một vài lần”, Lewis nói trong cuộc phỏng vấn năm 2004, đề cập tới hai sự kiện năm 1961 và năm 1965. “Tôi nghĩ mình đã nhìn thấy cái chết, nhưng không gì có thể khiến tôi nghi ngờ về triết lý phi bạo lực”.
Lewis từng nhiều lần đối đầu với Tổng thống Mỹ Donald Trump khi tẩy chay lễ nhậm chức của ông và viện dẫn lại cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ năm 2016 cũng như tuyên bố không công nhận Trump là tổng thống hợp pháp.
Cựu tổng thống Barack Obama năm 2011 đã trao cho nghị sĩ Lewis Huân chương Tự do Tổng thống, một trong những danh hiệu dân sự cao quý nhất nước Mỹ, vì những đóng góp của ông cho phong trào dân quyền.
Neil Armstrong trả lời ra sao trước những nghi ngờ rằng các cảnh quay trên Mặt trăng là giả?
Neil Armstrong thừa nhận 800.000 nhân viên của NASA sẽ "không thể giữ bí mật" nếu thực sự có việc giả mạo cuộc đổ bộ Mặt trăng lịch sử của con tàu Apollo 11.
Phi hành gia huyền thoại, Neil Armstrong, qua đời vào năm 2012, đã trở thành người đàn ông đầu tiên đi bộ trên bề mặt Mặt trăng sau khi chỉ huy thành công sứ mệnh của NASA vào ngày 21 tháng 7 năm 1969. Cùng với Buzz Aldrin, cặp đôi đã đưa tàu đổ bộ lên Mặt trăng. Trong quá trình đó họ đã gặp phải một số vấn đề nguy hiểm về hết nguyên liệu, tuy nhiên bằng một số thao tác ghì đè trên máy tính của Armstrong, họ đã trở về căn cứ Tranquility một cách an toàn. Kết quả này đã mang lại một tiếng thở phào nhẹ nhõm cho hàng triệu người đang theo dõi từ Trái đất. Armstrong xuất hiện trước máy quay và bắt đầu bài phát biểu của mình về "một bước nhỏ trên Mặt trăng" trước khi chôn lá cờ Mỹ nhằm đánh một dấu mốc lịch sử cũng như lời tuyên bố cho sự kết thúc của "Cuộc đua không gian."
Tuy vậy, sau nhiều năm trôi qua, thành tựu hoành tráng và thiêng liêng này đã dần bị lu mờ bởi những tuyên bố nghi ngờ từ các nhà lý luận âm mưu rằng toàn bộ sự việc đi vào lịch sử đó đều được dàn dựng từ một phim trường, nó chỉ là một bộ phim không hơn không kém. Vì vậy, vào năm 2011 Armstrong - lúc đó đã 81 tuổi- đã tới Úc nơi ông được Giám đốc điều hành Tổ chức kế toán thực hành mời tới, và trong đó có Alex Malley đóng vai trò là người phỏng vấn.
Ông Malley nói: Tất nhiên, một dấu mốc lịch sử quan trọng như vậy mọi người không thể ngừng nhắc tới nó. Kể từ thời điểm đó, đã có những người tuyên bố rằng cuộc đổ bộ Mặt trăng đó không bao giờ xảy ra. Hãy tưởng tượng rằng, sau tất cả nỗ lực và đam mê, bất chấp cả nguy hiểm nữa vẫn có những người nói điều đó. Câu trả lời ban đầu của ông là gì? Tôi còn nhớ ông đã từng trả lời trong cuộc phỏng vấn trước đây về việc ông có biểu hiện lo lắng sau khi trở về, đó là do sự kinh ngạc về số lượng khán giả tham gia lúc đó."
Armstrong đã đưa ra câu trả lời mà ông nghĩ sẽ là bằng chứng chắc chắn cho bất kỳ ai đến thăm Mặt trăng trong tương lai. Ông nói: "Tôi không nhớ rõ những gì tôi nói vào ngày đó nữa rồi, mọi người thích thuyết âm mưu, tôi biết là chúng rất hấp dẫn. Nhưng tôi không bao giờ lo lắng về những nghi ngờ mà người ta thường nói vì tôi biết rằng một ngày nào đó sẽ có người bay trở lại Mặt trăng và lấy chiếc máy ảnh mà tôi để lại. Vì vậy, họ chắc chắn sẽ là bằng chứng sống cho những gì chúng tôi đã làm."
Đồng thời, ông Malley cũng nhớ lại một điều khác mà Armstrong đã nói trước đây trong cuộc phỏng vấn đầu tiên từ lúc trở về từ Mặt trăng: "Tôi thấy ông đã có một câu trả lời thật tuyệt vời, tôi vẫn nhớ như in câu trả lời đó và có thể tóm tắt ý của nó ngay bây giờ. Điều quan trọng là việc 800.000 nhân viên của NASA đã không thể giữ bí mật về những điều mà họ làm, họ không được phép giấu công chúng và đó là một điều thú vị. Trong bài phỏng vấn ngày đó ông có nhắc tới Google Moon, thứ đã giúp ích rất nhiều cho cuộc đổ bộ của các ông và điều đó làm tôi tò mò tìm hiểu."
Malley đã phát một đoạn phim đáng kinh ngạc cho Armstrong và đoạn phim cho thấy điểm đỗ của ông khi ở trên Mặt trăng ngày nay có thể thấy trên Google Moon. Nhận xét về cảnh quay xung quanh, Armstrong cho biết: "Hình ảnh này làm tôi nhớ đến bề mặt tại nơi tôi đã từng có cơ hội đặt chân lên. Trên thực tế để có thể đáp xuống Mặt trăng một cách hoàn chỉnh phải cần 12 phút 32 giây tuy nhiên những gì mọi người được xem chỉ là 3 phút cuối cùng. Ở màn hình bên trái, bạn sẽ thấy kí hiệu của bộ phim gốc sản xuất năm 1969. Chúng tôi khi đó đang quay khung cảnh xung quanh từ cửa sổ của mô-dun, bạn có thể xem nó và so sánh với các miệng hố trong những hình ảnh của Google Moon."
Tỷ phú Philippines thân với nhà độc tài Ferdinand Marcos qua đời Chủ tịch của Tập đoàn San Miguel, tỷ phú Eduardo Cojuangco, đã qua đời ở tuổi 85 hôm 16/6. Ông là bạn thân của nhà độc tài Philippines Ferdinand Marcos. Chủ tịch của San Miguel, ông Ramon Ang xác nhận hôm 17/6 rằng Cojuangco đã qua đời, theo Bloomberg. Là một đồng minh của cố tổng thống Philippines Ferdinand Marcos, ông Cojuangco đã...