Biểu tượng con gà trên Nhà thờ Con Gà
Trong lần lên thăm Đà Lạt tôi thấy ở đây có Nhà thờ Con Gà, tên gọi giống Nhà thờ Con Gà ở Đà Nẵng.
Vì sao lại có tên gọi trùng hợp như thế? (Trần Quang Hà, Hải Châu, Đà Nẵng).
- Nhà thờ Chính tòa Đà Lạt có tên chính thức là Nhà thờ Chính tòa Thánh Nicôla Bari nhưng lại có tên gọi khác là Nhà thờ Con Gà, bởi trên đỉnh tháp chuông có tượng một chú gà khá lớn. Đây là nhà thờ chính tòa của vị giám mục Giáo phận Đà Lạt, cũng là nhà thờ lớn nhất Đà Lạt, một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu và cổ xưa nhất của thành phố này do người Pháp để lại. Nhà thờ được khởi công xây dựng vào ngày 19-7-1931.
Tượng Gà trống Gaulois trên đỉnh tháp chuông Nhà thờ Con Gà Đà Lạt. Ảnh: V.T.L – Hình 1
Theo các tài liệu thuyết minh, trên thánh giá đặt trên đỉnh tháp chuông có tượng một con gà (cách mặt đất 27m) bằng hợp kim nhẹ rỗng bên trong được tráng phủ một lớp hóa chất đặc biệt đồng dài 0,66m, cao 0,58m quay quanh một trục bạc đạn để chỉ hướng gió. Con gà vừa là biểu tượng của nước Pháp (Coq Gaulois: Gà trống xứ Gaulle), vừa là biểu tượng của sự sám hối, theo đoạn Tân Ước kể lại việc Chúa Giê-su quở trách Phê-rô (một trong 12 tông đồ của Người): “Đêm nay gà chưa gáy, con sẽ chối Ta ba lần…”.
Con gà xoay theo hướng gió trên một vòng bạc rất nhẹ. Người dân bản xứ kháo nhau rằng con gà là “đài dự báo thời tiết” rất hiện đại. Thực ra vì con gà ở trên cao, để phòng gió tạt gãy đổ người ta đã thiết kế cho nó quay hướng theo chiều gió.
Một điều lý thú, Nhà thờ Con Gà Đà Lạt là bối cảnh để nhạc sĩ Nguyễn Vũ sáng tác bài hát Bài thánh ca buồn vào năm 1944.
Video đang HOT
Cũng theo các tài liệu thuyết minh, Nhà thờ Chính tòa Đà Nẵng có tên chính thức là Nhà thờ Thánh Tâm Chúa Giêsu, là nhà thờ chính tòa của Giáo phận Đà Nẵng. Đây là nhà thờ duy nhất được xây dựng tại Đà Nẵng thời Pháp thuộc, được khởi công từ tháng 2-1923 trên khoảng đất trống đường Rue du Museé (nay là đường Trần Phú), đến ngày 10-3-1924 đã làm lễ cung hiến và khánh thành.
Giống như Nhà thờ Chính tòa Đà Lạt, trên nóc Nhà thờ Chính tòa Đà Nẵng ở vị trí cột thu lôi cũng có tượng một con gà màu xám làm bằng hợp kim dùng làm vật xác định hướng gió. Vì vậy mà nhà thờ này cũng có tên là Nhà thờ Con Gà. Con gà được làm bằng hợp kim nên khá nhẹ, bên ngoài là lớp tráng phủ cực kỳ đẹp mắt.
Ở Đà Nẵng từng có một vườn hoa tên là Vườn hoa Diên Hồng, dân gian quen gọi là Vườn hoa Con Gà, nằm trong khu đất nay giới hạn bởi 4 con đường: Hùng Vương, Nguyễn Chí Thanh, Phạm Hồng Thái, Yên Bái. Nhà nghiên cứu sử học Võ Văn Dật trong cuốn Lịch sử Đà Nẵng (1306-1975), NXB Nam Việt, CA, 2007, cho biết, chính giữa khu đất này là một đài kỷ niệm lính Việt tòng chinh qua Pháp và chết trong Thế chiến thứ nhất (1914-1918). Trên đỉnh đài có một cột thu lôi mà phần trên cùng là một con gà trống bằng đồng, đó là Coq Gaulois – biểu tượng của nước Pháp. Vì thế, người Việt ở Đà Nẵng bấy giờ gọi là Công trường Con Gà hay Tháp Con Gà.
Ở quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh cũng có một nhà thờ Công giáo gắn biểu tượng gà trống Gaulois. Theo Wikipedia, đó là Nhà thờ Huyện Sỹ (tên chính thức là: Nhà thờ Thánh Philipphê Tông đồ) đã hơn 100 tuổi. Đây là nhà thờ của giáo xứ Chợ Đũi thuộc Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh. Nhà thờ do ông bà Lê Phát Đạt, tức Huyện Sỹ, hiến đất và xuất 1/7 gia tài để xây dựng. Ngọn tháp chuông chính cao 57m kể cả chiều cao thánh giá và con gà trống Gaulois.
Cầu Vàng - 5 năm nhìn lại hiện tượng du lịch của Việt Nam
5 năm trôi qua, cầu Vàng không chỉ duy trì được sức hấp dẫn, trở thành một biểu tượng du lịch mới mà du khách nào cũng ao ước được tận mắt chiêm ngưỡng một lần trong đời.
Dấu ấn mang tên "cầu Vàng"
5 năm trước, vào tháng 6/2018, cầu Vàng tại Sun World Ba Na Hills bắt đầu mở cửa đón khách. Cây cầu duy nhất tại Đà Nẵng không bắc qua con sông nào, thậm chí còn tọa lạc trên núi cao bỗng trở thành một "cơn lốc", với những hiệu ứng truyền thông ngoài sức tưởng tượng.
Cây cầu đặc biệt ở "thành phố của những cây cầu - Đà Nẵng" nằm ở độ cao 1.414m so với mực nước biển, với thiết kế ấn tượng gợi lên hình ảnh bàn tay của những vị thần kéo một sợi chỉ vàng ra từ ngọn núi.
Hình dáng mềm mại như một dải lụa vàng được nâng đỡ bởi đôi bàn tay đá khổng lồ, tạo nên một lối đi giữa những tầng không đầy huyền ảo trong khung cảnh mờ sương của núi Bà Nà. Ý tưởng, thiết kế lẫn cảnh sắc hòa hợp với nhau giúp cây cầu khi ra mắt được đánh giá là công trình "vô tiền khoáng hậu" của Việt Nam và thế giới.
5 năm trôi qua, cầu Vàng không chỉ duy trì được sức hấp dẫn và còn trở thành một biểu tượng du lịch (Ảnh: Sun Group).
Đà Nẵng hè năm đó trở thành ngôi sao của ngành du lịch thế giới. Thời điểm đó, tìm kiếm Google từ khóa "Golden Bridge Ba Na Hills" đã cho ra gần 90 triệu kết quả trong vòng 0,7 giây; từ khóa tiếng Việt "cầu Vàng" cũng cho ra tới 152 triệu kết quả trong 0,63 giây.
Ấn tượng hơn nữa, 419.000 video về cầu Vàng được đăng tải trên hàng vạn trang thông tấn, website, diễn đàn, mạng xã hội khắp thế giới, trong số đó có hàng chục trang báo như AFP, Reuters, BBC, CNN, Time, The Guardian...
Cầu Vàng cũng nằm trong top đầu danh sách "100 điểm đến tuyệt vời nhất thế giới năm 2018" sau hai tháng ra mắt. Tờ tin tức Huffington Post của Mỹ khẳng định đây là "Cây cầu thú vị nhất từng thấy", trong khi Independent cho rằng cầu Vàng là "1 trong 10 cây cầu độc lạ không thể tin nổi trên thế giới".
"Người giữ lửa" cho du lịch Việt
Từ khi được thành hình giữa lưng chừng núi Chúa, cầu Vàng đã vượt qua sứ mệnh của một cây cầu dẫn lối du khách đến với miền tiên cảnh, để trở thành biểu tượng mới của ngành du lịch Việt.
Đại diện khu du lịch Sun World Ba Na Hills cho biết, Sun World Ba Na Hills và cầu Vàng đã đón du khách từ 54 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Sự ủng hộ và tình yêu to lớn này đã khẳng định cầu Vàng không phải một "pha ăn may" của du lịch Việt Nam.
Theo thống kê, trong 3 tháng sau khi xuất hiện hiện tượng cầu Vàng, Đà Nẵng đã có thêm 4 đường bay quốc tế mới. Số chuyến bay quốc tế đến Đà Nẵng năm 2018 và 2019 tăng vọt. Lượng khách quốc tế đến với Đà Nẵng năm 2019 cũng tăng 22,5% so với cùng kỳ 2018, đạt tới hơn 3,522 triệu lượt.
Sức hút của cầu Vàng chưa bao giờ giảm suốt 5 năm qua (Ảnh: NAG Trần Tuấn Việt).
Riêng Sun World Ba Na Hills kể từ khi có "gương mặt thương hiệu" cầu Vàng cũng chứng kiến lượng khách tăng vọt. Năm 2016, 2017, trước khi cầu Vàng ra mắt, khu du lịch ghi nhận hơn 2 triệu lượt khách. Năm 2018, con số nhảy vọt lên gần 4 triệu, ghi nhận lượng khách tăng trưởng tới 31%. Năm 2019, tỷ lệ tăng trưởng ổn định ở mức 22%, với số lượng khách khoảng 5 triệu. Những con số biết nói đã chứng minh sức hút không thể bàn cãi của cầu Vàng.
Anh Adrian Scholer đến từ Ý, cùng bạn gái tới thăm cầu Vàng vào tháng 8/2018, chia sẻ: "Dù tại đất nước tôi cũng có rất nhiều công trình kiến trúc tuyệt vời, nhưng cầu Vàng thật sự vẫn để lại cho tôi những cảm xúc rất đặc biệt và ấn tượng. Khi lần đầu nhìn thấy hình ảnh cây cầu trên youtube, tôi thật sự bị sốc vì tưởng rằng khung cảnh này chỉ có thể xuất hiện trong những thước phim thần thoại đã được xử lý hình ảnh kỹ lưỡng. Nhưng bạn hãy nhìn xem, khung cảnh này là có thật, đang ở trước mắt, và nó quá tuyệt vời".
Năm 2023, sau dịch bệnh Covid-19, cầu Vàng vẫn không hề có dấu hiệu hạ nhiệt. Tháng 7/2023, tạp chí Luxebook của Ấn Độ ca ngợi cầu Vàng là một trong những cây cầu mang tính biểu tượng thế giới, xếp chung danh sách với những cây cầu nổi tiếng toàn cầu tại Mỹ, Pháp, Úc.
Cầu Vàng cùng hệ sinh thái du lịch cao cấp và chuỗi sự kiện lễ hội văn hóa sôi động của Đà Nẵng đã "giữ lửa" cho thành phố cả trong thời gian kinh tế khó khăn và ngành du lịch toàn cầu có dấu hiệu suy thoái.
Tính chung 6 tháng đầu năm 2023, tổng số lượt khách đến Đà Nẵng ước đạt hơn 3,5 triệu lượt, tăng 116,6% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, khách quốc tế 930.000 lượt, cao gấp 11,3 lần cùng kỳ.
Hành trình 5 năm liên tục được truyền thông ca ngợi, cầu Vàng đã tạo nên một nguồn cảm hứng bất tận cho sức sáng tạo của người làm du lịch, khẳng định sức hút của những sản phẩm du lịch do chính con người tạo ra, bên cạnh vẻ đẹp và sức hấp dẫn thiên nhiên ban phú cho mỗi điểm đến.
Khách Việt ngỡ ngàng sau 48h khám phá "thành phố kỳ lạ" nhất Thổ Nhĩ Kỳ Khi đến Istanbul, Hoàng đế Pháp Napoleon Bonaparte từng thốt lên rằng: "Nếu thế giới này là một đất nước, Istanbul sẽ là thủ đô". Được xem như là ngã tư của các nền văn minh thế giới, Istanbul là thành phố duy nhất trên thế giới nằm trên cả hai châu lục Á và Âu. Istanbul từng là thủ đô của nhiều...