Biểu tình vì cháy trại tị nạn lớn nhất châu Âu
Hàng trăm người di cư biểu tình đòi chuyển chỗ ở sau khi hỏa hoạn thiêu rụi Moria, trại tị nạn lớn nhất châu Âu trên đảo Lesbos.
Đám đông tập trung giữa cái nắng gay gắt sáng 12/9, hô vang khẩu hiệu “tự do” và “không lều trại”. Nhóm người di cư, chủ yếu từ châu Phi và Afghanistan, đòi chuyển khỏi đảo Lebos trong khi chính quyền Hy Lạp đang dựng lại nơi ở cho họ.
Nhiều người biểu tình còn đem theo các tấm bảng viết tay mang những thông điệp như “Chúng tôi không muốn đến một địa ngục như Moria nữa”, “Chúng tôi không muốn bị lửa thiêu rụi” hay “Bà có nghe thấy tiếng chúng tôi không Merkel?”.
Lực lượng cảnh sát buộc phải bắn hơi cay giải tán người biểu tình khi nhóm người này cố tuần hành xuống con đường dẫn đến cảng Mytilene của hòn đảo, khu vực đã bị phong tỏa. Cuộc đụng độ giữa cảnh sát và hàng trăm người di cư sau đó diễn ra trong khoảng thời gian ngắn.
Người di cư biểu tình trên đảo Lesbos, Hy Lạp, hôm 12/9. Ảnh: Reuters.
Vụ hỏa hoạn ở trại Moria, nơi đang có số lượng người gấp 4 lần so với sức chứa, tiếp tục gây thêm thách thức cho cuộc khủng hoảng di cư mà Liên minh châu Âu (EU) phải đối mặt.
Bộ trưởng Di trú và Tị nạn Hy Lạp Panagiotis Mitarachis xác nhận vụ hỏa hoạn dường như là hành động cố ý phóng hỏa từ những người được cho là bức xúc với lệnh phong tỏa. Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis đã ban bố tình trạng khẩn cấp trên đảo Lesbos và lên án những kẻ bạo loạn gây ra hỏa hoạn.
Giới chức Hy Lạp khẳng định họ sẽ quyết tâm cung cấp nơi trú ẩn an toàn và vệ sinh phù hợp để ngăn chặn thảm họa nhân đạo trên hòn đảo. Các quan chức y tế đã cam kết sẽ tiến hành xét nghiệm nhanh tại lối ra vào trại và chuẩn bị sẵn nơi cách ly cho người nhiễm nCoV.
Trại tị nạn Moria đang chứa khoảng 13.000 người di cư, gấp 6 lần sức chứa tối đa 2.200 người dự tính. Cơ quan Tị nạn Liên Hợp Quốc cho biết hơn 4.000 trẻ em đang sống trong tại tị nạn lớn nhất châu Âu nằm trên đảo Lesbos này.
Video đang HOT
Khu vực xảy ra hỏa hoạn ở trại tị nạn Moria trên đảo Lesbos, Hy Lạp. Đồ họa: CNN.
Hy Lạp được khen đối phó với Covid-19: Giống như có 'kỳ tích'
Trong nhiều năm, Hy Lạp chìm trong cuộc khủng hoảng tài chính và bất ổn chính trị khiến họ không được đánh giá cao về năng lực ứng phó với dịch bệnh, song thực tế cho thấy điều ngược lại.
Khi Covid-19 lây lan khắp châu Âu, nhiều người Hy Lạp lo sợ điều tồi tệ nhất xảy ra, rằng đất nước sẽ trở thành Italy hoặc Tây Ban Nha thứ hai. Hệ thống y tế Hy Lạp đã suy yếu nghiêm trọng do cuộc khủng hoảng tài chính kéo dài cả thập kỷ qua. Đây cũng là quốc gia có dân số già nhất EU, chỉ xếp sau Italy, điều đó có nghĩa người dân càng dễ nhiễm bệnh hơn.
Thế nhưng, số ca tử vong và những bệnh nhân cần chăm sóc đặc biệt ở đất nước này vẫn thấp so với các quốc gia châu Âu khác. Giờ đây, người dân quốc gia vốn bị coi là "đứa trẻ hư" trong EU đang "ăn mừng" vì phản ứng của chính phủ trước Covid-19 và mong chờ mở cửa lại nền kinh tế. "Hy Lạp đã hành động vượt mọi kỳ vọng", Kevin Featherstone - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Hellenic tại Trường Kinh tế London, Anh - cho biết.
Hy Lạp mới chỉ xét nghiệm một tỷ lệ rất nhỏ dân số nên không thể chắc chắn về mức độ lan rộng của Covid-19. Tuy nhiên, số ca tử vong ở mức 138 trên khoảng 10,7 triệu dân là điều khiến các chuyên gia bất ngờ và thở phào, nhất là với quốc gia có dân số già như Ấn Độ.
Ngày 28/4, hơn một tháng sau khi chính phủ áp lệnh phong tỏa, Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis công bố kế hoạch nới lỏng các biện pháp giới hạn nhằm từng bước đưa đất nước trở lại bình thường.
Hy Lạp tiến hành 69.833 xét nghiệm nCoV nhưng các chuyên gia đồng tình rằng việc chính phủ nhanh chóng áp dụng biện pháp cách biệt cộng đồng và củng cố hệ thống y tế vốn nghèo nàn đã giúp ngăn chặn dịch bùng phát. Mặc khác, hầu hết người Hy Lạp sẵn sàng tuân thủ lệnh hạn chế.
Ngày 27/2, một ngày sau khi nước này ghi nhận ca nhiễm đầu tiên ở Thessaloniki - thành phố lớn thứ hai của Hy Lạp - chính phủ đã hủy bỏ lễ hội Carnival thường niên. Ngày 11/3, nước này đóng cửa trường học. Hai ngày sau đó, giới chức ra lệnh hạn chế đi lại và đóng cửa các quán cà phê, thư viện, bảo tàng và những tụ điểm đông đúc khác.
Bất cứ ai từ nước ngoài trở về đều phải cách ly bắt buộc trong 2 tuần nếu không sẽ bị phạt 5.400 USD. Người dân trong nước được yêu cầu thông báo cho chính quyền mỗi khi họ rời khỏi nhà, ngay cả khi dắt chó đi dạo.
Những người dắt chó đi dạo cũng buộc phải báo cáo với chính quyền địa phương. Ảnh: AFP.
Hy Lạp hiện ghi nhận 2.566 ca nhiễm. Nếu để so sánh, Bỉ báo cáo tới 47.334 ca nhiễm và 7.331 ca tử vong, dù có quy mô dân số tương tự.
Bắt đầu từ tháng 2, Hy Lạp nhanh chóng tăng hơn 70% số giường chăm sóc đặc biệt (ICU) và tuyển thêm 3.337 nhân viên bệnh viện, Bộ trưởng Y tế Vassilis Kikilias cho biết.
"Tốc độ phản ứng rất nhanh", Anastasia Kotanidou - Phó giáo sư Khoa chăm sóc đặc biệt tại Đại học Athens, Chủ tịch Hiệp hội Chăm sóc Chuyên sâu Hy Lạp - nhận định. "Nếu không được củng cố, hệ thống y tế sẽ khó có thể đối phó với dịch bệnh", người này nói thêm.
Trên khắp đất nước, nhiều người Hy Lạp nhanh chóng thích nghi cuộc sống mới, thậm chí hủy việc tụ tập thành nhóm để nướng thịt cừu vào Lễ Phục sinh của Chính thống giáo - điều được coi là không tưởng chỉ vài tháng trước.
Nhân viên y tế khử trùng chiếc túi giữ xác bệnh nhân chết vì Covid-19 tại bệnh viện ở Athens. Ảnh: Reuters.
Hai gương mặt quan trọng nhất của Hy Lạp hiện nay là Sotiris Tsiodras - chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Đại học Athens và Nicholas Hardalias - Thứ trưởng Bộ Bảo vệ Dân sự, được nhận xét đã đảm nhận trọng trách chống dịch nhanh chóng, kịp thời. Họ thường tổ chức cuộc họp giao ban hàng ngày về Covid-19.
Kevin Featherstone nói rằng, chính phủ đang "tính toán có khoa học" bằng cách đưa bác sĩ Tsiodras định hướng về chính sách và trao cho ông Hardalias quyền giám sát phản ứng của nước này đối với dịch bệnh. Điều này giúp đảm bảo mọi việc diễn ra suôn sẻ. "Đây không phải những hành động điển hình của chính phủ Hy Lạp khi đối mặt với thách thức", ông nói.
Pavlos Eleftheriadis - đạo diễn sân khấu đã nghỉ hưu tại Rạp hát quốc gia ở miền bắc Hy Lạp - cho biết ông rất ngạc nhiên trước phản ứng của chính phủ trước dịch bệnh. "Tôi rất tự hào khi chúng ta có một bộ máy nhà nước hoạt động hiệu quả, có những chính trị gia biết lắng nghe các nhà khoa học", ông nói.
Tuy nhiên, chính phủ cũng vấp phải một số chỉ trích. Chưa đến 1% dân số được xét nghiệm nCoV, làm dấy lên hoài nghi về tính chính xác của các con số. Xét nghiệm chỉ tập trung vào những người nhập viện có triệu chứng bệnh và những người tiếp xúc với bệnh nhân nhiễm nCoV, theo phát ngôn viên Bộ Y tế. Những người trở về từ nước ngoài cũng đang được tiến hành xét nghiệm.
Đã có những ổ dịch bùng phát tại các trại tị nạn chật chội và mất vệ sinh ở Hy Lạp. Bất chấp những lời kêu gọi sơ tán, một số người tị nạn lại được phép ra ngoài cộng đồng gây ra nhiều chỉ trích.
Ít nhất 150 người tại một khách sạn được dùng làm nơi lưu trú cho người tị nạn đã dương tính với nCoV trong tháng này.
Những người di cư mới đến từ châu Phi bị cách ly riêng trên đảo Lesbos. Ảnh: AFP.
Một số người bày tỏ lo lắng trước những báo cáo về hành vi lạm quyền của cảnh sát trong khi thực hiện các biện pháp phong tỏa, bao gồm cả việc sử dụng vũ lực quá mức.
Fani Kountouri - Phó giáo sư khoa học chính trị và truyền thông chính trị tại Đại học Panteion ở Athens, cho biết sự hài lòng hiện tại đối với chính quyền có thể dễ dàng biến mất, phụ thuộc vào cách quốc gia đối phó với những tác động kinh tế từ đại dịch.
Du lịch chiếm 18% GDP của đất nước, được dự đoán là ngành bị thiệt hại nặng nề nhất - nơi mới chỉ đang trên đà phục hồi từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2009.
Hôm 28/4, Thủ tướng Mitsotakis tuyên bố bắt đầu từ ngày 4/5, các hiệu sách, tiệm làm tóc và một số cửa hàng khác sẽ mở cửa trở lại. Người dân Hy Lạp sẽ không cần phải báo cáo chính quyền trước khi rời khỏi nhà.
Nhà thờ cũng sẽ mở cửa trở lại nhưng chỉ tổ chức các nghi lễ thờ phượng cá nhân. Trường trung học sẽ mở cửa trở lại vào cuối tháng 5, trong khi các nhà hàng và khách sạn có thể hoạt từ ngày 1/6, ông Mitsotakis nói.
Lâu nay, người Hy Lạp tự hào cổ vũ đất nước như một câu chuyện thành công hiếm có ở EU trong đại dịch. Costas Thimioudis, tài xế taxi 50 tuổi ở Thessaloniki, cho biết ông không phải là người ủng hộ mù quáng chính quyền Hy Lạp nhưng hài lòng với các hành động của họ. "Chính phủ đã thực hiện các biện pháp đối phó sớm hơn hẳn hầu hết phần còn lại của châu Âu", ông nói.
"Một số người châu Âu không coi trọng chúng tôi. Chúng tôi đã chứng minh họ hoàn toàn sai lầm", Costas Hatzopoulos, 54 tuổi, nhà nông học ở Thessaloniki cho biết.
Châu Âu trước làn sóng người tị nạn mới Bộ trưởng Nội vụ Thổ Nhĩ Kỳ Suleiman Soilu tuyên bố, trong 2 ngày (29/2 - 1/3), Ankara mở toang biên giới phía Tây, khoảng 100 nghìn người tị nạn, chủ yếu là người nhập cư từ Syria sẽ tràn vào Hy Lạp. Người tị nạn quyết vào các nước EU bằng mọi giá. Ảnh: Reuters Chính quyền Hy Lạp phủ nhận điều...