Biểu tình ủng hộ tổng thống Syria
Pháp, Anh, Thổ Nhĩ Kỳ thỏa thuận cung cấp vũ khí cho quân ly khai Syria.
Ngày 28-11, Tổng Thư ký Liên đoàn Ả Rập Nabil Elarabi đã gửi thư cho bộ trưởng Ngoại giao Syria khuyến khích Syria tán thành kế hoạch của các nước Ả Rập về chấm dứt bạo lực ở Syria để được xem xét lại quyết định trừng phạt.
Cùng ngày, tại Syria, hàng trăm ngàn người đã xuống đường tại quảng trường Sabaa Bahrat ở thủ đô Damascus và quảng trường Saadallah al-Jabri ở Aleppo để ủng hộ Tổng thống Bashar al-Assad và tố cáo quyết định trừng phạt Syria của Liên đoàn Ả Rập.
Họ hát quốc ca, vẫy cờ nước và chân dung tổng thống, tố cáo quyết định trừng phạt đã làm phương hại đến lợi ích của nhân dân Syria, đồng thời kêu gọi đoàn kết dân tộc. Biểu tình cũng đã diễn ra ở nhiều TP từ đêm 27-11.
Trong khi đó, Pháp, Anh và Canada tiếp tục chỉ trích chính quyền Syria.
Biểu tình ủng hộ tổng thống Syria ở thủ đô Damascus ngày 28-11. Ảnh: SANAA
Bộ trưởng Ngoại giao Anh William Hague tuyên bố quyết định trừng phạt Syria sẽ phá vỡ thái độ im lặng của LHQ đối với tình hình bạo lực ở Syria.
Video đang HOT
Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Alain Juppé tiếp tục lặp lại ý tưởng cần thiết phải mở hành lang nhân đạo ở Syria vì đây là biện pháp duy nhất để chấm dứt bạo lực. Ông đề nghị mời Thổ Nhĩ Kỳ tham dự hội nghị các bộ trưởng Ngoại giao Liên minh châu Âu vào giữa tuần này để thảo luận tình hình Syria. Song song theo đó, Bộ trưởng Ngoại giao Canada John Baird đã tuyên bố yêu cầu LHQ cô lập chính quyền Syria hơn nữa, đồng thời kêu gọi công dân Canada rời Syria càng nhanh càng tốt.
Báo Milliyet của Thổ Nhĩ Kỳ đưa tin Pháp đã điều động lực lượng cố vấn đến Thổ Nhĩ Kỳ và Lebanon để huấn luyện cho quân đội Syria tự do (lực lượng quân đào ngũ Syria).
Báo cho biết thêm Pháp, Anh và Thổ Nhĩ Kỳ đã thỏa thuận huấn luyện và cung cấp vũ khí cho quân ly khai Syria, đồng thời đã thông báo cho Mỹ biết thỏa thuận này. Theo báo, một bộ phận quân ly khai Syria đang trú đóng tại tỉnh Hatay của Thổ Nhĩ Ký (giáp biên giới Syria).
Trước đó, báo Milliyet cho biết một báo cáo đã tiết lộ các cơ quan tình báo Pháp và Anh đã được giao nhiệm vụ tiếp xúc với phe ly khai Syria ở Tripoli (miền bắc Lebanon) để hỗ trợ chiến thuật gây bất ổn ở Syria. Trong khi đó, báo Izvestia của Nga ngày 28-11 dẫn lời người phát ngôn Bộ Tư lệnh hải quân Nga thông báo hải quân Nga sẽ chính thức đưa hạm đội đến thăm Syria vào mùa xuân năm 2012.
Hạm đội do tàu sân bay Đô đốc Amiral Kuznetsovdẫn đầu sẽ cập cảngTartus. Tại đây có căn cứ hải quân Nga đóng từ thời Liên Xô cũ, hiện đang công việc bảo trì và tiếp liệu. Hải quân Nga khẳng định chuyến đi đã được lên kế hoạch từ năm 2010, không liên quan gì đến tình hình Syria và hạm đội cũng sẽ ghé qua Lebanon, Ý và Cyprus.
Ngày 28-11, Bộ trưởng Kinh tế Syria Mohammad Nidal al-Shaar tuyên bố với quyết định trừng phạt Syria, nguồn ngoại tệ nước ngoài của Syria sẽ bị ảnh hưởng và nhân dân Syria sẽ phải gánh hậu quả. Ngay sau khi Liên đoàn Ả Rập thông báo quyết định trừng phạt Syria, ông Ali Haydar, một nhà lãnh đạo phe đối lập ở Syria, tuyên bố với báo giới: Quyết định trừng phạt sẽ đánh trực tiếp vào nhân dân Syria chứ không phải chính quyền. Ông cho rằng phe đối lập phải ghi nhận quyết định trừng phạt đã vi phạm chủ quyền quốc gia Syria. Ông nhận định Liên đoàn Ả Rập muốn đẩy vấn đề Syria lên mức quốc tế.
Theo PLTP
Syria không trả lời tối hậu thư
Ngày 26-11, Liên đoàn Ả Rập thảo luận các biện pháp trừng phạt Syria.
Ngày 25-11, tối hậu thư của Liên đoàn Ả Rập gửi cho Syria đã hết thời hạn. Tuy nhiên, Syria đã không trả lời.
Hôm trước đó, hội nghị các bộ trưởng Ngoại giao của Liên đoàn Ả Rập tại Cairo (Ai Cập) đã ra tối hậu thư gia hạn cho Syria thêm 24 tiếng để ký nghị định thư xác định thể thức cho phép 500 quan sát viên của Liên đoàn Ả Rập thực hiện nhiệm vụ tại Syria, nếu không Syria sẽ bị trừng phạt kinh tế.
Các quan sát viên sẽ giữ nhiệm vụ đánh giá tình hình Syria trong bối cảnh biểu tình đòi lật đổ Tổng thống Bashar al-Assad bắt đầu từ tháng 3. Syria đã chỉnh sửa và gửi lại dự thảo nghị định thư cho Liên đoàn Ả Rập nhưng bị từ chối.
Dự kiến ngày 26-11, các bộ trưởng Tài chính của Liên đoàn Ả Rập sẽ họp để quyết định các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Syria.
Các biện pháp trừng phạt bao gồm ngăn chặn các chuyến bay vào Syria, cấm giao dịch thương mại với chính phủ Syria trừ các giao dịch liên quan đến nhu yếu phẩm dành cho dân, cấm giao dịch với Ngân hàng Trung ương Syria, phong tỏa các quỹ tài chính của chính phủ Syria, cấm các quan chức Syria đi lại và ngừng tất cả dự án kinh tế của Liên đoàn Ả Rập tại Syria.
Biểu tình ủng hộ Tổng thống Bashar al-Assad ở Syria ngày 24-11. Biểu ngữ ghi: "Nhân dân Syria thông báo với các bạn cái chết của Liên đoàn Ả Rập". Ảnh: AP
Phản ứng trước vấn đề này, Bộ Ngoại giao Syria thông báo Syria đã trao đổi với tổng thư ký Liên đoàn Ả Rập và hy vọng sẽ có phản hồi trong ngày 25-11.
Thông tấn xã SANA của Syria nhận định Liên đoàn Ả Rập đã trở thành công cụ của chính sách can thiệp nước ngoài nhằm gieo rắc hỗn loạn trong khu vực.
Trong các nước Ả Rập, Lebanon đã chính thức tuyên bố phản đối trừng phạt Syria. Cùng với Thổ Nhĩ Kỳ, Jordan là hai nước trong khu vực chính thức kêu gọi Tổng thống Bashar al-Assad ra đi.
Ngày 25-11, Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố phản đối cấm vận hay gây sức ép và ủng hộ đàm phán giữa các bên ở Syria. Bộ Ngoại giao cũng yêu cầu Pháp làm rõ ý tưởng lập hành lang nhân đạo ở Syria như lời Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Alain Juppé tuyên bố hôm trước đó.
Hội nghị các thứ trưởng Ngoại giao các nền kinh tế mới nổi thuộc nhóm BRICS (Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Nam Phi) trong ngày 25-11 tại Moscow (Nga) đã ra thông cáo kêu gọi chính quyền Syria tích cực đàm phán với các bên ở Syria. Thông cáo phản đối mọi hình thức can thiệp nước ngoài vào Syria đi ngược với hiến chương LHQ.
Trong khi đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Vị Dân tuyên bố để bảo đảm ổn định khu vực, xung đột ở Syria phải được giải quyết trong khuôn khổ các nước Ả Rập.
Các nhà lãnh đạo phe đối lập của Syria đang sống lưu vong tuyên bố không muốn thấy bất cứ cuộc tấn công quân sự nào của quốc tế tại Syria. Đại tá Riyadh al-Asaad, chỉ huy Quân đội Syria tự do (ly khai khỏi quân đội chính phủ), không ủng hộ quân đội nước ngoài can thiệp vào Syria mà chỉ cần quốc tế giúp đỡ về hậu cần. Trước đó, ông kêu gọi quốc tế giúp đỡ lập vùng cấm bay, vùng đệm và tấn công các mục tiêu chiến lược ở Syria nhằm lật đổ Tổng thống Bashar al-Assad.
Theo PLTP
Syria không bao giờ cúi đầu! Tổng thống Syria tuyên bố như vậy và tố cáo Liên đoàn Ả Rập, tổ chức vừa quyết định đình chỉ tư cách thành viên của Syria, đang mở đường cho sự can thiệp của phương Tây Các giới chức Liên đoàn Ả Rập hôm 20-11 đã tranh cãi về kế hoạch gửi quan sát viên đến Syria khi tổng thống nước này...