Biểu tình sau lũ lụt lịch sử ở Valencia
Khoảng 130.000 người Tây Ban Nha ngày 9.11 xuống đường để yêu cầu ông Carlos Mazon, lãnh đạo khu vực Valencia và người đã chỉ đạo ứng phó khẩn cấp sau trận lũ lụt thảm khốc gần đây khiến hơn 220 người thiệt mạng và 80 người mất tích, từ chức.
Nhóm người biểu tình tại Valencia (Tây Ban Nha) ngày 9.11. ẢNH: REUTERS
Theo CNN, một số người đã đụng độ với cảnh sát trước tòa thị chính Valencia. Bà Anna Oliver, Chủ tịch Accio Cultural del Pais Valenciano, một trong khoảng 30 nhóm tổ chức cuộc biểu tình, cho biết: “Chúng tôi muốn thể hiện sự phẫn nộ và tức giận trước việc ứng phó yếu kém thảm họa đã ảnh hưởng đến rất nhiều người”.
Video đang HOT
Trước tình hình trên, lãnh đạo Valencia cho biết ông sẽ đưa ra cảnh báo sớm hơn nếu chính quyền được một cơ quan giám sát lũ lụt chính thức của Tây Ban Nha thông báo về mức độ nghiêm trọng của tình hình.
Ông Mazon cũng nói: “Cần có thời gian để buộc các viên chức phải chịu trách nhiệm nhưng bây giờ là lúc phải dọn dẹp đường phố, giúp đỡ mọi người”.
Tây Ban Nha khẩn trương khắc phục hậu quả lũ lụt
Công cuộc tìm kiếm người mất tích trong trận lũ lụt lịch sử ở Tây Ban Nha đã bước sang ngày thứ ba kể từ khi thảm họa xảy ra và hy vọng tìm thấy người sống sót ngày càng mong manh.
Cảnh hoang tàn sau lũ quét tại Valencia, Tây Ban Nha ngày 1/11/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Với ít nhất 207 người đã được xác nhận thiệt mạng, đây được coi là thảm họa thiên nhiên chết chóc nhất ở châu Âu trong nhiều thập kỷ.
Khu vực Valencia, miền Đông Tây Ban Nha, là nơi hứng chịu thiệt hại nặng nề nhất. Hàng nghìn quân nhân, cảnh sát và tình nguyện viên đang ngày đêm làm việc không ngừng nghỉ để tìm kiếm những người mất tích và dọn dẹp xử lý hậu quả lũ lụt.
Mặc dù con số chính xác những người mất tích vẫn chưa được thống kê đầy đủ do hệ thống thông tin liên lạc bị gián đoạn nghiêm trọng, nhưng các quan chức cho biết con số này có thể còn tăng cao hơn nữa. Bộ trưởng Nội vụ Fernando Grande-Marlaska cũng đã cảnh báo rằng số nạn nhân thiệt mạng có thể còn tăng.
Người dân dọn dẹp bùn đất trên đường phố sau lũ quét ở Valencia, Tây Ban Nha ngày 1/11/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Trong khi các nỗ lực tìm kiếm cứu nạn đang được triển khai khẩn cấp, Chính phủ Tây Ban Nha cũng phải đối mặt với những chỉ trích về việc ứng phó với thảm họa. Nhiều người dân cho rằng hệ thống cảnh báo sớm chưa đủ hiệu quả và quá trình cứu hộ ban đầu diễn ra chậm chạp.
Tuy nhiên, chính quyền địa phương khẳng định rằng các vật tư thiết yếu đã được cung cấp đến các khu vực bị ảnh hưởng ngay từ những ngày đầu tiên. Song nhu cầu của người dân là rất lớn và việc phục hồi các khu vực bị tàn phá cần có thời gian. Nhà chức trách ở Valencia đã ra lệnh phong tỏa nhiều tuyến đường trong 2 ngày để cho phép cơ quan khẩn cấp đẩy nhanh tốc độ tìm kiếm cứu nạn và triển khai các hoạt động hậu cần hiệu quả.
Trước tình hình khó khăn, người dân đã thể hiện tinh thần đoàn kết cao. Hàng nghìn người tình nguyện đã tham gia vào công tác cứu trợ, dọn dẹp và hỗ trợ những người bị ảnh hưởng. Thủ tướng Pedro Sanchez ngày 2/11 cũng đã chủ trì cuộc họp của ủy ban xử lý tình huống khẩn cấp thảo luận các vấn đề khắc phục hậu quả.
Người dân dọn dẹp sau lũ tại Valencia, Tây Ban Nha ngày 1/11/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Các chuyên gia khí tượng cho biết, cơn bão gây ra lũ lụt lần này tại Tây Ban Nha hình thành do sự tương tác giữa không khí lạnh và nước biển ấm ở Địa Trung Hải, một hiện tượng khá phổ biến vào thời điểm này trong năm. Tuy nhiên, biến đổi khí hậu đang làm gia tăng cường độ và tần suất của các hiện tượng thời tiết cực đoan, gây ra những hậu quả nghiêm trọng hơn.
Ít nhất 51 người tử vong do lũ quét tại Tây Ban Nha Ít nhất 51 người đã thiệt mạng trong trận lũ quét quét qua vùng Valencia, miền Đông Tây Ban Nha, sau những trận mưa xối xả ngày 29/10, khiến nhiều tuyến đường và thị trấn ngập trong nước. Xe cộ bị nước cuốn trôi sau những trận mưa lớn khiến nước sông tràn bờ ở Alora, Malaga, Tây Ban Nha. Ảnh: AP Hàng...