Biểu tình rầm rộ tại hơn 20 nước châu Âu
Hôm 14/11, hàng trăm cuộc biểu tình và đình công đã đồng loạt nổ ra ở hơn 20 nước châu Âu, đặc biệt là các nước ở Nam Âu, để phản đối chính sách khắc khổ của các chính phủ.
Các cuộc biểu tình diễn ra theo lời kêu gọi của các tổ chức công đoàn tại nhiều nước.
Tại Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hy Lạp và Italia, các công nhân đã tiến hành một loạt cuộc bãi công phản đối các biện pháp cắt giảm chi tiêu của chính phủ, làm tê liệt nhiều nhà máy và ảnh hưởng tới 700 chuyến bay. Đây là lần đầu tiên công nhân ở cả 4 quốc gia Nam Âu này tham gia bãi công cùng một lúc.
Tại quảng trường Madrid ở Tây Ban Nha, các nghiệp đoàn lớn giăng biểu ngữ chỉ trích chính phủ đe dọa tương lai của người làm công, đồng thời kéo dài đình công tại các sân bay, khu chợ, bến xe buýt và xe lửa cho đến hết đêm. Cảnh sát đã phải dựng chướng ngại vật trên tuyến đường dẫn vào trụ sở Quốc hội, nơi diễn ra cuộc tụ tập lớn vào tối cùng ngày. Các cuộc đụng độ cũng đã xảy ra giữa người biểu tình và cảnh sát ngay tại trung tâm thủ đôMadrid.
Video đang HOT
Theo các phương tiện thông tin đại chúng, cuộc đình công đã làm tê liệt nhiều nhà máy, trong đó có nhà máy sản xuất ô tô của hãng Volkswagen ở vùng tự trị Navarra thuộc miền Bắc và nhà máy của hãng ô tô Ford ở vùng Valencia thuộc miền Đông. Số chuyến xe buýt và tàu hỏa lưu thông cũng đã giảm đáng kể.
Tại Bồ Đào Nha, các nghiệp đoàn phát động tuần hành và tụ tập ở 40 thành phố để phản đối các biện pháp khắc khổ. Toàn bộ hệ thống tàu điện ngầm ở thủ đô Lisbon đã phải ngừng hoạt động, trong khi hệ thống giao thông trên sông Tagus và các tuyến tàu hỏa chỉ duy trì dịch vụ cơ bản. Dịch vụ thu gom rác thải gần như ngừng trệ và khoảng 90% nhân viên làm việc tại các bệnh viện tuyên bố tham gia bãi công.
Bất chấp luật pháp ở Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha quy định phải đảm bảo dịch vụ tối thiểu trong một số ngành chủ chốt, một số hãng hàng không ở cả 2 nước này vẫn hủy hàng trăm chuyến bay trong nước và quốc tế. Các hãng Iberia, Iberia Express, Air Nostrum, Vueling, Air Europa và EasyJet giảm hơn 600 chuyến bay, bao gồm 250 chuyến bay quốc tế, trong khi hãng TAP tuyên bố hủy hơn 170 chuyến bay, hầu hết là các chuyến bay quốc tế.
Tại Hy Lạp, sự phản đối của công nhân chỉ giới hạn ở 3 giờ ngừng làm việc và một cuộc tụ tập ở thủ đô Athens, mặc dù chính phủ nước này đang phải thực thi nhiều biện pháp “thắt lưng buộc bụng” để đổi lấy các gói cứu trợ vỡ nợ từ Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Nếu như tại các nước bị khủng hoảng nặng nhất là Hy Lạp, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, giới lao động vừa đình công vừa xuống đường, thì tại nhiều quốc gia khác như Pháp, Italia, Đức, Áo, Hà Lan, Bỉ… biểu tình cũng nổ ra tại nhiều thành phố.
Các nghiệp đoàn ở Italia kêu gọi bãi công trong vòng 4 giờ. Các cuộc tụ tập với mục đích tương tự cũng diễn ra ở Pháp, Bỉ và Ba Lan. Liên hiệp các nghiệp đoàn DGB ở Đức kêu gọi biểu tình trên cả nước khiến dịch vụ tàu cao tốc giữa Bỉ và Đức phải gừng hoạt động cả ngày.
Các nghiệp đoàn châu Âu cho biết tâm trạng tức giận của người dân ở một số nước trong khu vực đã lên đến đỉnh điểm, vì theo nhiều người, các biện pháp “thắt lưng buộc bụng” chỉ kéo dài cuộc khủng hoảng kinh tế và xã hội xuất phát từ vấn đề nợ công. Người dân lục địa già cho rằng châu Âu cần những giải pháp khẩn cấp để đưa kinh tế phát triển đúng hướng, chứ không phải áp đặt những biện pháp khắc khổ làm tăng thuế, tăng tỷ lệ thất nghiệp và khiến đời sống thêm nhiều khó khăn.
Theo Dantri
Tổng bãi công kéo dài 24 giờ làm "tê liệt" nước Bỉ
Nước Bỉ đã bị tê liệt trong ngày 30/1 do cuộc tổng bãi công kéo dài 24 giờ của nhân viên các ngành giao thông, giáo dục, y tế, xã hội... để phản đối chính sách kinh tế khắc khổ và cắt giảm các chương trình xã hội mà chính phủ nước này vừa công bố.
Một công nhân đang đốt bên ngoài nhà ga tại Brussels. (Nguồn: Reuters)
Cuộc bãi công diễn ra vào đúng thời điểm Hội nghị thượng đỉnh khẩn cấp của Liên minh châu Âu (EU) được tổ chức tại nước này nhằm tìm kiếm giải pháp cho cuộc khủng hoảng nợ công và vực dậy nền kinh tế EU đang bị khủng hoảng nghiêm trọng.Để đối phó với cuộc tổng bãi công này, Chính phủ Bỉ buộc phải chuẩn bị "phương án B," theo đó sẽ đón nguyên thủ các quốc gia EU tại một sân bay quân sự nằm cách thủ đô Brussels vài chục kilômét.
Ngay chiều 29/1, nhân viên ngành giao thông đã tiến hành tổng bãi công. Tại các thành phố của Bỉ, hoạt động giao thông công cộng bị hạn chế đến mức tối đa. Các chuyến tàu hỏa liên tỉnh, thậm chí tàu tốc hành từ Brussels đi Paris (Pháp), London (Anh) và Amsterdam (Hà Lan) đều ngừng hoạt động.
Hoạt động hàng không tại Bỉ trong ngày 30/1 cũng bị đảo lộn. Các nhân viên điều phối tại sân bay thủ đô vẫn đi làm, tuy nhiên, các dịch vụ khác tại cảng hàng không Brussels hầu như không được bảo đảm. Các trường học, công sở cũng đóng cửa trong ngày 30/1.
Tại tất cả các bệnh viện chỉ duy nhất dịch vụ cấp cứu là có người trực. Nhiều cửa hàng, trung tâm thương mại không mở cửa. Cuộc tổng bãi công này cũng thu hút các phương tiện thông tin đại chúng tham gia.
Những gì đang diễn ra tại Bỉ cho thấy cuộc khủng hoảng nợ công ở Khu vực sử dụng đồng tiền chung euro (Eurozone) kéo dài sang năm thứ ba, đã bắt đầu lan sang cả lĩnh vực xã hội.
Cuộc tổng bãi công có quy mô tương tự diễn ra gần đây nhất tại Bỉ là vào năm 1993./.
Theo TTXVN
Hương vị bánh mì thế giới Tại sao bạn lại chỉ hài lòng với lát bánh mì hay ổ bánh mì truyền thống hiện có trong khi trên khắp thế giới có nhiều loại bánh mì khác nhau cho bạn lựa chọn? Chúng ta hãy làm một chuyến hành trình sang các vùng khác trên thế giới xem họ làm bánh mì như thế nào! Bánh mì chỉ đơn...