Biểu tình rầm rộ ở Hồng Kông
Ngày 10.1, khoảng 6.000 người ở Hồng Kông biểu tình, yêu cầu chính quyền giải thích rõ tình trạng của 5 người bị cho mất tích vì có liên quan đến việc phát hành những cuốn sách chỉ trích giới lãnh đạo đại lục, theo Reuters.
Cuộc biểu tình ngày 10.1 ở Hồng Kông – Ảnh: Reuters
Trong đó, ông Lý Ba, cổ đông của nhà sách Causeway Bay Books, bị cho là biến mất khỏi Hồng Kông từ cuối tháng 12.2015, dù vợ của ông khẳng định ông đã đến đại lục để hỗ trợ một cuộc điều tra. Bốn người còn lại mất tích trước đó vài tháng.
Những người biểu tình ngày 10.1 tụ họp bên ngoài các cơ quan chính quyền và mang biểu ngữ với nội dung: “Hãy thả những người bán sách Hồng Kông ngay lập tức”.
Video đang HOT
Chính quyền Hồng Kông ngày 10.1 tuyên bố “cam kết bảo vệ quyền tự do ngôn luận và tự do xuất bản”, đồng thời ra lệnh cảnh sát điều tra những trường hợp mất tích.
Minh Trung
Theo Thanhnien
1.500 người Hong Kong biểu tình ngày đầu năm mới
Hơn 1.500 người biểu tình kêu gọi lãnh đạo đặc khu từ chức và bày tỏ sự bất bình trước một loạt vấn đề xã hội vào ngày đầu năm mới.
Người biểu tình phản đối các dự án "voi trắng". Ảnh: Reuters
Cuộc biểu tình thường niên ngày 1/1 nhằm giúp mọi người "giải toả sự phẫn nộ của họ với chính quyền vào ngày nghỉ lễ", James Hon Lin-shan, phát ngôn viên cuộc biểu tình nói. Tuy nhiên cuộc biểu tình năm nay không phải do Mặt trận Nhân dân về Nhân quyền tổ chức như thường lệ, mà do 40 tổ chức dân sự thực hiện.
Cuộc tuần hành bắt đầu tại Vịnh Causeway, kết thúc tại trụ sở chính quyền ở Admiralty khoảng hai giờ sau đó. Những chiếc ô vàng, biểu tượng của phong trào dân chủ ở Hong Kong, cũng xuất hiện trong sự kiện lần này. Cảnh sát nói 1.600 người tham gia cuộc biểu tình vào lúc cao điểm, trong khi các nhà tổ chức ước tính đám đông gồm hơn 3.000 người.
Dẫn đầu đoàn biểu tình là một hình nộm voi trắng, với ảnh lãnh đạo Lương Chấn Anh cưỡi bên trên, tượng trưng cho các dự án công đắt đỏ. "Chúng tôi muốn lương hưu phổ thông, ông Lương Chấn Anh từ chức, chúng tôi phản đối dự án voi trắng", người biểu tình hô to.
Phát ngôn viên Hon nói chính quyền tiêu tốn quá nhiều tiền vào các dự án voi trắng, không đem lại lợi ích thường nhật cho người Hong Kong, trong khi lại bác bỏ đề xuất về lương hưu phổ thông. Đó là lý do các nhóm đề nghị Trưởng đặc khu Lương Chấn Anh từ chức, ông nói.
"Chúng tôi biết người Hong Kong đang cảm thấy rất mệt mỏi với những cuộc biểu tình, nhưng nếu chúng tôi không tuần hành, việc đó sẽ tạo ra ấn tượng sai với đảng Cộng sản và chính quyền Hong Kong rằng người Hong Kong đã thôi nói lên tiếng nói", Hon nói.
Từng là thuộc địa của Anh, Hong Kong được trao trả cho Trung Quốc năm 1997 theo một thoả thuận đảm bảo duy trì tự do dân sự và hệ thống tư bản chủ nghĩa trong 50 năm.
Trọng Giáp
Theo VNE
Hong Kong hết đất để chôn người chết Mật độ dân cư dày đặc ở Hong Kong không chỉ tạo ra cuộc khủng hoảng đất đối với những người đang sinh sống, mà còn cả với những người quá cố. Trước tình trạng dân số bị già hóa và mỗi năm số người chết lại tăng lên, đất đai nói chung và đất nghĩa trang ngày càng trở thành một thứ...