Biểu tình rầm rộ hàng loạt ở Malaysia, Indonesia
Ngày 19-11, hàng ngàn người biểu tình chống chính phủ đổ ra đường tại thủ đô Malaysia yêu cầu Thủ tướng Najib Razak từ chức do cáo buộc có liên quan tới bê bối biển thủ hàng tỉ USD.
Không hề nao núng với việc hàng loạt những nhà hoạt động và thủ lĩnh phe đối lập bị bắt giữ vài giờ trước khi cuộc tuần hành nổ ra, những người biểu tình di chuyển đến nhiều địa điểm ở trung tâm thủ đô Kuala Lumpur trong tình trạng an ninh bị siết chặt.
Tuy nhiên, cuộc biểu tình có thể không làm ảnh hưởng đến Thủ tướng Najib.
Tổ chức cuộc biểu tình hôm 19-11 là nhóm ủng hộ dân chủ Bersih. Người đứng đầu nhóm này, bà Maria Chin Abdullah, bị bắt hôm 18-11 cùng với nhiều người ủng hộ khác, bao gồm các thủ lĩnh phe đối lập và những nhà hoạt động sinh viên. Cảnh sát cho biết cuộc biểu tình của nhóm Bersih là bất hợp pháp.
“Chúng ta không ở đây để đưa đất nước đi xuống. Chúng ta yêu nước! Chúng ta không ở đây để lật đổ chính phủ mà để củng cố nó” – phó chủ tịch nhóm Bersih Shahrul Aman Shaari phát biểu trước đám đông tập trung tại Nhà thờ Hồi giáo Quốc gia.
Người biểu tình đổ xuống đường ở thủ đô Kuala Lumpur – Malaysia. Ảnh: REUTERS
Video đang HOT
Một lãnh đạo khác của nhóm Bersih, ông Hishamuddin Rais, bị bắt hôm 19-11 tại khu vực biểu tình. Hãng tin quốc gia Bernama đưa tin có khoảng 7.000 cảnh sát làm nhiệm vụ gần những khu vực trên.
Trong một bài phát biểu đăng trên trang web ngày 18-11, ông Najib khẳng định những người biểu tình “là công cụ của phe đối lập”. “Phong trào của họ là dối trá. Rõ ràng những cuộc biểu tình đường phố này là do phe đối lập ngụy trang thành tổ chức phi chính phủ để lật đổ một nhà nước được bầu chọn dân chủ” – ông Najib nói tiếp.
Ông Najib tiếp tục gặp hạn trong năm nay khi các vụ kiện do Bộ Tư pháp Mỹ khởi xướng hồi tháng 7 cho biết hơn 3,5 tỉ USD bị đánh cắp khỏi Quỹ đầu tư quốc gia 1MDB. Một số khoản tiền trong số này được chuyển vào các tài khoản của “Quan chức Malaysia 1, người được cơ quan chức năng Mỹ xác định là ông Najib. Tuy nhiên, thủ tướng Malaysia bác bỏ mọi cáo buộc.
Indonesia biểu tình chống phân biệt chủng tộc, tôn giáo
Hôm 19-11, hàng ngàn người Indonesia tổ chức biểu tình ôn hòa để tăng cường đoàn kết. Họ cho biết cảm thấy lo ngại khi có những dấu hiệu cho thấy sự phân biệt chủng tộc và tôn giáo đang gia tăng ở Indonesia.
Mặc áo thun màu đỏ, trắng, màu cờ của Indonesia, những nhà lãnh đạo tôn giáo, thành viên của các nhóm nhân quyền, các nhà lập pháp và người dân tuần hành dọc theo con đường trung tâm của thủ đô Jakarta.
Những lo ngại về tình trạng phân biệt tôn giáo tại đất nước có số dân theo đạo Hồi đông nhất thế giới bắt đầu gia tăng khi cảnh sát quyết định điều tra cáo buộc báng bổ Hồi giáo của thống đốc Jakarta hôm 16-11.
Hồi đầu tháng này, có hơn 100.000 người Hồi giáo biểu tình phản đối Thống đốc Jakarta Basuki Tjahaja Purnama. Cảnh sát buộc phải xịt hơi cay và vòi rồng để dập tắt cuộc biểu tình.
(Theo Người Lao Động)
Hàng trăm nghìn người thắp nến giữa Seoul phản đối tổng thống Hàn Quốc
Hàng trăm nghìn người Hàn Quốc hôm nay xuống đường ở Seoul trong cuối tuần thứ tư liên tiếp để phản đối Tổng thống Park Geun-hye sau bê bối liên quan tới bạn thân.
Các nhà tổ chức cho hay có 500.000 người đã tham gia biểu tình tối nay. Ảnh: Reuters
Cuộc biểu tình tối nay có quy mô nhỏ hơn những lần trước khi các hoạt động tương tự cũng diễn ra ở khắp nhiều thành phố khác.
Cảnh sát cho hay ít nhất 155.000 người đã tập trung tại một quảng trường trung tâm Seoul vào đầu buổi tối để thắp nến, trong khi các nhà tổ chức nói rằng con số này lên tới 500.000 người.
Tổng thống Park từ chối các lời kêu gọi từ chức, bất chấp cuộc khủng hoảng chính trị đang diễn ra, trong đó bà bị cáo buộc để Choi Soon-sil, một người bạn thân, can thiệp vào công việc nhà nước và trục lợi cho cá nhân.
Bà thừa nhận sai sót trên và cam kết hợp tác với các nhà điều tra vụ bê bối. Các công tố viên dự kiến sẽ trình cáo trạng chống lại bà Choi và hai cựu cố vấn tổng thống vào ngày mai.
Người biểu tình tại trung tâm Seoul tối nay. Ảnh: Reuters
Tuy nhiên, không tất cả người Hàn Quốc đều kêu gọi tổng thống từ chức. Cách điểm biểu tình chính không xa, một nhóm người bảo thủ tập trung bên ngoài ga Seoul để ủng hộ bà Park.
"16 triệu người đã bầu ra tổng thống này. Điều đó có nghĩa là không thể yêu cầu bà rút lui một cách đơn giản được", Geum Sang-chul, một người nghỉ hưu 78 tuổi, thành viên của Hội Cựu chiến binh Hàn Quốc, nói. Ông Geum tham gia một nhóm chống người biểu tình mà cảnh sát ước tính có khoảng 11.000 người.
Nhiều người trong số 5% người dân Hàn Quốc còn ủng hộ bà Park là những người trung thành với cha bà, cố tổng thống Park Chung-hee, người từng lãnh đạo nước này suốt 18 năm cho đến khi bị ám sát năm 1979.
"Nếu họ thực sự quan tâm đến đất nước, họ nên cân nhắc đến hình ảnh của nó", Lee Sang-soon, một người nghỉ hưu 66 tuổi, nói. "Tôi rất buồn khi đất nước được nhắc đến ở nước ngoài bằng những cuộc biểu tình trên".
Anh Ngọc
Theo VNE
Hàng chục nghìn người Malaysia tuần hành đòi thủ tướng từ chức Hàng chục nghìn người biểu tình chống chính phủ hôm nay tuần hành ở thủ đô Malaysia để yêu cầu Thủ tướng Najib Razak từ chức vì cáo buộc biển thủ hàng tỷ đô. Người biểu tình tuần hành đòi thủ tướng Malaysia từ chức ở trung tâm Kuala Lumpur hôm nay. Ảnh: Reuters Mặc áo màu vàng, người biểu tình đi qua...