Biểu tình quy mô lớn tại Macedonia đòi Chính phủ từ chức
Hôm 17/5, hơn 20.000 người Macedonia đã tập trung tại trung tâm thủ đô Skopje, đòi Chính phủ của Thủ tướng Nikola Gruevski phải từ chức.
Người biểu tình cầm cờ Albania và Macedonia xuống đường đòi Thủ tướng Macedonia Nikola Gruevski phải từ chức. (Ảnh: Reuters)
Người biểu tình đã vẫy cờ Macedonia và Albania ngay bên ngoài văn phòng Thủ tướng ở trung tâm thủ đô Skopje. Trong khi đó, thủ lĩnh đảng Dân chủ Xã hội đối lập Zoran Zaev khẳng định người biểu tình sẽ vẫn tụ tập trước tòa nhà Chính phủ cho đến khi Thủ tướng Gruevski và nội các của ông từ chức.
Tình hình tại Macedonia trở nên nghiêm trọng vào tuần trước khi 22 người bị thiệt mạng trong một vụ đụng độ giữa cảnh sát và các phần tử thiểu số người gốc Albania tại thị trấn miền Bắc Kumanovo.
Căng thẳng chính trị tại Macedonia tăng cao từ tháng 1/2015 khi Chính phủ nước Cộng hòa này đưa ra cáo buộc chống lại lãnh đạo đảng đối lập Zoran Zaev và 4 người khác liên quan tới hoạt động gián điệp và bạo lực chống chính quyền. Ông Zaev đã bác bỏ các cáo buộc nói trên, đồng thời cáo buộc ngược lại Chính phủ tiến hành nghe lén điện thoại của ít nhất 20.000 người. Những mâu thuẫn gay gắt này đã đẩy quốc gia vùng Balkan này rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc.
Bộ Ngoại giao Nga đã bày tỏ lo ngại các hoạt động chống Chính phủ do phe đối lập phát động là âm mưu của phương Tây kích động một cuộc cách mạng sắc màu tại Macedonia.
Video đang HOT
Theo_VTV
Macedonia: Hơn 10.000 người biểu tình đòi Thủ tướng từ chức
Trên 10.000 người xuống đường biểu tình vào ngày 17.5 ở thủ đô Skopje, yêu cầu Thủ tướng Macedonia, ông Nikola Gruevski phải từ chức vì liên quan đến vụ bê bối nghe lén.
Người biểu tình tập trung trước văn phòng chính phủ của Thủ tướng Macedonia ngày 17.5.2014 - Ảnh: Reuters
Đám đông người biểu tình, gồm cả người gốc Albania, đổ xuống đại lộ trung tâm hướng đến văn phòng chính phủ ở thủ đô Skopje, theo Reuters. Lãnh đạo phe đối lập cho hay một số người biểu tình sẽ cố thủ trên các con đường cho đến khi ông Gruevski từ chức.
"Tôi đóng cửa cửa tiệm, mang theo đồ đạc đến Skopje", một người biểu tình 45 tuổi tên Andrej Poposki, cho hay. Ông Poposki đi xe buýt từ thị trấn Prilep, cách Skopje 130 km về phía nam để đến thủ đô. "Chúng tôi phải cứng rắn và đối đầu với các phần tử tội phạm. Họ phải ở trong tù, chứ không phải trong chính phủ".
Ông Gruevski đang dính vào một vụ bê bối nghe lén bị phanh phui hồi tháng 2.2015. Khi đó, lãnh đạo đảng đối lập Dân chủ Xã hội, ông Zoran Zaev công bố cái mà ông gọi là "một núi đoạn ghi âm nghe lén bất hợp pháp" do chính quyền Gruevski thực hiện. Một người tố giác đã cung cấp cho ông Zaev những đoạn ghi âm này.
Được mệnh danh "những quả bom", các đoạn ghi âm nghe lén cho thấy chính phủ siết chặt kiểm soát các nhà báo, thẩm phán và các quan chức đảng đối lập...
Thủ tướng Gruevski không tranh cãi về việc những giọng nói trong đoạn ghi âm nghe lén là thật hay không, nhưng ông bác bỏ những đoạn ghi âm này, cho rằng chúng được dàn dựng. Và hậu quả ông Zaev bị buộc tội có hành động phản quốc.
Nhiều người dân Macedonia bức xúc trước tốc độ phát triển chậm chạp của đất nước này và sự hội nhập với phương Tây. Nỗ lực của Macedonia trong việc gia nhập Liên minh châu Âu (EU) và NATO gặp trở ngại vì những tranh cãi kéo dài với Hy Lạp về tên gọi của nước này, do Macedonia (hay Makedonija) lại là một vùng đất lịch sử nằm trên lãnh thổ nhiều quốc gia khác nhau và có lịch sử, văn hóa gắn với Hy Lạp.
Các nhà ngoại giao phương Tây ở Skopje đang nỗ lực hòa giải để tìm ra giải pháp cho cuộc khủng hoảng chính trị ở Macedonia, từng chất vấn cam kết của chính phủ nước này về vấn đề dân chủ, tự do ngôn luận.
Người biểu tình cầm cờ Albania và Macedonia xuống đường đòi Thủ tướng Macedonia, ông Nikola Gruevski phải từ chức - Ảnh: Reuters
Tình trạng căng thẳng sắc tộc cũng có nguy cơ làm leo thang tình hình khủng hoảng ở Macedonia. Vào ngày 9-10.5 vừa qua, cảnh sát Macedonia đã đột kích tại khu vực tập trung nhiều người gốc Albania ở miền bắc Macedonia, khiến 18 người chết. Trong số những người thiệt mạng có 5 cảnh sát và 10 người gốc Albania bị chính quyền ông Gruevski xem là các phần tử khủng bố.
Theo Reuters, ước tính 30% trong số 2 triệu người dân Macedonia là người gốc Albania. Vào năm 2001, người gốc Albania cầm vũ khí nổi dậy, đòi thành lập khu tự trị. Sau đó, phương Tây can thiệp, giúp hai bên đạt được thỏa thuận hòa bình, mở rộng quyền cho cộng đồng người gốc Albania, và người gốc Albania có thể làm việc trong chính phủ. Tuy nhiên việc thực hiện thỏa thuận này diễn ra chậm chạp và căng thẳng sắc tộc vẫn âm ỉ.
Ông Gruevski từng tuyên bố cảnh sát đã đập tan âm mưu tấn công khủng bố sau cuộc đột kích kể trên, nhưng những người gốc Albania và một số chuyên gia phân tích nước ngoài hoài nghi về tuyên bố của ông Gruevski.
Chính phủ Nga ngày 16.5 đã cáo buộc phương Tây kích ngòi "cách mạng màu" (như ở Ukraine) nhằm lật đổ chính quyền ông Gruevski, gây bất ổn ở Macedonia.
Ngoại trưởng Nga, ông Sergei Lavrov cho biết ông nghi EU từ chối Macedonia gia nhập liên minh này vì nước này phản đối các lệnh trừng phạt Nga liên quan đến tình hình Ukraine, và khí đốt Nga được đưa sang Thổ Nhĩ Kỳ thông qua Macedonia.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Máy bay lạ xuất hiện trong cuộc tập trận của NATO Tờ Eesti Pevaleht của Estonia ngày 15/5 đưa tin một máy bay không người lái chưa rõ danh tính đã xuất hiện trong cuộc tập trận quy mô lớn của NATO ở Estonia. Cuộc tập trận tại Estonia (Ảnh: Sputnik) Theo tờ báo trên, máy bay không người lái dường như xuất hiện với mục đích do tham các nội dung trong cuộc...