Biểu tình phản đối tiêm phòng cúm bắt buộc
Hàng trăm người biểu tình ở thành phố Boston, Massachusetts, phản đối quy định mới của bang về tiêm phòng cúm bắt buộc cho học sinh.
Đám đông tụ tập ôn hòa bên ngoài cơ quan lập pháp bang Massachusetts ngày 30/8, gọi yêu cầu tiêm phòng cúm mùa bắt buộc với học sinh là “hành vi tấn công tới quyền cá nhân”. Những người tham gia biểu tình gồm học sinh, phụ huynh và nhiều nhân viên y tế.
“Tôi kịch liệt phản đối tiêm chủng bắt buộc. Phụ huynh nên được lựa chọn có nên tiêm chủng cho con của mình hay không, đặc biệt là đối với vaccine cúm, một loại thậm chí còn không an toàn, cần thiết hay hiệu quả”, Carla Leclerc, một nhân viên y tế tham gia biểu tình, cho biết.
Hàng trăm người biểu tình phản đối tiêm vaccine cúm bắt buộc cho học sinh ở thành phố Boston, bang Massachusetts, Mỹ, hôm 30/8. Ảnh: AFP.
Video đang HOT
Một số quan chức y tế cấp cao của chính phủ Mỹ, bao gồm lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Robert Redfield, đã kêu gọi người dân tiêm phòng cúm mùa trong năm nay.
Giới chức y tế khuyến khích tiêm phòng cúm để tránh làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng sức khỏe do đại dịch Covid-19, song nói thêm việc tiêm phòng cúm không phải là “yêu cầu bắt buộc”.
Massachusetts hôm 19/8 trở thành bang đầu tiên ở Mỹ bổ sung các mũi tiêm phòng cúm mùa vào danh sách các loại vaccine bắt buộc cho học sinh, nhưng vẫn cho phép miễn tiêm chủng với lý do tôn giáo hay sức khỏe.
Bang Massachusetts, do Thống đốc đảng Cộng hòa Charlie Baker lãnh đạo, người thường bị Trump chỉ trích gay gắt, nằm trong số các bang đông bắc Mỹ từng bị Covid-19 ảnh hưởng nặng nề nhất trong những tháng đầu tiên bùng phát, song đã kiểm soát được tình hình.
Người biểu tình Mỹ kéo đổ tượng Columbus
Một nhóm người biểu tình ở bang Maryland đã kéo đổ tượng người tìm ra châu Mỹ Christopher Columbus rồi lăn xuống nước vào ngày quốc khánh.
Video xuất hiện trên mạng xã hội cho thấy nhóm biểu tình hôm 4/7 dùng dây thừng kéo đổ bức tượng gần khu phố Little Italy ở thành phố Baltimore khi pháo hoa mừng quốc khánh nổ trên bầu trời ở đằng xa. Người biểu tình sau đó lăn bức tượng xuống nước trong tiếng hô hào, cổ vũ của những người khác.
Bức tượng được Tổ chức người Mỹ gốc Italy tặng riêng cho Baltimore vào tháng 10/1984 và thuộc sở hữu của thành phố.
Người biểu tình kéo đổ tượng Christopher Columbus rồi ném xuống nước ở thành phố Baltimore, bang Maryland hôm 4/7.
Đây là bức tượng mới nhất bị kéo đổ trong các cuộc biểu tình chống phân biệt chủng tộc và bạo lực cảnh sát diễn ra trên khắp nước Mỹ những tuần gần đây. Người biểu tình kêu gọi loại bỏ các tượng đài của Liên minh cũng như tượng các nhân vật lịch sử ủng hộ chính sách nô lệ hoặc phân biệt chủng tộc.
Vai trò của Columbus từ lâu đã gây ra tranh cãi trong lịch sử. Một số người nhìn nhận ông với vai trò là nhà thám hiểm tìm ra châu Mỹ, trong khi nhiều người coi ông là kẻ buôn nô lệ và phạm tội diệt chủng với người da đỏ bản địa. Những chuyến thám hiểm của Columbus được cho là mở đường cho quá trình thực dân hóa châu Mỹ của người châu Âu vào thế kỷ 15.
Tượng Columbus trở thành mục tiêu thường xuyên bị đập phá trong các cuộc biểu tình. Bức tượng ở thành phố Boston, bang Massachusetts, tháng trước bị những kẻ lạ mặt tháo rời phần đầu trong đêm và vứt trên mặt đất gần đó. Trước đó, tượng nhà thám hiểm người Italy nhiều lần bị phá hoại ở thành phố này.
Một bức tượng khác của Columbus trong công viên Byrd ở thành phố Richmond, bang Virginia, bị người biểu tình lật đổ, ném xuống hồ hôm 9/6 và để lại lời nhắn "Phân biệt chủng tộc: Người đời không quên ông đâu". Một số người tại thành phố Columbus, bang Ohio, thậm chí đề xuất đổi tên địa phương này.
Tổng thống Mỹ Donald Trump thường xuyên chỉ trích việc loại bỏ các bức tượng. Trump hôm 26/6 ký sắc lệnh hành pháp kêu gọi bỏ tù những người phá hoại các di tích lịch sử, tượng đài ở Mỹ. Sắc lệnh cho phép "Bộ Tư pháp ưu tiên điều tra và truy tố" những người làm hư hại các di tích thuộc sở hữu của chính phủ, căn cứ luật liên bang "cho phép phạt tù lên tới 10 năm đối với các tội cố ý làm hư hại tài sản liên bang".
Ngoài ra, lệnh cũng đề nghị "giới hạn các khoản trợ cấp liên bang cho các khu vực pháp lý và các cơ quan thực thi pháp luật để xảy ra việc mạo phạm di tích, đài tưởng niệm hoặc tượng".
Vai trò gây tranh cãi của 'Người tìm ra châu Mỹ' Trẻ em Mỹ thời tiểu học được dạy câu thơ "Năm 1492, Columbus giương buồm ra đại dương", đề cập tới một người gây tranh cãi trong lịch sử. Các học sinh được dạy rằng Christopher Columbus là người khám phá ra châu Mỹ, vượt qua Đại Tây Dương trên ba con thuyền Nina, Pinta và Santa Maria. Nhà thám hiểm người Italy...