Biểu tình phản đối “thắt lưng buộc bụng” tại Italy
Ngày 27/1, người lao động thuộc khu vực công ở Italy đã đình công trên phạm vi toàn quốc để phản đối các biện pháp “ thắt lưng buộc bụng” của chính phủ, khiến giao thông đi lại và nhiều dịch vụ khác bị gián đoạn tại nhiều thành phố.
Người biểu tình tại Italy. (Nguồn: Phân xã Roma/Vietnam )
Tại Roma, tổ chức công đoàn thương mại USB và một số tổ chức công đoàn độc lập khác đã kêu gọi người lao động xuống đường biểu tình, tuần hành trên nhiều tuyến phố chính. Số lượng tham gia biểu tình ước tính lên đến hàng trăm nghìn người.
Người biểu tình giơ cao các biểu ngữ phản đối chính phủ và cho rằng những biện pháp thắt lưng buộc bụng, cải cách lao động của chính phủ là không hợp lý bởi chúng làm cho cuộc sống của người dân ngày càng đi xuống.
Theo quan sát của phóng viên TTXVN tại hiện trường, cuộc biểu tình đã diễn ra một cách hòa bình trong sự đảm bảo an ninh nghiêm ngặt của cảnh sát.
Bên cạnh việc gây ách tắc, gián đoạn các dịch vụ vận tải công cộng, cuộc đình công trên phạm vi toàn quốc nói trên cũng đã khiến trường học công ở một số vùng bị đóng cửa, nhiều dịch vụ khác như vệ sinh, y tế, cung cấp nhiên liệu cho các trạm xăng dầu, việc vận chuyển nhu yếu phẩm cho người tiêu dùng bị ngưng trệ.
Video đang HOT
Gần đây, ngoài việc thực hiện các biện pháp “thắt lưng buộc bụng”, tăng thuế giá trị gia tăng, cải cách lao động, nâng độ tuổi về hưu, chính phủ của Thủ tướng Mario Monti cũng đã đưa ra một số chính sách tự do hóa nhằm thúc đẩy cạnh tranh và xóa bỏ tình trạng độc quyền trong một số ngành nghề như buôn bán dược phẩm, dịch vụ công chứng và kinh doanh taxi.
Điều này đã khiến giới tài xế taxi lo ngại việc kinh doanh của họ có thể trở nên khó khăn hơn và giấy phép hoạt động của họ không còn có giá trị như trước.
Hiệp hội dược sỹ toàn quốc cũng thông báo sẽ đóng cửa các hiệu thuốc vào ngày 1/2 nếu kế hoạch của chính phủ cho mở thêm 5.000 hiệu thuốc nữa không được điều chỉnh lại trước khi gói biện pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của chính phủ được trình lên quốc hội nước này để xem xét thông qua.
Hiện CGIL – tổ chức công đoàn lớn nhất Italy, cùng với các nghiệp đoàn lao động khác đang kêu gọi tổ chức một cuộc thảo luận với Thủ tướng Monti nhằm đạt được những điều chỉnh cụ thể trong kế hoạch nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của chính phủ.
Một số hình ảnh của cuộc biểu tình:
Theo TTXVN
Khủng hoảng kinh tế tại châu Âu: Đến lượt "ông lớn" thắt lưng buộc bụng
Để gánh nợ cho các nền kinh tế yếu kém trong khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), Pháp - nền kinh tế lớn thứ hai của khu vực này (sau Đức) - cũng đã phải thực thi những chính sách kinh tế khắc khổ.
"Đóng băng" lương tổng thống
Theo AFP, ngày 7.11, Thủ tướng Pháp Francois Fillon đã tuyên bố thực hiện kế hoạch thắt lưng buộc bụng nhằm tiết kiệm 7 tỷ euro trong năm 2012 và 11,6 tỷ euro vào năm 2013. Đây được xem là chiến lược giúp Pháp đạt mục tiêu duy trì thâm hụt ngân sách ở mức 4,7% tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Thủ tướng Pháp tuyên bố "đóng băng" lương Tổng thống.
Trong số các biện pháp mới được đưa ra có việc đẩy nhanh cải cách lương hưu và tăng thuế giá trị gia tăng (VAT) và thuế thu nhập doanh nghiệp. Ông Fillion cũng đề xuất không tăng lương cho Tổng thống Nicolas Sarkozy và các bộ trưởng, đồng thời kêu gọi các lãnh đạo doanh nghiệp hành động tương tự.
Trong cuộc họp Nội các cùng ngày, Thủ tướng Fillon đã nói thẳng rằng, lương của các thành viên Chính phủ, kể cả Tổng thống sẽ bị "đóng băng" cho tới khi đạt được mức cân bằng ngân sách". Ngay sau khi ông Sarkozy lên nhậm chức Tổng thống hồi năm 2007, Điện Elysee đã phê chuẩn việc tăng lương cho Tổng thống từ 101.000 euro lên 240.000 euro/năm, gây ra làn sóng chỉ trích mạnh mẽ.
Hy Lạp hồi hộp chờ lãnh đạo mới
Đài truyền hình quốc gia Hy Lạp NET cho biết, hai chính đảng lớn của nước này đã nhất trí về việc bổ nhiệm một Thủ tướng lâm thời nhằm đưa Hy Lạp thoát khỏi tình trạng bế tắc và tránh nguy cơ vỡ nợ. Các bên đạt được thỏa thuận đột phá trên sau một ngày thương lượng khó khăn giữa Đảng Xã hội cầm quyền và phe bảo thủ, theo đó cựu Phó Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu Lucas Papademos - Giáo sư kinh tế tốt nghiệp Đại học Harvard (Mỹ) được đề xuất làm tân Thủ tướng.
Danh tính của tân Thủ tướng cùng các thành viên mới của Nội các Hy Lạp dự kiến được công bố sau khi kết thúc thương lượng giữa đương kim Thủ tướng George Papandreou và lãnh đạo phe đối lập chính Antonis Samaras.
Trước đó, Thủ tướng đương nhiệm George Papandreou và lãnh đạo phe đối lập chính ở Hy Lạp Antonis Samaras đã đạt thỏa thuận chia sẻ quyền lực nhằm thành lập chính phủ liên minh đoàn kết dân tộc để đưa nước này thoát khỏi nguy cơ phá sản.
Theo đó, ông Papandreou đồng ý sẽ từ chức và các chính đảng đã nhất trí tổ chức tổng tuyển cử trước thời hạn vào ngày 19.2.2012. Chính phủ mới có nhiệm vụ thực thi các điều kiện trong thỏa thuận cứu trợ mà EU đã nhất trí với Hy Lạp hôm 26.10, trong đó có điều kiện Athens phải siết chặt các biện pháp "thắt lưng buộc bụng" để giảm nợ công và thâm hụt ngân sách.
Theo Dân Việt
Nội các Italy duyệt kế hoạch "thắt lưng buộc bụng" Một nguồn tin chính phủ Italy cho biết nội các nước này ngày 30/6 đã thông qua gói các biện pháp thắt lưng buộc bụng nhằm ngăn nước này rơi vào cuộc khủng hoảng như Hy Lạp và loại bỏ thâm hụt ngân sách vào năm 2014. Thủ tướng Silvio Berlusconi Các quan chức cho biết gói thắt lưng buộc bụng trị giá...