Biểu tình phản đối phân biệt chủng tộc và bạo lực cảnh sát tại Pháp
Các cuộc biểu tình bắt nguồn từ vụ việc năm 2016, khi Adama Traoré, một thanh niên da đen, 24 tuổi, tử vong sau khi bị thẩm vấn.
Ngày 2/6, trong ngày đầu tiên của giai đoạn 2 quá trình dỡ phong tỏa toàn quốc, hàng chục nghìn người Pháp đã tập trung biểu tình tại thủ đô Paris và các thành phố lớn để phản đối tình trạng phân biệt chủng tộc và bạo lực của lực lượng cảnh sát.
Đụng độ đã xảy ra trong các cuộc biểu tình. Ảnh: Le Parisien
Các cuộc biểu tình bắt nguồn từ vụ việc xảy ra vào năm 2016, khi Adama Traoré, một thanh niên da đen, 24 tuổi, tử vong sau khi bị lực lượng hiến binh quốc gia Pháp thẩm vấn. Vào thời điểm đó, vụ việc nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận, báo chí và giới chính trị Pháp. Các cuộc giám định pháp y được tiến hành để xác định nguyên nhân cái chết của Adama Traoré. Cuối năm 2018, các tòa án xác định không có trách nhiệm của lực lượng hiến binh quốc gia.
Năm 2020, 4 năm sau khi Adama Traoré qua đời, gia đình nạn nhân tiếp tục yêu cầu giám định pháp y để tìm nguyên nhân cái chết của thanh niên này. Kết quả giám định được công bố đầu tuần này kết luận điều ngược lại. Thanh niên này tử vong do bị cảnh sát chèn vào bụng trong lúc bị khống chế.
Kết quả giám định pháp y này được công bố đúng vào thời điểm các cuộc biểu tình rầm rộ đang nổ ra tại Mỹ khi một người đàn ông da đen tử vong sau khi bị cảnh sát khống chế. Các cuộc biểu tình tại Mỹ đã gây tiếng vang lớn, khiến gia đình và những người ủng hộ nạn nhân Adama Traoré quyết định kêu gọi các cuộc biểu tình, yêu cầu cơ quan chức năng đưa vụ việc ra ánh sáng.
Bất chấp các quy định về giãn cách xã hội vẫn còn hiệu lực và không được cho phép, khoảng 19 nghìn người, đa phần là giới trẻ, đã tập trung trước một tòa án tại thủ đô Paris, bên cạnh các cuộc biểu tình tại thành phố khác như Marseille, Lille hay Lyon.
Bên cạnh việc đòi công lý cho nạn nhân Adama Traoré, những người biểu tình cũng phản đối tình trạng phân biệt chủng tộc nhằm vào người da đen tại Pháp cũng như tại Mỹ trong vụ việc xảy ra cách đây ít ngày.
Cuộc biểu tình tại thủ đô Paris mở đầu trong trật tự nhưng sau đó đã xảy ra đụng độ giữa người biểu tình và lực lượng cảnh sát. Giao thông quanh khu vực bị tắc nghẽn, một vài hành động đốt phá đã xảy ra khiến cảnh sát phải sử dụng lựu đạn hơi cay để đẩy lùi người biểu tình quá khích.
Video đang HOT
Các cuộc biểu tình tại những thành phố lớn trong ngày 2/6 này là sự kiện đáng lo ngại khi nước Pháp vẫn trong tình trạng y tế khẩn cấp, các quy định về giãn cách xã hội vẫn còn hiệu lực, đặc biệt là việc tụ tập quá 10 người ở nơi công cộng vẫn bị cấm. Ngoài ra, Chính phủ Pháp còn lên phương án kéo dài tình trạng y tế khẩn cấp sau ngày 10 tháng 7 nếu dịch bệnh bùng phát trở lại.
Tính đến ngày 2/6, ngày đầu tiên của giai đoạn 2 quá trình dỡ phong tỏa toàn quốc, số ca tử vong vì Covid-19 tại Pháp đã tiến gần con số 29 nghìn sau khi 104 ca tử vong mới được ghi nhận sau 24 giờ. Mặc dù số ca bệnh phải cấp cứu, chỉ số quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả cuộc chiến chống dịch Covid-19, tiếp tục giảm trong gần 2 tháng qua nhưng nỗi lo dịch bệnh bùng phát trở lại vẫn hiện hữu.
Trong giai đoạn dỡ phong tỏa toàn quốc, Pháp ghi nhận thêm hơn 100 ổ dịch mới, trong đó có nhiều ổ dịch lớn với hàng chục đến hơn 100 ca nhiễm virus. Gần nhất, trong ngày 2/6, một ổ dịch với khoảng 30 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 đã được phát hiện trong số những lao động thời vụ người Tây Ban Nha tới Pháp làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp tại một tỉnh Bouches-du-Rhône, phía Nam nước Pháp.
Phân tích sau cái chết của George Floyd: Tư thế chẹt gối vào cổ là thủ thuật chí mạng, cảnh sát cũng không được phép dùng
Cái chết của George Floyd đã gây ra hàng loạt cuộc bạo loạn trên khắp nước Mỹ, và làm dấy lên câu hỏi: Tư thế chẹt gối vào cổ nguy hiểm đến mức nào?
Ngày 25/5, George Floyd qua đời.
Cái chết của người Floyd đã khiến cho cả nước Mỹ rúng động, làm dấy lên những cuộc biểu tình bạo động trên phạm vi toàn quốc, bởi Floyd chết trong tình trạng bị cảnh sát khống chế bằng cách ghì chặt đầu gối lên cổ, bất chấp việc anh liên tục van xin vì khó thở.
4 viên cảnh sát liên quan đến sự việc tại thành phố Minneapolis (bang Minnesota, Mỹ) đã bị sa thải, trong đó Derak Chauvin - người đã ghì lên cổ Floyd bị kết tội ngộ sát mức ba. FBI cũng đang tiến hành điều tra sự việc, cùng với đó là những câu hỏi về phương pháp khống chế nghi phạm bằng cách ghì gối lên cổ. Liệu nó nguy hiểm đến mức nào?
Trên thực tế thì theo CNN, biện pháp này đã bị cấm tại nhiều sở cảnh sát trong các thành phố lớn. Nhưng ở Minneapolis, họ cho phép cảnh sát áp dụng biện pháp này trong trường hợp đối tượng tỏ ra quá hung hăng và chống cự khi bắt giữ. Trong trường hợp của Floyd ở thời điểm bị bắt giữ, anh không có vũ khí và tay đã bị còng.
Phương pháp chí mạng, có thể gây nguy hiểm
Theo Seth Stoughton - phó giáo sư ngành luật của ĐH South Carolina và cũng là cựu sĩ quan cảnh sát, thì tùy thuộc vào tư thế đầu của đối tượng và trọng lượng cơ thể của người ghì, tư thế chặn gối lên cổ có thể gây ra những tổn hại hết sức nghiêm trọng.
Stoughton xác định phương pháp này có thể gây hại theo ít nhất 3 cách. Đầu tiên, cảnh sát ghì đối tượng bằng một tư thế quá dễ tổn thương: mặt úp xuống đất, tay bị còng sau lưng, và kéo dài trong một khoảng thời gian.
Tư thế này đã được chứng minh có thể gây ngạt thở (được gọi là positional asphyxia). Người nằm trong tư thế này dù vẫn có thể hít một chút không khí, nhưng không thể thở một cách toàn vẹn nhất. Họ sẽ mất dần oxy và rơi vào trạng thái không tỉnh táo.
Stoughton cho biết, sở cảnh sát luôn nhấn mạnh chỉ được giữ nghi phạm trong tình trạng này đủ lâu để thi hành khống chế, rồi nhanh chóng chuyển sang tư thế an toàn hơn - như nằm nghiêng hay cho ngồi hoặc đứng dậy.
Thứ 2 là vị trí ghì. Việc đặt quá nhiều áp lực đè nặng lên cổ đối tượng hoàn toàn có khả năng gây chết người. Trong cuốn sách của mình, Stoughton có đề cập rằng "Sĩ quan cảnh sát cần tránh đặt toàn bộ trọng lượng cơ thể lên đầu hoặc cổ đối tượng. Áp lực từ tư thế này có thể làm nứt hoặc gãy cột sống cổ, tùy theo vị trí đầu."
Và cuối cùng, bất kỳ ai thi hành phương pháp này cũng cần theo dõi tình trạng của nghi phạm một cách sát sao. Bởi sau một khoảng thời gian, nó hoàn toàn có thể gây tử vong.
Ghì gối lên cổ không nằm trong danh sách phương pháp áp chế được cho phép
Sở cảnh sát Minneapolis cho phép các sĩ quan cảnh sát áp dụng 2 phương pháp áp chế nghi phạm tại vùng cổ, nhưng chỉ những ai được đào tạo mới được phép dùng. Đó là khống chế có ý thức, hoặc làm mất ý thức.
Trong đó, khống chế có ý thức là dùng tay hoặc chân đặt áp lực lên cổ nghi phạm, nhưng không phạm vào khí quản. Phương pháp còn lại là đặt đủ áp lực để đối tượng bất tỉnh - nhưng không được gây chết người.
Cả hai đều được áp dụng trong trường hợp nghi phạm chống cự, nhưng phương pháp thứ 2 chỉ được dùng nếu nghi phạm chống cự quyết liệt và hung hăng, không chịu hợp tác. Có điều theo Stoughton, thứ gây ra cái chết của Floyd không nằm trong số 2 phương thức được cho phép.
"Đó không phải là khống chế cổ," - Stoughton chia sẻ. "Đây không đơn giản là đặt áp lực lên cổ, mà là một cách làm rất nguy hiểm."
Có quá ít cảnh sát được đào tạo
Chủ tịch của Hiệp hội Cảnh sát Da màu Quốc gia Mỹ - Sonia Pruitt chia sẻ, việc lựa chọn giải pháp khống chế như thế nào không nằm trong danh sách đào tạo của cảnh sát.
"Vũ lực chỉ được dùng khi cần thiết, để một người tuân thủ và làm theo yêu cầu," - Pruit cho biết. "Người đàn ông này đã bị còng tay và nằm sấp xuống đất. Việc tiếp tục khống chế thêm là hoàn toàn không cần thiết."
Cũng theo Pruitt, vài năm trước bà đã từng khảo sát một số nhân viên cảnh sát, xem liệu họ có được đào tạo để áp dụng phương pháp ghì gối lên cổ để khống chế nghi phạm không. Trước đó, bà thấy nó được dùng rất nhiều, đặc biệt là với các đối tượng là người da màu.
Kết quả, hầu hết những người bà nói chuyện đều cho biết họ không được dạy, bởi phương pháp này có rủi ro gây nguy hiểm rất cao.
Thành phố Mỹ áp lệnh giới nghiêm vì biểu tình Thị trưởng Minneapolis áp lệnh giới nghiêm với thành phố, sau ba ngày biểu tình bạo lực vì người đàn ông da màu chết khi bị cảnh sát bắt. Thị trưởng Jacob Frey yêu cầu toàn bộ dân thành phố Minneapolis, bang Minesota, không ra đường hàng ngày kể từ 20h tới 6h sáng hôm sau, lệnh giới nghiêm kéo dài cho đến...