Biểu tình phản đối Mỹ-Nga đình chỉ hiệp ước hạt nhân
Các nạn nhân bom nguyên tử còn sống sót cùng nhiều người biểu tình ngồi tại Công viên Hòa bình Nagasaki ở Nhật Bản vào ngày 9-2 để phản đối việc Nga và Mỹ dự định đình chỉ hiệp ước kiểm soát vũ khí hạt nhân.
Cuộc biểu tình diễn ra tại Công viên Hòa bình Nagasaki ở Nhật Bản vào ngày 9-2
Theo đó, khoảng 80 người biểu tình trong 1 tiếng dưới trời mưa phùn ở khu vực cạnh tượng đài Hòa bình.
Các nạn nhân bom nguyên tử còn sống sót nói rằng, thế giới một lần nữa lại đứng trước nguy cơ từ vũ khí hạt nhân. Họ cho biết sẽ không từ bỏ và sẽ tiếp tục lên tiếng phản đối.
Video đang HOT
Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung được Mỹ ký với Liên Xô (trước đây) năm 1987 đã giúp định hình các cuộc đàm phán về giải trừ vũ khí hạt nhân.
Tuy nhiên, trong tháng này, Mỹ thông báo với Nga rằng sẽ rút khỏi hiệp ước trên. Vì Nga cũng thể hiện ý định muốn rút, hiệp ước này dự kiến sẽ hết hiệu lực sau 6 tháng nữa.
Theo ANTD
"Chim sắt" bay 24/7 trong 30 năm bảo vệ Mỹ khỏi mối đe dọa hạt nhân
Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh với Liên Xô cũ, để bảo vệ nước Mỹ trước mối đe dọa bị tấn công hạt nhân, Washington đã huy động 11 "chim sắt" EC-135C bay liên tục 24/7 trong khoảng 30 năm nhằm đảm bảo các lực lượng hạt nhân nước này luôn sẵn sàng tác chiến.
Một chiếc Boeing EC-135 (Ảnh: Wikipedia)
Vào những năm 1960, căng thẳng giữa Mỹ và Liên Xô đã leo thang lên tới Chiến tranh lạnh. Hai bên thường xuyên cảnh báo sẽ tấn công hạt nhân lẫn nhau.
Đặc thù chiến lược hạt nhân của Mỹ thời bấy giờ tập trung vào việc liên kết và điều khiển các lực lượng hạt nhân kể cả trong điều kiện khắc nghiệt nhất. Vì vậy, trong khoảng 30 năm, Washington đã sử dụng 11 máy bay EC-135C Looking Glass làm nhiệm vụ trạm kiểm soát kho vũ khí hạt nhân trên không.
Sở dĩ, Mỹ đưa ra chiến lược sử dụng máy bay làm trạm chỉ huy là vì Washington đã tính tới kịch bản các trung tâm chỉ huy mặt đất của họ có thể sẽ bị tấn công hạt nhân phủ đầu từ đối phương. Do đó, các máy bay EC-135C vào thời điểm đó luôn bay lơ lửng trên không 24/7 trong suốt khoảng 30 năm kể từ ngày 3/2/1961.
Trong trường hợp chiến tranh hạt nhân xảy ra, một tướng không quân đóng vai trò sĩ quan hành động khẩn cấp (AEAO) trên EC-135C sẽ được cấp quyền chỉ huy và có thể trực tiếp ra lệnh tấn công hạt nhân. Các máy bay này đều được trang bị hệ thống điều khiển khai hỏa trên không, có thể truyền lệnh tấn công tới các lực lượng hạt nhân dưới mặt đất.
Để đảm bảo không có mối đe dọa nào xảy ra gây ảnh hưởng tới đường truyền tín hiệu của máy bay, Mỹ đã cải tiến EC-135C với một hệ thống ăng-ten cao tần được trang bị ở phần cánh. Cùng với sĩ quan AEAO, một phi hành đoàn gồm 15-20 người sẽ vận hành các hệ thống máy bay nhiều giờ/ngày. Họ sẽ liên tục bay sau đó đổi ca cho máy bay khác.
Kể từ khi bắt đầu thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 1961, sẽ luôn có ít nhất một chiếc EC-135C bay trên bầu trời Mỹ, đảm bảo trạm chỉ huy này hoạt động 24/7, đề phòng kịch bản bị tấn công hạt nhân.
Ngày 1/6/1992, chiến dịch Looking Glass dừng hoạt động và nhiệm vụ kiểm soát kho vũ khí hạt nhân được Mỹ triển khai cho loại máy bay khác.
Đức Hoàng
Theo Dantri/ Business Insider
Ngày này năm xưa: Sức mạnh khủng khiếp của bom khinh khí Liên Xô Tsar Bomba, nghĩa là Bom Sa hoàng, là vũ khí hạt nhân lớn nhất và có sức mạnh khủng khiếp nhất từng được kích nổ trong lịch sử nhân loại. Đám mây hình nấm của Tsar Bomba Tsar Bomba được Liên Xô thử nghiệm vào ngày 30.10.1961. Quả bom khinh khí này được đặt tên hiệu là AN602, mã hiệu Ivan. Theo thiết...