Biểu tình phản đối lệnh hạn chế ngăn Covid-19
Hàng trăm người kéo xuống đường phố thủ đô Copenhagen để phản đối các hạn chế ngăn Covid-19 và kế hoạch về giấy chứng nhận tiêm chủng vaccine.
Cuộc biểu tình được một nhóm tự xưng là “Những Đặc vụ áo đen ở Đan Mạch” tổ chức tối 6/2, với khoảng 600 người cùng nhau tụ tập trước tòa nhà quốc hội để phản đối các lệnh hạn chế mà họ cáo buộc là quá hà khắc.
Kế hoạch cung cấp “hộ chiếu” vaccine của chính phủ Đan Mạch dành cho những người đã tiêm vaccine Covid-19 cũng khiến đám đông phẫn nộ. Giống các nước châu Âu khác, Đan Mạch dự định cung cấp “hộ chiếu” vaccine để giúp việc đi lại dễ dàng hơn, mở ra cơ hội hồi sinh ngành du lịch. Giấy chứng nhận này cũng có thể được người dân sử dụng trong các sự kiện thể thao hay thậm chí vào các nhà hàng.
Người biểu tình cáo buộc cấp phép “hộ chiếu” vaccine đồng nghĩa với việc họ phải tiêm chủng bắt buộc, khiến quyền tự do cá nhân bị hạn chế. Tại Đan Mạch, người dân không phải bị bắt buộc tiêm vaccine.
Đám đông biểu tình phản đối các hạn chế ngăn Covid-19 ở Copenhagen, Đan Mạch, tối 6/2. Ảnh: AFP.
Đám đông đã cầm theo những ngọn đuốc trên tay, hô vang các khẩu hiệu như “tự do cho Đan Mạch” hay “chúng tôi chịu đựng đủ rồi”. Cuộc biểu tình phần lớn diễn ra trong hòa bình với sự giám sát từ lực lượng cảnh sát.
Hai tuần trước, một cuộc biểu tình phản đối tương tự cũng diễn ra tại Đan Mạch, trong đó một số người quá khích đốt hình nộm mô phỏng Thủ tướng Mette Frederiksen. Hai người đàn ông đã bị bắt vì phát ngôn đe doạ Thủ tướng.
Quốc gia 5,8 triệu dân đã yêu cầu nhà hàng, quán bar và các cửa hàng không thiết yếu đóng cửa để ngăn ngừa Covid-19. Chính phủ Đan Mạch gia hạn các biện pháp hạn chế tới ít nhất ngày 28/2. Nước này hiện ghi nhận hơn 200.000 ca nhiễm, gồm hơn 2.200 ca tử vong do nCoV.
Thủ tướng Australia công bố kế hoạch tiêm chủng cho toàn bộ dân
Thủ tướng Australia Scott Morrison đã công bố kế hoạch đến tháng 10 tới tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 cho toàn bộ người dân nước này.
Thủ tướng Australia Scott Morrison phát biểu trong cuộc họp báo tại Canberra. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu tại Câu lạc bộ Báo chí quốc gia ngày 1/2, Thủ tướng Morrison cho biết việc triển khai chương trình tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 sẽ là một trong những thách thức lớn nhất đối với lĩnh vực hậu cần trong lịch sử Australia. Theo kế hoạch, mọi người dân nước này sẽ có cơ hội được tiêm chủng trước tháng 10 tới. Để đáp ứng mục tiêu này, ông Morrison đã công bố khoản tài chính 1,4 tỷ USD hỗ trợ kế hoạch tiêm chủng.
Theo Thủ tướng Morrison, Australia sẽ chủng ngừa cho trên 25 triệu người dân nước này khi có được khoảng 140 triệu liều vaccine ngừa COVID-19. Theo kế hoạch, vaccine Pfizer sẽ là loại vaccine đầu tiên được phân phối tại nước này từ cuối tháng 2 tới. Australia đã đặt 10 triệu liều vaccine này, ngoài ra đã đạt được thỏa thuận mua 53,8 triệu liều vaccine do Đại học Oxford của Anh phối hợp với hãng dược phẩm AstraZeneca phát triển, trong đó 50 triệu liều được công ty công nghệ sinh học CSL của Australia sản xuất trong nước. Ngoài ra, Australia còn được hãng Novavax bảo đảm cung cấp 51 triệu liều vào cuối năm nay.
Tuy nhiên, ông Morrison cho rằng ngay cả khi chương trình tiêm chủng được hoàn tất, cũng không có nghĩa là có thể dỡ bỏ các biện pháp quan trọng nhằm kiềm chế dịch bệnh ở Australia, trong đó có hệ thống cách ly và kiểm soát đường biên giới quốc tế, tỷ lệ xét nghiệm cao, hệ thống truy vết và kiểm soát các ổ dịch tại các điểm nóng dịch bệnh, giữ khoảng cách và tuân thủ quy định về vệ sinh dịch tễ.
Quốc gia EU đầu tiên cấp phép vaccine Covid-19 của Trung Quốc Động thái này diễn ra chỉ một tuần sau khi Hungary cũng là thành viên EU đầu tiên mua vaccine ngừa Covid-19 Sputnik V của Nga... Hungary ghi nhận gần 365.000 ca nhiễm Covid-19, trong đó có 12.374 ca tử vong - Ảnh: Getty Images Theo tin từ Reuters, Hungary vừa trở thành quốc gia đầu tiên tại Liên minh châu Âu (EU)...