Biểu tình phản đối dự án trữ nước nông nghiệp tại Pháp
Ngày 31/10, bất chấp sự hiện diện của đông đảo cảnh sát, người biểu tình tại Pháp vẫn tiếp tục cản trở việc triển khai dự án trữ nước nông nghiệp.
Chính phủ nước này tuyên bố sẽ ngăn chặn bất kỳ hành vi phong tỏa và gây rối nào.
Người biểu tình phản đôi triển khai dự án trữ nước nông nghiệp gần xã Sainte-Soline, thuộc tỉnh Deux-Sevres, miền Tây nước Pháp, ngày 29/10/2022. Ảnh: AFP
Cuộc biểu tình xảy ra từ ngày 29/10 khi người biểu tình đụng độ với các lực lượng an ninh gần xã Sainte-Soline, thuộc tỉnh Deux-Sevres, miền Tây nước Pháp. Giới chức sở tại cho biết khoảng 4.000 người đã tham gia phản đối dự án trữ nước trên.
Video đang HOT
Các video được lan truyền rộng rãi trên các bản tin và phương tiện truyền thông xã hội cho thấy những người biểu tình đeo mặt nạ đã phá vỡ một đường ống trong dự án này.
Chính phủ Pháp triển khai dự án trữ nước nông nghiệp này nhằm thiết lập mạng lưới gồm 16 lưu vực chứa nước khổng lồ để nông dân có thể bơm nước ngầm vào mùa Đông, sau đó có thể sử dụng nước để tưới tiêu cho mùa Hè – vốn thường xảy ra hạn hán nghiêm trọng trong những năm gần đây. Khoảng 400 nông dân đang rất trông chờ vào dự án này. Tuy nhiên, những người phản đối cho rằng việc trữ nước của các nhà sản xuất nông nghiệp thâm canh sẽ tước đi quyền tiếp cận nguồn nước tưới của các nông dân nhỏ hơn, do làm gián đoạn quá trình tích nước ngầm tự nhiên.
Trước đó, ngày 30/10, Bộ trưởng Nội vụ Gerald Darmanin tuyên bố duy trì 1.000 cảnh sát làm nhiệm vụ tại các khu vực triển khai dự án.
Xuất khẩu dầu của Mỹ sang Pháp lần đầu giảm bằng 0
Lần đầu tiên trong 4 năm, sản lượng xuất khẩu dầu thô từ Mỹ sang Pháp đã giảm bằng 0, do ảnh hưởng từ phong trào đình công tại các nhà máy lọc dầu của Pháp hiện nay.
Xe tải chở dầu thô tới nhà máy lọc dầu ở Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Hãng Bloomberg trích dẫn dữ liệu từ phần mềm theo dõi tàu chở dầu Vortexa cho biết kể từ đầu tháng 10 đến nay, không có lô hàng dầu thô nào của Mỹ được vận chuyển qua Đại Tây Dương đến Pháp. Theo Vortexa, dòng dầu thô đã được chuyển hướng sang Đan Mạch và Italy.
Các công nhân nhà máy lọc dầu ở Pháp bắt đầu đình công từ hơn ba tuần trước, yêu cầu mức lương cao hơn để đối phó với lạm phát kỷ lục. Hầu hết các công đoàn tham gia phong trào đình công cuối cùng đã đạt được thỏa thuận với tập đoàn năng lượng Exxon và TotalEnergies, nhưng một công đoàn cánh tả vẫn tiếp tục biểu tình.
Cuộc đình công đã dẫn đến tình trạng thiếu nhiên liệu trầm trọng trên khắp nước Pháp và lan sang một số ngành công nghiệp khác, trong đó có các nhà máy năng lượng hạt nhân. Các công nhân đường sắt cũng đang kêu gọi đình công để phản đối tình trạng chi phí năng lượng và sinh hoạt leo thang ở Pháp hiện nay.
Bên cạnh đó, hồi đầu tuần, chính phủ đã yêu cầu các công nhân lọc dầu quay trở lại làm việc tại một kho nhiên liệu để giảm bớt tình trạng thiếu hụt trong nước.
Trong khi đó, công nhân tại hai cơ sở của TotalEnergies đã dừng đình công, báo hiệu khả năng tình trạng thiếu hụt sẽ được xoa dịu và nối lại dòng chảy dầu thô từ Mỹ.
Tuy nhiên, các nhà máy lọc dầu sẽ cần thêm thời gian để hoạt động trở lại như bình thường. Exxon cho biết sẽ mất từ 2 - 3 tuần để các nhà máy lọc dầu của họ tại Pháp ổn định lại.
Làn sóng đình công gần đây đã khiến công suất lọc dầu của Pháp giảm khoảng 70%, dẫn đến tình trạng thiếu nhiên liệu tại nhiều vùng khác nhau của đất nước này, khiến người lái xe chỉ được phép đổ lượng xăng hạn chế.
Biểu tình lan rộng ở châu Âu vì giá năng lượng và chi phí sinh hoạt tăng cao Theo hãng tin Reuters ngày 20/10, các nước châu Âu đang phải đối mặt với nhiều cuộc đình công và biểu tình lan rộng do giá năng lượng cao và chi phí sinh hoạt ngày càng leo thang. Biểu tình tại Paris, Pháp ngày 18/10/2022. Ảnh: Reuters Tại Pháp, công nhân tại tập đoàn năng lượng TotalEnergies hôm 20/10 vẫn biểu tình tại...