Biểu tình phản đối chính phủ tại Ba Lan và Hungary
Ngày 2/2, các tổ chức nghiệp đoàn nông nghiệp Ba Lan bắt đầu loạt hoạt động biểu tình nhằm kêu gọi chính phủ chú ý đến tình hình nông nghiệp của nước này.
Ảnh minh họa (nguồn: PAP)
Theo tuyên bố của nghiệp đoàn, ở giai đoạn một của hoạt động biểu tình, từ sáng 2/2, đoạn đường quốc lộ gần biên giới với Belarus sẽ bị phong tỏa, và địa điểm phong tỏa này sẽ được thay đổi hai ngày một lần qua các tỉnh của Ba Lan cho đến tận thủ đô Vacsava.
Yêu cầu chính của giới nông nghiệp là chính phủ phải đền bù thiệt hại thất thu trong trồng trọt và chăn nuôi. Đáng chú ý là nghiệp đoàn cũng yêu cầu chính phủ giải trình về khoản viện trợ 100 triệu euro (hơn 113 triệu USD) cho Ukraine trong khi lại tuyên bố không có đủ 2 triệu USD cho khoản đền bù thiệt hại trên.
Video đang HOT
Về phần mình, Bộ trưởng Nông nghiệp Ba Lan Marek Savitsky chỉ trích biện pháp phong tỏa đường giao thông để phản đối, ông tuyên bố sẵn sàng xem xét các yêu cầu tuy nhiên phải trong khuôn khổ pháp luật.
Từ năm 2014, ngành nông nghiệp Ba Lan đã vấp phải khó khăn rất lớn khi bị Nga cấm xuất khẩu sang thị trường này để đáp trả các biện pháp trừng phạt của phương Tây nhằm vào Moskva. Cho đến nay, giới sản xuất nông nghiệp Ba Lan cáo buộc chính phủ đã không hỗ trợ tìm kiếm các thị trường mới cho hàng hóa trong nước.
Một chính phủ Đông Âu khác cũng đang phải đối mặt với làn sóng phản đối từ người dân là Hungary. Ngày 1/2, trước thềm chuyến thăm chính thức Hungary của Thủ tướng Đức Angela Merkel, khoảng 4.000 người Hungary đã đổ xuống đường ở 11 thành phố, phản đối chính phủ của Thủ tướng Viktor Orban nhằm gây sức ép để ông Orban xích lại gần hơn nữa với Liên minh châu Âu (EU).
Cho rằng Thủ tướng hạn chế dân chủ và làm suy yếu luật pháp, người biểu tình hy vọng kêu gọi bà Merkel sẽ có những nhận xét phê bình với ông Orban, tác động đến đường lối của chính phủ theo hướng phát triển châu Âu./.
Theo (TTXVN/Vietnam )
NATO sẽ triển khai quân sự tại 6 nước Đông Âu nhằm đối phó Nga
NATO dự định triển khai các tiểu đơn vị tại 6 nước Đông Âu như một phần của kế hoạch xây dựng lực lượng phản ứng nhanh nhằm đối phó Nga. Kế hoạch này sẽ được đưa ra bàn bạc trong Hội nghị các Bộ trưởng Quốc phòng NATO ngày 5/2 tới.
Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg. (Ảnh: AP)
Hãng tin RT dẫn lời Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg ngày 30/1 cho biết, NATO sẽ thành lập các tiểu đơn vị quân sự tại 6 nước thành viên ở Đông Âu, bao gồm Ba Lan, Romania, Bulgaria, và 3 nước Baltic (Estonia, Latvia, Litva).
Mỗi đơn vị sẽ bao gồm 40 đến 50 binh lính, với một nửa quân số của nước chủ nhà và một nửa còn lại đến từ các quốc gia thành viên khác của NATO.
Các đơn vị này sẽ tham gia tổ chức các cuộc diễn tập của NATO tại các quốc gia đóng quân. Đồng thời, các đơn vị này sẽ đảm nhiệm chức năng chỉ huy và điều khiển lực lượng phản ứng nhanh của NATO, dự tính được thành lập trong năm nay ở châu Âu.
Theo ông Stoltenberg, NATO đã lên kế hoạch triển khai một lực lượng phản ứng nhanh có khả năng đáp trả chỉ trong vòng 2 ngày, nếu có một cuộc tấn công từ Nga. Động thái này được đưa ra trong bối cảnh rạn nứt giữa Nga và châu Âu đang ngày càng sâu sắc sau những diễn biến mới tại Ukraine.
Quyết định thành lập lực lượng này sẽ được đưa ra trong cuộc họp của 28 bộ trưởng quốc phòng các nước thành viên NATO vào ngày 5/2. Cuộc họp trên cũng sẽ quyết định danh sách các nước tham gia góp quân cho kế hoạch phản ứng nhanh nêu trên.
Trong một diễn biến khác, NATO thông báo sẽ mở một trung tâm huấn luyện tại Gruzia trong năm nay nhằm củng cố năng lực phòng thủ của quốc gia từng thuộc Liên Xô cũ này, một động thái khiến Mátxcơva quan ngại sâu sắc.
Thoa Phạm
Theo dantri/RT
Ukraina đỏ lửa chiến tranh Tình hình chiến sự tại Ukraina đang gia tăng một cách nguy hiểm. Chính quyền Kiev đã ban bố tình trạng báo động cao toàn quốc, trong khi đó các cuộc khẩu chiến giữa Ukraina, phương Tây và Nga vẫn diễn ra ác liệt không kém. Chiến sự tại Ukraina leo thang căng thẳng trong mấy ngày qua Hôm 27/1, lực lượng Ukraina...