Biểu tình phản đối chính phủ ở Đức và Tây Ban Nha
Hàng ngàn người đã xuống đường ở các thành phố của Đức và Tây Ban Nha vào hôm 17/5 để biểu tình phản đối chính sách của EU, trước khi khối này chuẩn bị bầu cử quốc hội vào cuối tháng 5.
Ở Đức, người dân đã tham gia vào các cuộc biểu tình ở Hamburg và thủ đô Berlin.
Một đám đông tập trung ở Berlin bỗng chốc trở thành một cuộc đụng độ giữa người biểu tình với lực lượng cảnh sát. Khoảng 1.000 người đã diễu hành ở trung tâm thành phố để bày tỏ sự tức giận của mình trước những chính sách của EU. Đây là một phần của phong trào có tên gọi “Blockupy”. Những người tham gia đã kêu gọi công bằng cho những người tị nạn bao gồm việc tự do đi lại và sinh sống. Cảnh sát đã bắt giữ ít nhất 4 người trong cuộc biểu tình này.
Hình ảnh được ghi nhận ở thủ đô Berlin, Đức
Video đang HOT
Những người biểu tình Blockupy cũng tấn công toà nhà kinh tế Đức bằng trứng và sơn màu vào thứ 7 (17/5) nhằm biểu tình chống lại chính sách “điều hành khủng hoảng” của EU, chủ nghĩa tư bản và sự thiếu công bằng trong xã hội.
Thành phố Hamburg, Đức cũng xảy ra những cuộc biểu tình tương tự của phong trào Blockupy. Cuộc diễu hành trở thành bạo lực khi những người phản đối EU bắt đầu ném vật nặng vào lực lượng cảnh sát. Chính quyền cũng lập tức phản ứng bằng cách sử dụng vòi rồng phun nước. Một vài người đã bị thương trong vụ đụng độ.
Những người biểu tình đã chọn địa điểm diễu hành ở khu HafenCity và trước toà nhà Elbe Philharmonic, vì họ tin rằng đây là những nơi biểu tượng của sự phô trương, tham nhũng và phí phạm nhất Hamburg.
Những cuộc biểu tình này là một phần của phong trào Blockupy đang diễn ra với sự tập trung vào trụ sở ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) và sẽ kéo dài từ 15 đến 24/5.
Tây Ban Nha, một trong những quốc gia ảnh hưởng nặng nề nhất bởi suy thoái kinh tế, cũng trải qua một ngày đầy những cuộc biểu tình. Vào thứ 7 (17/5), người dân đã xuống đường ở thủ đô Madrid để biểu tình chống lại chính sách của chính phủ trong việc đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng.
Hình ảnh được ghi nhận ở Madrid, Tây Ban Nha
Khoảng 1.000 người đã tập trung ở quảng trường Puerta del Sol, chống lại những quy định khắt khe và luật pháp mới nhằm ngăn cản phụ nữ khỏi quyền được phá thai và quyền được biểu tình.
Cuộc biểu tình lần này đã được tổ chức bởi phong trào dân thường “Los Indignados” hay còn được biết đến dưới cái tên phong trào 15M, đã từng tổ chức cuộc biểu tình cũng ở quảng trường Puerta del Sol hồi năm 2011 để phản đối lại tình hình thất nghiệp, tham nhũng chính trị và những luật lệ hà khắc.
“Chúng tôi đã có rất nhiều người thất nghiệp. Hơn nữa, nhiều người đang phải sống ở ngoài đường hay dưới gầm cầu. Và đây chính là hậu quả của những chính sách mà chính phủ đang thực hiện. Chúng tôi muốn nhìn thấy việc xâm phạm các quyền lợi chính đáng phải được kết thúc, như quyền được sống, quyền được có nhà ở….”, một người dân trả lời phỏng vấn với hãng thông tấn RT.
Theo ANTD
Iraq tiến hành bầu cử Quốc hội
Ngày 30-4, Iraq đã tiến hành cuộc bầu cử quốc hội đầu tiên kể từ khi quân Mỹ rút khỏi quốc gia vùng Vịnh này cuối năm 2011.
Hơn 21 triệu cử tri đã bắt đầu tới hơn 8.000 điểm bỏ phiếu trên khắp Iraq từ 7 giờ tới 18 giờ (giờ địa phương) để bầu chọn 328 nghị sỹ quốc hội trong tổng số hơn 9.000 ứng cử viên đến từ 280 đảng phái chính trị. Thủ đô Baghdad và các thành phố lớn tràn ngập áp phích tranh cử. Các cử tri hy vọng Quốc hội mới sẽ đem lại sự thay đổi đối với tình trạng bạo lực trở nên tồi tệ nhất trong những năm gần đây.
Liên minh Nhà nước pháp quyền của Thủ tướng al-Maliki trong một buổi vận động tranh cư. Ảnh: AFP.
Cuộc bầu cử diễn ra trong bối cảnh tình hình an ninh tại Iraq có nhiều diễn biến đáng lo ngại. Các vụ tấn công nhằm vào các điểm bỏ phiếu và chiến dịch bầu cử trong những ngày gần đây đã phủ bóng đen lên sự kiện chính trị quan trọng tại quốc gia Vùng Vịnh này. Trong hai ngày trước thềm bầu cử, tại nhiều địa phương đã liên tiếp xảy ra một loạt vụ đánh bom làm gần 80 người thiệt mạng và hàng chục người bị thương.
Theo VNE
Quốc hội Triều Tiên bầu các chức vụ lãnh đạo chủ chốt Ngày 9-4, Quốc hội mới được bầu của Triều Tiên đã tổ chức phiên họp đầu tiên, bầu các vị trí lãnh đạo chủ chốt và thành lập một chính phủ mới. Phiên họp đầu tiên của Hội nghị nhân dân tối cao (Quốc hội) khóa 13 đã bầu lại nhà lãnh đạo Kim Jong-un làm chủ tịch thứ nhất Hội đồng quốc...