Biểu tình ở 100 thành phố Mỹ vì người da màu
Hàng chục nghìn người hôm qua đổ ra các đường phố khắp nước Mỹ để tưởng niệm và kêu gọi công bằng cho Travoy Martin, một thiếu niên da màu bị sát hại cách đây ít tháng.
Người dân Mỹ cầm biểu ngữ, ảnh chân dung của Travoy Martin đổ ra đường biểu tình. Ảnh: NY Times
Theo AFP, khoảng 100 cuộc biểu tình đã nổ ra ở New York, Miami và hàng chục thành phố khác trên khắp nước Mỹ. Ca sĩ Beyonce và chồng là rapper Jay-Z cũng ở trong số những người xuống đường ở New York.
Video đang HOT
Các cuộc biểu tình diễn ra một tuần sau khi một bồi thẩm đoàn gồm 6 người da trắng ở Florida tuyên bố trắng án cho George Zimmerman, 29 tuổi, người đã giết chết cậu bé Trayvon Martin ngày 26/2.
Zimmerman, một tình nguyện viên dân phòng, đã đi theo Martin, 17 tuổi, vì nghi ngờ cậu này là một tên trộm. Trong cuộc ẩu đả vào đêm mưa hôm đó, Martin, người không có một vũ khí nào trong tay, đã bị Zimmerman bắn vào ngực và tử vong. Tình nguyện viên này giải thích rằng đó là hành động tự vệ và được tòa bác bỏ cáo buộc ngộ sát.
“George Zimmerman đã bắt đầu cuộc chiến và chính hắn đã kết thúc cuộc chiến ấy”, bà Sybrina Fulton, mẹ của Martin nói tại New York. “Con trai tôi đã chết mà thậm chí không biết ai kẻ giết mình là ai. Hôm nay là con trai tôi. Ngày mai có thể là con của các bạn”.
Trong khi đó, ông Tracy Martin, bố của nạn nhân, cho rằng “cái chết của con trai tôi phải làm thay đổi xã hội chúng ta, bãi bỏ bộ luật cho phép giết người chỉ vì nghĩ anh ta là nghi phạm”.
Tại một cuộc biểu tình ở thủ đô Washington, người dẫn chương trình da màu của đài phát thanh Joe Madison hô lớn trước đám đông “Tôi là Trayvon Martin”, lặp lại câu khẩu hiệu của những người ủng hộ Martin với mong muốn sẽ không còn ai bị nghi ngờ chỉ vì màu da của họ. Một số người biểu tình kêu gọi một sự thay đổi về lâu dài đối với hệ thống pháp lý.
Trong cuộc họp báo hôm 19/7 về vụ việc, Tổng thống Barack Obama phát biểu rằng “Trayvon Martin có thể đã là tôi cách đây 35 năm”. Ông thừa nhận nhiều thanh niên người Mỹ gốc Phi bị theo dõi ở các cửa hàng, phải chứng kiến người khác chặn mình khi băng qua đường và thấy các phụ nữ giữ chặt túi xách của họ khi đi cùng thang máy.
Ông cho rằng nỗi đau của người Mỹ gốc Phi trong vụ việc trên bắt nguồn từ những gì họ đã trải qua, và từ ‘một lịch sử vẫn chưa thể khép lại’. Tuy nhiên, tổng thống Mỹ kêu gọi người dân biểu tình một cách hòa bình, bởi bạo lực sẽ “bôi nhọ những gì đã xảy ra với Trayvon Martin”.
Giữa tuần trước, Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Eric Holder đã nêu ra vụ việc trên để kêu gọi xem xét lại luật tự vệ, vốn cho phép người dân có thể sử dụng vũ lực gây chết người nếu cảm thấy bị đe dọa tính mạng.
Theo VNE
Mỹ: Kẻ giết người da đen được bảo lãnh tại ngoại
Truyền thông Mỹ đưa tin George Zimmerman, dân phòng tình nguyện của khu dân cư bị truy tố giết người mức độ hai với một thanh niên da đen, đã được thả tự do sáng 23/4 sau khi đóng 150.000 USD tiền bảo lãnh.
Bị cáo George Zimmerman (phải) và thanh niên da đen bị bắn chết Martin Trayvon. (Nguồn: Internet)
Các đài truyền hình phát đi hình ảnh Zimmerman mặc quần jean và áo khoác màu nâu, đi cùng một người đàn ông không rõ danh tính, ra khỏi nhà tù Sanford, Florida. Cả hai người không có phát ngôn gì với báo chí.Đơn bảo lãnh được chấp nhận sau một phiên điều trần ngày thứ Sáu. Nếu bị kết tội, Zimmerman có thể đối mặt với án tù chung thân.
Các công tố viên nói thanh niên Trayvon Martin chỉ đơn giản là "lo chuyện của mình" khi anh bị Zimmerman tiếp cận và bắn chết lúc đang mua kẹo và một chai trà đá ở một cửa hàng tại Sanford.
Trong phiên điều trần, Zimmerman nói với cảnh sát là đã theo dõi Martin do thấy anh này khả nghi, và chỉ nổ súng để tự vệ sau khi bị tấn công.
Công tố viên Bernie De La Rionda cho rằng thẩm phán không nên cho Zimmerman được tại ngoại và cho rằng số tiền bảo lãnh ít nhất phải là 1 triệu USD, nhưng luật sư bên bị cho rằng giá bảo lãnh chỉ vào khoảng 15.000 USD.
Sau khi nghe lập luận của cả hai bên, thẩm phán Kenneth Lester đã định mức bảo lãnh là 150.000, nhưng với điều kiện lắp đặt thiết bị theo dõi GPS điện tử và một lệnh giới nghiêm từ 7 giờ tối tới 6 giờ sáng hôm sau cũng như trình diện nhà chức trách ba ngày một lần đối với Zimmerman.
Ngoài ra thẩm phán Lester còn ra lệnh cho Zimmerman "không được phép liên lạc với gia đình nạn nhân; không sở hữu vũ khí, dù là súng trường, súng hoa cải, súng ngắn, súng hơi, súng máy hay bất cứ loại vũ khí nào; không được uống rượu."
Ban đầu, cảnh sát quyết định không truy tố Zimmerman, điều này đã gây ra một làn sóng công phẫn trên cả nước Mỹ, đặc biệt là trong cộng đồng người da đen.
Zimmerman chỉ bị truy tố hồi tuần trước sau một cuộc điều tra đặc biệt. Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng đã lên tiếng về vụ việc này./.
Theo TTXVN
"Văn hóa súng đạn" ở Mỹ đã gây ra vụ giết người Ngày 15/4, diễn viên kỳ cựu đồng thời là nhà hoạt động xã hội người da màu Bill Cosby đã tham gia một chương trình bình luận trên kênh CNN về vụ dân phòng da trắng George Zimmerman bắn chết thiếu niên da màu Trayvon Martin ở Florida, trong đó ông cho rằng cái chết của nạn nhân xuất phát từ "văn hóa...