Biểu tình nóng, Thủ tướng Thái Lan không cho bầu cử sớm
Hàng trăm người biểu tình đối lập ở Thái Lan ngày 30/11 đã tìm cách vượt qua các hàng rào bảo vệ Tòa nhà Chính phủ, trong động thái leo thang chóng vánh nhằm lật đổ Thủ tướng Yingluck Shinawatra. Trong khi đó, hôm 29/11, nữ Thủ tướng này đã tuyên bố không tổ chức bầu cử sớm, đồng thời không dùng vũ lực chống lại người biểu tình.
Biểu tình đang rất căng thẳng
Cảnh sát cho biết hàng trăm người biểu tình đối lập ở Thái Lan ngày 30/11 đã tìm cách vượt qua các hàng rào bảo vệ Tòa nhà Chính phủ, trong động thái leo thang chóng vánh nhằm lật đổ Thủ tướng Yingluck Shinawatra.
Phát ngôn viên Cảnh sát Quốc gia Piya Utayo nêu rõ: “Khoảng 2.000 người biểu tình thuộc mạng lưới sinh viên đang cố gắng gây sức ép lên cảnh sát”, khi họ chất các bao cát lên để vượt qua những hàng rào bảo vệ biểu tượng chủ chốt cho quyền lực của chính phủ.
Cùng ngày, người biểu tình đối lập đã tấn công một chiếc xe buýt chở những người ủng hộ chính phủ, giữa lúc căng thẳng bùng phát do những cuộc biểu tình nhằm phế truất bà Yingluck.
Người biểu tình tụ tập ở Bangkok ngày 30/11
Hàng nghìn người biểu tình tập trung tại 5 căn cứ ở thủ đô Thái Lan và bắt đầu tuần hành đến bao vây các văn phòng của Cơ quan Điện thoại Thái Lan (TOT) và Cơ quan Truyền thông Thái Lan (CAT) – hai công ty viễn thông nhà nước chủ chốt.
Số người xuống đường dự kiến sẽ tăng mạnh vào dịp cuối tuần vì các nhà tổ chức đang tìm cách phát động nỗ lực cuối cùng trước thềm sinh nhật của Nhà vua Bhumibol Adulyadej vào ngày 5/12, bởi sự kiện này thường diễn ra trong bầu không khí bình yên và tôn kính.
Video đang HOT
Ông Suthep cho biết người biểu tình sẽ xông vào nhiều tòa nhà chính phủ khác trong ngày 1/12, trong đó có trụ sở của chính phủ, quốc hội, cảnh sát hoàng gia, Bộ Nội vụ, Bộ Giáo dục, Bộ Ngoại giao…
Không chịu thua, hàng ngàn người áo đỏ ủng hộ chính phủ từ khắp nơi bắt đầu kéo đến thủ đô Bangkok hôm 30/11 để tham gia cuộc tuần hành tại sân vận động Rajamangala. Phe áo đỏ tuyên bố sẽ kéo dài cuộc tuần hành cho đến khi các cuộc biểu tình chống chính phủ chấm dứt.
Trước đó, đêm 29/11, ông Suthep cảnh báo mọi cơ quan nhà nước tại khu liên hợp chính phủ đều sẽ bị chiếm đóng trong ngày 1/12. Ông cũng kêu gọi tất cả quan chức ở đó ngừng làm việc cho đến khi có thông báo mới. Chỉ các giới chức thuộc Tòa án Hành chính, Tòa án Hiến pháp và các lực lượng vũ trang Thái được phép ra vào khu liên hợp.
Ông Suthep nhấn mạnh: “Sức mạnh của nhân dân sẽ nắm quyền kiểm soát khu liên hợp này cũng như Công ty Viễn thông CAT và TOT gần đó”. Theo ông, công nhân 2 công ty sẽ giúp họ nắm quyền kiểm soát các cơ ngơi này.
Ngoài ra, ông Suthep còn kêu gọi nhân viên các xí nghiệp nhà nước ngưng việc từ ngày 2/12, ngoại trừ người làm việc tại các công ty liên quan đến những dịch vụ công cộng. Đồng thời, ông kêu gọi người biểu tình ở các tỉnh chiếm các tòa thị chính như một phần của nỗ lực “nhổ tận rễ chế độ Thaksin”.
Nữ Thủ tướng tuyên bố không tổ chức bầu cử sớm
Trong khi đó, Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra hôm 29/11 tuyên bố sẽ không tổ chức bầu cử sớm vì tình hình đất nước không đủ yên ổn để làm điều này. Bà tái khẳng định sẽ không dùng vũ lực chống lại người biểu tình.
Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra
Bà Yingluck nói: “Nếu chúng tôi tổ chức bầu cử, chúng tôi phải hỏi xem liệu những người biểu tình có thỏa mãn với điều đó hay không. Tình hình hiện nay rất nhạy cảm. Điều này không có nghĩa là chính phủ đang lùi bước, tôi nghĩ là chúng tôi vẫn giữ được vị trí và quan điểm của mình.
Hãy để cảnh sát tiến từng bước một, bước đầu tiên là đàm phán, thỏa thuận. Nếu bước đàm phán không thành, chúng tôi sẽ thực hiện các bước tiếp theo. Cứ để mọi người hoạt động và hãy kiên nhẫn với tình thế”.
Ba Yingluck đa ban hành cac luât đăc biêt cho phep giơi nghiêm va phong toa đương xa. Canh sat cung đa ra trat băt thủ lĩnh biểu tình Suthep Thaugsuban nhưng chưa băt giư ông.
Một nguồn tin từ Đảng Pheu Thai cầm quyền cho biết bà Yingluck sẽ không giải tán hạ viện bởi lo ngại chính trị nước này sẽ lâm vào tình trạng bế tắc ngay tức thì.
Pheu Thai lo ngại 3 sự kiện sẽ ảnh hưởng đến đảng này nếu kịch bản nêu trên xảy ra. Đó là: các thành viên Ủy ban Bầu cử mới chưa được quốc vương tán thành, Đảng Dân chủ có thể tẩy chay cuộc tổng tuyển cử như đã xảy ra năm 2006 và tiếng tăm của Pheu Thai sụp đổ do ủng hộ dự luật ân xá gây tranh cãi.
Theo Đất Việt
Nữ Thủ tướng Yingluck bị doạ lật đổ
Tối 29/11, thủ lĩnh biểu tình Thái Lan Suthep Thaugsuban cho biết những người biểu tình sẽ chiếm giữ tòa nhà chính phủ và một số cơ quan nhà nước khác vào 1/12 sau đó hầu hết các doanh nghiệp nhà nước sẽ xuống đường biểu tình vào ngày hôm sau.
Tuyên bố này được đưa ra khi các nhóm biểu tình cùng thống nhất đẩy mạnh các nỗ lực nhằm buộc chính phủ của Thủ tướng Yingluck Shinawatra phải nhường chỗ.
Ông Suthep còn cao hứng tuyên bố chiến thắng sẽ thuộc về những người biểu tình vào đêm 1/12.
Tuy nhiên, Thủ tướng Yingluck Shinawatra đã quyết không lùi bước và tuyên bố sẽ không tổ chức bầu cử sớm.
Ông Suthep đã vạch ra kế hoạch rằng những người biểu tình sẽ tập trung từ sáng và sau đó họ sẽ giành các mục tiêu như Phủ thủ tướng, Cơ quan cảnh sát quốc gia, Nha cảnh sát Bangkok, các bộ Giáo dục, Lao động, Nội vụ, Thương mại và Ngoại giao. Cục quan hệ công chúng cũng sẽ nằm trong mục tiêu tấn công.
Theo ông Suthep, việc chiếm giữ các cơ quan công quyền này là nhằm mục tiêu ngăn cản công chức, viên chức làm việc để tiến tới loại bỏ chính quyền hiện nay.
Chỉ có các Tòa án Hành chính, Tòa án Hiến pháp và lực lượng quân đội mới được phép vào trụ sở làm việc.
Ông Suthep cũng giới thiệu với người biểu tình việc thành lập một nhóm mới gọi là Ủy ban nhân dân vì sự thay đổi của Thái Lan để trở thành dân chủ hoàn toàn dưới chế độ quân chủ lập hiến. Ủy ban này gồm 37 thành viên và ông Suthep làm tổng thư ký.
Trong khi đó, Thủ tướng Thái Lan Yingluck Sinawatra tuyên bố nước này sẽ không tổ chức bầu cử sớm để chấm dứt làn sóng biểu tình chống chính phủ đã kéo dài sang ngày thứ 6.
Trả lời Jonathan Head, phóng viên BBC khu vực Đông Nam Á tại Bangkok, bà Yingluck nói: "Nếu chúng tôi tổ chức bầu cử, chúng tôi phải hỏi xem liệu những người biểu tình có thỏa mãn với điều đó hay không. Tình hình hiện nay rất nhạy cảm. Điều này không có nghĩa là chính phủ đang lùi bước, tôi nghĩ là chúng tôi vẫn giữ được vị trí và quan điểm của mình. Hãy để cảnh sát tiến từng bước một, bước đầu tiên là đàm phán, thỏa thuận. Nếu bước đàm phán không thành, chúng tôi sẽ thực hiện các bước tiếp theo. Cứ để mọi người hoạt động và hãy kiên nhẫn với tình thế".
Ba Yingluck đa ban hành cac luât đăc biêt cho phep giơi nghiêm va phong toa đương xa. Canh sat cung đa ra trat băt thủ lĩnh biểu tình Suthep Thaugsuban nhưng chưa băt giư ông.
Theo Vietnamplus
Nga cảnh báo Triều Tiên đối mặt với "thảm họa nhân tạo" Triều Tiên có nguy cơ phải chịu một "thảm họa nhân tạo" tiềm ẩn bằng việc khởi động lại một lò phản ứng lỗi thời, có khả năng sản xuất plutonium cho vũ khí tại khu liên hợp hạt nhân Yongbyon, nguồn tin Nga cảnh báo Ảnh vệ tinh chụp khu liên hợp hạt nhân Yongbyon, Triều Tiên hôm 31/8. Các nhà nghiên...